IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 11

  • 5683 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy nhận định đúng - sai cho những phát biểu sau sao cho phù hợp với quyết định quan trọng của hội nghị Yalta:

1. Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

2. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến tại châu Phi.

3. Thành lập Hội đồng Bảo an nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

4. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sgk trang 5, suy luận.

Giải chi tiết:

1. Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản => đúng

2. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến tại châu Phi => Sai: Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.

3. Thành lập Hội đồng Bảo an nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới => Sai: Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

4. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á => Đúng.


Câu 2:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 73.

Giải chi tiết:

Sau chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.


Câu 3:

Trong giai đoạn từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947, Quân giải phóng Trung Quốc ở vào thế

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:  sgk trang 21.

Giải chi tiết:

Trong giai đoạn từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947, Quân giải phóng Trung Quốc ở vào thế phòng ngự tích cực khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Câu 4:

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ chủ trương

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 64.

Giải chi tiết:

Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.


Câu 5:

Những cuộc đấu tranh quyết liệt ở Nghệ An − Hà Tĩnh đã đưa đến kết quả thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:  sgk trang 93

Giải chi tiết:

Những cuộc đấu tranh quyết liệt ở Nghệ An − Hà Tĩnh đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn.


Câu 6:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: suy luận.

Giải chi tiết:

Các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân bị tàn phá nặng nề, cần phải tập trung  sức lực để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhân cơ hội đó, nhân dân các quốc gia châu Phi đã “trỗi dậy” đấu tranh và lần lượt giành được độc lập.


Câu 7:

Tại sao các Zaibatsu ở Nhật bị giải tán?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 53, suy luận.

Giải chi tiết:

Các Zaibatsu tồn tại ở Nhật Bản – là các tập đoàn, công ti tư bản lũng loạn mang nhiều tính chất dòng tộc, đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, SCAP đã thực hiện đã thực hiện cải cách giải tán các Zaibatsu.


Câu 8:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 66.  

Giải chi tiết:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.


Câu 9:

Ý nào sau đây không phải là nội dung các vấn đề đấu tranh trong Hội nghị Yalta?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 4, loại trừ.

Giải chi tiết:

Những vấn đề đặt ra cho các nước đồng minh khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc đầu năm 1945, bao gồm:

- Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Việc phân chia thành quả chiến thắng

=> Loại trừ đáp án D


Câu 10:

Sau thế chiến thứ hai, ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 25.

Giải chi tiết:

Nhân cơ hội Nhật đầu hàng đồng mình, ba nước Đông Nam Á đã chớp lấy cơ hội đấu tranh giành độc lập, đó là: Indonesia (17/8/1945); Việt Nam (2/9/1945); Lào (12.10/1945).


Câu 11:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 11, suy luận.

Giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây chính là nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 12:

Điều nào sau đây không phải là các biện pháp về mặt kinh tế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 94, loại trừ.

Giải chi tiết:

Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách về kinh tế như sau:

- Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.

- Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối.

- Xóa nợ cho người nghèo.

- Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường.

- Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.

=> Loại trừ đáp án: A


Câu 13:

Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra vào tháng 3/1952 tại Cuba?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 39.

Giải chi tiết:

Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.


Câu 14:

Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 69.

Giải chi tiết:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.


Câu 15:

(1) và (2) đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và ký Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26 - 5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (3) và (4) cùng với 33 nước châu Âu ký định ước Helsinki tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

Các chỗ trống (1), (2), (3), (4) trong đoạn văn trên lần lượt là các quốc gia nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: điền từ, suy luận.

Giải chi tiết:

Liên Xô và Mỹ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và ký Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26 - 5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược Mỹ  Canada cùng với 33 nước châu Âu ký định ước Helsinki tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.


Câu 16:

Hãy chọn trong những ý dưới đây, những yếu tố nào là nguyên nhân giúp Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường kinh tế:

1. Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

2. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

3. Coi trọng yếu tố con người.

4. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.

5. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ Mỹ, các cuộc chiến tranh…

6. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

7. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

8. Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp giúp các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

9. Các tổ hợp công nghiệp quân sự, các công ty tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 55, suy luận.

Giải chi tiết:

Những yếu tố giúp Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường kinh tế bao gồm:

1. Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

3. Coi trọng yếu tố con người.

5. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ Mỹ, các cuộc chiến tranh…

6. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

7. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

8. Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp giúp các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.


Câu 17:

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân để giải thích dự đoán "thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á"?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

- Châu Á là khu vực đất rộng, tài nguyên phong phú, trước chiến tranh thế giới thứ hai, chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân dân khổ cực.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau, đạt nhiều thành tựu to lớn:

+ Trung Quốc:

Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP hàng năm tăng 9,6%, đứng thứ 7 thế giới. Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến năm 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 đến 5160,3 nhân dân tệ.

+ Một số nước khác:

Xingapo: từ năm 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng” ở châu Á. Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4 %.

Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”.

=> Đáp án D: truyền thống vă hóa lâu đời của các nước châu Á không minh chứng cho điều này.


Câu 18:

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: so sánh, đánhh giá.

Giải chi tiết:

Về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh:

Đối với Nga: (Sgk trang 17) một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế; mặt khác nước Nga khổi phục và phát triển mối quan hệ đối với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ….)

Đối với Mỹ: (Sgk trang 45) theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Tim cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

=> Hai quốc gia đều có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.


Câu 19:

Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của tổ chức Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề biển Đông?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong  nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên  tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.


Câu 20:

Vai trò của EU là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 52, suy luận.

Giải chi tiết:

Từ cuối thập kỉ 90, EU trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới. Đâu chính là vai trò của EU.


Câu 21:

Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Phân tích, nhận xét.

Giải chi tiết:

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế. Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới.


Câu 22:

Các sự kiện được xem là khởi đầu về cuộc chiến tranh lạnh là:

1. Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.

2. Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mỹ.

3. Mỹ thành lập tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

4. Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên đây theo thứ tự thời gian

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sắp xếp.

Giải chi tiết:

2. Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mỹ (12-3-1947)

1. Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế (6-1947)

3. Mỹ thành lập tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4-4-1949)

4. Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5-1955)


Câu 23:

Yếu tố nào đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ khi bước vào thế kỷ XXI?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 46, suy luận.

Giải chi tiết:

Vụ khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại và đối nội của Mĩ khi bước vào thời kì mới.

=> Yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là chủ nghĩa khủng bố.


Câu 24:

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian các sự kiện trong quan hệ Việt - Mỹ

1) Tổng thống B. Clitơn tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.

2) Hợp tác trong quan hệ đồng minh chống phát xít.

3) Đối đầu căng thẳng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh.

4) Tổng thống B. Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sắp xếp, liên hệ.

Giải chi tiết:

2) Hợp tác trong quan hệ đồng minh chống phát xít (1945)

3) Đối đầu căng thẳng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh (1954 – 1975)

1) Tổng thống B. Clitơn tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế (1994)

4) Tổng thống B. Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (2016)


Câu 25:

Thực hiện bảng tóm tắt về phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ ở Việt Nam của giai cấp tiểu tư sản giai đoạn 1919 – 1925 vào bảng sau:

Mục đích

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Tổ chức

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Hình thức đấu tranh

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Những sự kiện nổi bật

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải: Tóm tắt, đánh giá

Giải chi tiết:

Mục đích

Đòi tự do dân chủ

Tổ chức

Công khai thành lập nhiều tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng thanh niên…

Hình thức đấu tranh

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú: mít tinh, biểu tình, ra báo (Chuông rè, An Nam trẻ…), lập nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã…)

Những sự kiện nổi bật

Cuộc đấu tranh đòi Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và lễ trang, lễ truy điệu Phan Châu Trình (1926)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương