Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 1
-
7305 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một trong những quy định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là
Đáp án A
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 5
Giải chi tiết:
Một trong những quy định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của nhân dân ta?
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 130
Giải chi tiết:
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Pháp đã có những hành động: Mở cuộc tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ; Ở Bắc Bộ, quân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn; Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi,…
=> Do thực dân Pháp bội ước, từ ngày 19 - 12 - 1946, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược (1946 - 1954).
Câu 3:
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 131
Giải chi tiết:
Tháng 9 - 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh xuất bản tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 4:
Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự phát triển phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở nước ta là gì?
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 91, giải thích
Giải chi tiết:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp. Những mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Trong đó, hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
=> Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự phát triển phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
Đáp án A
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 34
Giải chi tiết:
Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ năm 1950 đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới.
Câu 6:
Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ năm 1950
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 91, giải thích
Giải chi tiết:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp. Những mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Trong đó, hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
=> Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự phát triển phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Câu 7:
Luận cương chính trị (1930) do Trần Phú soạn thảo xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là gì?
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 95, suy luận
Giải chi tiết:
Luận cương chính trị (1930) do Trần Phú soạn thảo xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tuy nhiên, Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, hông đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất… Đây chính là điểm hạn chế của Luận cương, được khắc phục qua các giai đoạn cách mạng về sau.
Câu 8:
Trong thời kì 1950 - 1973, các nước Tây Âu
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 47
Giải chi tiết:
Trong thời kì 1950 - 1973, các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh.
Câu 9:
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) tổ chức diễn ra trong điều kiện nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
suy luận, loại trừ
Giải chi tiết:
- Đáp án A: Khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra chưa có điều kiện khách quan nào thuận lợi.
- Đáp án B: Lúc này chính quyền Pháp chưa bị khủng hoảng.
- Đáp án C: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong thế bị động, lại chưa huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân nên không thể đánh giá là nhân dân cả nước đã sẵn sàng vùng lên.
- Đáp án D: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) tổ chức diễn ra trong trong điều kiện những mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa Việt Nam phát triển sâu sắc: Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là khó khăn về chính trị của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 121, suy luận
Giải chi tiết:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn về chính trị như: chính quyền mới thành lập còn non trẻ, chưa được quốc tế công nhận. Trong nước, bọn phản động tăng cường phá hoại.
Câu 11:
Một trong những mục đích của Nhật Bản khi chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á thời kì 1973 - 2000 là
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 56, suy luận
Giải chi tiết:
Từ năm 1973 đến năm 2000:
- Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu.
- Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
=> Nhằm mục đích chính là phát triển nền kinh tế của đất nước.
Câu 12:
Bài học nào của cách mạng tháng Tám năm 1945 được nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vận dụng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?
Đáp án D
Phương pháp giải:
liên hệ
Giải chi tiết:
Toàn thể dân tộc ta tiến hành cách mạng tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh chưa có sự giúp đỡ từ bên ngoài mà tất cả dựa vào sức mình. Đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), tinh thần ấy càng được dân tộc ta nêu cao hơn qua đường lối kháng chiến và các chiến thắng lớn năm 1947, 1950, 1953 - 1954.
Câu 13:
Ở Việt Nam, ngày 23 tháng 8 năm 1945
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 116
Giải chi tiết:
Ở Việt Nam, ngày 23 tháng 8 năm 1945, Huế khởi nghĩa thắng lợi. Hàng vạn nông dân nội, ngoại thành kéo về biểu tình thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 14:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Bộ và Hà Nội trong những năm 1945 - 1946 có điểm tương đồng nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
so sánh
Giải chi tiết:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Bộ và Hà Nội trong những năm 1945 - 1946 có điểm tương đồng là so sánh tương quan lực lượng không có lợi cho ta.
Câu 15:
Mục tiêu đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 91
Giải chi tiết:
Mục tiêu đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là đòi tăng lương, giảm giờ làm. Nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế,… Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị!”.
Câu 16:
Nhiệm vụ chủ yếu của Liên Xô giai đoạn 1946 - 1950 là
Đáp án A
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 10
Giải chi tiết:
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với nhiều tổn thất, nhiệm vụ của Liên Xô là tiến hành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1945 - 1950).
Câu 17:
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án A
Phương pháp giải:
so sánh
Giải chi tiết:
Nhìn chung, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước.
- Nhóm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan tiến hành các chiến lược phát triển kinh tế như: công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo, thành lập ASEAN,…
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia phải tiến đồng thời nhiệm vụ xây dựng đất nước và kháng chiến chống Pháp - Mĩ, giành độc lập dân tộc.
Câu 18:
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của phong trào giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án A
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của phong trào giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ảnh hưởng của cách mạng Cuba. Cụ thể: Phong trào cách mạng ở Cuba giành thắng lợi năm 1959, thành lập nước Cộng hòa Cuba đã cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở các nước Mĩ Latinh. Cuba được coi như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
Câu 19:
Năm 1972, Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc nhằm mục đích nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 44
Giải chi tiết:
Năm 1972, Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để chống lại phong trào đấuu tranh cách mạng của các dân tộc.
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ đấu tranh trước mắt của nhân dân ta trong thời kì 1936 - 1939?
Đáp án D
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 100
Giải chi tiết:
Hội nghị xác định, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 21:
Nội dung nào sau đây phản ánh chính xác tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945?
Đáp án D
Phương pháp giải:
suy luận
Giải chi tiết:
- Đáp án A sai: Đầu năm 1945, lúc này thời cơ chưa chín muồi, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa vào tháng 8 - 1945.
- Đáp án B sai: Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi nhân dân ta khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945.
- Đáp án C sai: Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng sang đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1939.
- Đáp án D đúng: Mặc dù chế độ thực dân, phát xít thống trị vô cùng tàn bạo song nhân dân ta vẫn hăng hái tham gia cách mạng.
Câu 22:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 121
Giải chi tiết:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta.
Câu 23:
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 98
Giải chi tiết:
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 - 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước.
Câu 24:
Một trong những nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh soạn là
Đáp án B
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 118, suy luận
Giải chi tiết:
Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.
Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị,… Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
Câu 25:
Thực tiễn thời kì 1930 - 1945 phản ánh quy luật nào trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án C
Phương pháp giải:
phân tích, khái quát
Giải chi tiết:
- Đáp án A sai: Tháng 2/1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, đến tháng 10/1930, đồng chí Trần Phú đã đưa ra Luận cương chính trị trong đó có điểm hạn chế là chưa đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu. Từ năm 1939, nhiệm vụ giải phóng dân tộc mới được đặt lên hàng đầu. => không phản ánh quy luật nào trong lịch sử Việt Nam.
- Đáp án B sai: Trước năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được thành lập. Xét trong tiến trình lịch sử cách mạng của toàn thể dân tộc ta, đây không phải là quy luật.
- Đáp án C đúng: trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam qua các thời kì đều cho thấy có áp bức ắt sẽ có đấu tranh. => Thực tiễn thời kì 1930 - 1945 phản ánh quy luật có áp bức dân tộc sẽ có đấu tranh dân tộc.
- Đáp án D sai: thời kì này Đảng ta chưa thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội => đây không phải là quy luật.
Câu 26:
Tháng 8 năm 1948, tại bán đảo Triều Tiên
Đáp án A
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 19
Giải chi tiết:
Tháng 8 năm 1948, tại phía Nam bán đảo Triều Tiên, nhà nước Đại Hàn Dân quốc được thành lập.
Câu 27:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thực tiễn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945?
Đáp án A
Phương pháp giải:
suy luận
Giải chi tiết:
- Đáp án A sai: Cuộc khủng bố trắng của thực đân Pháp chưa phá vỡ trận địa cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương được xây dựng trong những năm 1930 - 1931, mà chỉ gây nên những tổn thất lớn đối với cách mạng.
- Đáp án B, C, D đúng.
Câu 28:
Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ
Đáp án B
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
Nhân dân Bắc Bộ ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biểu hiện:
- Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến”.
- Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.
- Thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,… ủng hộ nhân dân Nam Bộ kháng chiến.
Câu 29:
Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác và toàn diện về tình hình nước ta trong năm 1950?
Đáp án D
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Giải chi tiết:
- Thuận lợi: Năm 1950, ta được Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
- Khó khăn: Tháng 5/1950, Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương. => Ngoài kháng chiến chống Pháp, ta sẽ còn phải kháng chiến chống Mĩ. Trên thực tế, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đất nước ta bị chia cắt hai miền và nhân dân ta phải tiếp tục kháng chiến chống Mĩ trong 21 năm (1954 – 1975).
Câu 30:
Đáp án B
Phương pháp giải:
suy luận
Giải chi tiết:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Cách mạng giành thắng lợi sớm nhất ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Cách mạng tháng Tám sử dụng lực lượng chính trị là chủ yếu.Câu 31:
Nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1919 - 1945 là
Đáp án B
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Giải chi tiết:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1945 là lật đổ ách thống trị của thực dân giành độc lập dân tộc.
Câu 32:
Nhiệm vụ chung của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam thời kì 1930 - 1945 là
Đáp án D
Phương pháp giải:
so sánh, khái quát
Giải chi tiết:
Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam thời kì 1930 - 1945: Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương hội phản đế đồng minh (18 – 11 – 1930); Phản đế liên minh (3 – 1935); Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (10 – 1936); Mặt trận dân chủ Đông Dương (6 – 1938); Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11 – 1939); Việt Nam Độc lập đồng minh (5 – 1941).
=> Nhiệm vụ chung của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam thời kì 1930 - 1945 là đấu tranh giành quyền lợi cho quần chúng.
Câu 33:
Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
Đáp án C
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Giải chi tiết:
Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là nền kinh tế tăng trưởng không liên tục. Năm 1973, dưới tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài tới năm 1982.
Câu 34:
Tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập tổ chức nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 86
Giải chi tiết:
Tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm có 7 thành viên.
Câu 35:
Xu thế toàn cầu hóa là
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 69
Giải chi tiết:
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Câu 36:
Nội dung nào sau đây là đặc điểm của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Đáp án A
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Giải chi tiết:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài và đấu tranh đầy xương máu nhưng diễn ra tương đối ôn hòa.
- Quá trình chuẩn bị lâu dài và đấu tranh đầy xương máu: thể hiện qua giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945. Trong suốt 15 năm, Đảng và nhân dân ta đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho Tổng khởi nghĩa. Quá trình chuẩn bị ấy diễn ra dưới sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp.
- Diễn ra tương đối ôn hòa: khi thời cơ thuận lợi đến nhân dân đồng loạt đứng lên Tổng khởi nghĩa chính trị có vũ trang tự vệ, giành chính quyền trong cả nước.
Câu 37:
Năm 1950, thực dân Pháp
Đáp án C
Phương pháp giải:
sgk lịch sử 12, trang 136
Giải chi tiết:
Sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (năm 1947), ngày 13/5/1949, Pháp đề ra kế hoạch Rơve và chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, với chiến thắng của ta trong chiến dịch Biên giới Thu – đông năm 1950, kế hoạch Rơve của Pháp đã bị phá sản. Pháp ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 38:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930) có điểm chung nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
so sánh
Giải chi tiết:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930) có điểm chung là đều xác định thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.
Câu 39:
Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam bước đầu được giải quyết khi
Đáp án D
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam bước đầu được giải quyết khi Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (1920). Từ đây, Người khẳng định được con đường giành độc lập tự do cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
Câu 40:
So với giai đoạn 1936 - 1939, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 - 1945 có điểm mới nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
so sánh, đánh giá
Giải chi tiết:
- Giai đoạn 1936 - 1939, Đảng chủ trương chống đế quốc và phong kiến. Trong đó, nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình (thực hiện nhiệm vụ dân chủ trước).
- Giai đoạn 1939 - 1945, Đảng chủ trương nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập (giương cao ngọn cờ dân tộc). => Tập trung mọi lực lượng để giải quyết mâu thuẫn dân tộc.