IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 17

  • 5693 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 7.

Giải chi tiết:

Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới.Phương pháp giải:


Câu 2:

Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Nhận xét, đánh giá.

Giải chi tiết:

Cách mạng tháng Tám mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân do:

- Mục tiêu: độc lập dân tộc, nghĩa là ưu tiên cho việc giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đuổi ngoại bang 

- Động lực cách mạng: tất cả ai có lòng yêu nước thì tham gia cm, không phân biệt công nhân, nông dân, trí thức, tư sản... 

- Chính quyền sau cách mạng: là chính quyền dân chủ nhân dân, có đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội.Phương pháp giải


Câu 3:

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: so sánh, nhận xét.

Giải chi tiết:

Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chi đạo chiến lược đưa nhiêm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vấn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia.


Câu 4:

Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:  sgk trang 11, suy luận.

Giải chi tiết:

Thông qua hai kế hoạch 5 năm: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937). Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã vươn lên thành cường quốc công nghiệp và quốc phòng, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới. Đây là thành tựu chung nhất và lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.


Câu 5:

Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Phân tích, nhận xét.

Giải chi tiết:

- Đáp án A, B, C: là đặc điểm nổi bật của phong trào 1930 – 1931.

- Đáp án D: Phong trào 1936 – 1939 mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.

+ Tính quần chúng: sự tham gia đông đảo của các giai cấp, tầng lớp chủ yếu nhất là công nhân và nông dân.

+ Quy mô rộng lớn: rộng khắp cả nông thôn và thành thị nhưng chủ yếu là ở thành thị.

+ Hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, chủ yếu là đấu tranh chính trị, không có đấu tranh vũ trang đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Kết hợp hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai

Câu 6:

Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:  sgk trang 95.

Giải chi tiết:

Phong trào 1930 – 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Câu 7:

Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Từ năm 1910 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.

- Khuynh hướng dân chủ tư sản ban đầu là các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, đặc biệt là việc thành lập Đảng lập hiến (1923), đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ và nhóm Nam Phong của Phạm Quyền với tư tưởng trực trị, … Đỉnh cao trong giai đoạn 1925 - 1930 là sự thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng, với chương trình và mục tiêu hành động được đề ra vào hoàn chỉnh vào năm 1929. Đảng này chủ trương đấu tranh bằng phương pháo ám sát cá nhân, chưa chú trọng công tác vận động trong quần chúng nhân dân. Năm 1930, khi khởi nghĩ Yên Bái thất bại đã đánh đấu sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân đảng cũng là sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Khuynh hướng vô sản được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam, thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên (tháng 6 -1925), có nhiệm vụ truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong phong trào yêu nước thúc đây các phong trào này phát triển, nhất là phong trào công nhân. Nhờ hoạt động của hội này đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928) đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến Hội có sự phân hóa thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự phân hóa này không phải thể hiện sự suy yếu của khuynh hướng vô sản mà là biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) dựa trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản đã chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản so với khuynh hướng dân chủ tư sản.


Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 78, suy luận.

Giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nông dân vẫn là lực lượng cách mạng đông và ro lớn nhất. Giai cấp công nhân tuy có sự tăng nhanh về số lượng và chất lượng nhưng không chiếm số lượng đông nhất

Câu 9:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:  sgk trang 66.

Giải chi tiết:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 10:

Từ nguyên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập điều gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển thần kì cúa Nhật Bản là:

+ Nhật Bản đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, coi trọng giáo dục và xem con người là nhân tố quan trọng nhất để phát triển.

+ Nhật Bản cũng như Mỹ và các nước Tây Âu đều đầu tư cho khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm và điều chính hợp lí cơ cấu sản xuất.

Đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Việt Nam cần đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho giáo dục, chú trọng phát triển khoa học – kĩ thuật

Câu 11:

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 82, suy luận.

Giải chi tiết:

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên đảng cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 12:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Câu 13:

Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích hợp tác về.
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 51, suy luận.

Giải chi tiết:

Liên minh châu Âu ra đời không chỉ nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

=> EU ra đời nhằm mục đích hợp tác về kinh tế và chính trị

Câu 14:

Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 88.

Giải chi tiết:

Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Câu 15:

Giai đoạn nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 39.

Giải chi tiết:

Sau cách mạng Cuba, từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh ngày càng phát triển và giành được nhiều thắng lợi. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh

Câu 16:

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là gì?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Cuộc bãi công Ba Son (8-1925):

- Là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo, gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập

- Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam.

=> Cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng (chuyển từ tự phát sang tự giác).

Câu 17:

Điểm giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: so sánh, liên hệ.

Giải chi tiết:

- (sgk 12 trang 23): Đường lối đổi mới ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 có nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

- (sgk 12 trang 209): Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra có quan điểm: đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

=> Sự giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc (1978) với công cuộc đổi mới (1986) ở Việt Nam là đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

Câu 18:

Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 43.

Giải chi tiết:

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.


Câu 19:

Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 77, suy luận.

Giải chi tiết:

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn, số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên tới 4 tỉ Phrăng. Trong đó, vốn đầu tư nhiều nhất là vào nông nghiệp, chủ yếu là cho các đồn diền cao su; diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập.

- Tư bản Pháp cũng rất coi trọng việc khai mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài than, có các cơ sở thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn nhân công và đẩy mạng tiến độ khai thác.

=> Nông nghiệp và khai mỏ là lĩnh vực kinh tế được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương

Câu 20:

Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Sự ra đời của NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vacxava (1955) đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới

Câu 21:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: nhận xét, đánh giá.

Giải chi tiết:

Hậu quả của chiến tranh lạnh để lại bao gồm:

- Thế giới phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy dua vũ trang, đặc biệt là Mĩ và Liên Xô. Đối đầu trong chiến tranh lạnh đã làm cho hai cường quốc này bị suy giảm về nhiều mặt, trong khi đó Nhật Bản và các nước Tây Âu đang ngày càng vươn lên.

- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng với các cuộc chiến tranh cục bộ, trong đó cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đó là chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ => Mối quan hệ đồng minh giữa hai nước này bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng căng thẳng đối đầu trong nhiều thập kỉ.

=> Loại trừ đáp án C: cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX xuất phát từ Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ngừng xuất dầu mở sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur.

Câu 22:

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) chứng tỏ điều gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 66, suy luận.

Giải chi tiết:

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo. Đây là đảng theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng này cũng đánh dấu Việt Nam Quốc dân đảng ngừng hoạt động đồng nghĩa với sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 23:

Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 37.

Giải chi tiết:

Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).

Câu 24:

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 108.

Giải chi tiết:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã khẳng định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc

Câu 25:

Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 42.

Giải chi tiết:

Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

Câu 26:

Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (6-1925) đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh, đăc biệt là công nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, có nhiều thành viên trong Hội đã có chủ trường thành lập một chính đảng. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản sau đó đã chứng tỏ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên lại tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn khi các đảng lai tranh giành ản hưởng với nhau trong quần chúng. Chinh vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp Hội nghị thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất ấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

=> Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 27:

Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 31.

Giải chi tiết:

Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sư khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đong Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Câu 28:

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước.           2. Nhật xâm lược Đông Dương.

3. Mặt trận Việt Minh ra đời.                     4. Nhật đảo chính Pháp.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sắp xếp.

Giải chi tiết:

2. Nhật xâm lược Đông Dương (9-1940)

3. Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941)

4. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến tháng 8/1945)       

Câu 29:

Năm 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa to lớn như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

sgk trang 10.


Câu 30:

Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 112 , loại trừ.

Giải chi tiết:

Nghe tin Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp và đưa và chỉ thị vào ngày 12-3-1945: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định:

- Nhật đảo chính Pháp đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Tuy nhiên thời cơ tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi.

- Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

- Khẩu hiệu: “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.


Câu 31:

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945? Phương pháp giải:

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải: sgk trang 119, 120.

Giải chi tiết:

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945 bao gồm:

- Đối với Việt Nam:

+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.

+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.

- Đối với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương