Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 có đáp án (đề 9)
-
4341 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Động vật có các hình thức trao đổi khí với môi trường như: qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua ống khí, qua phổi. Em hãy sắp xếp các loài động vật dưới đây thành các nhóm theo hình thức trao đổi khí với môi trường.
Châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt, gián
Đáp án D
Qua bề mặt cơ thể: giun đốt, trùng biến hình
Qua mang : Cua
Qua ống khí : Châu chấu, gián
Qua phổi : Ba ba, rắn nước
Câu 2:
Đáp án B
Máu được vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định nhờ hệ thống van trong hệ mạch.Câu 3:
Câu 4:
Đáp án D
Nhóm động vật chân khớp có hệ tuần hoàn hở.
Câu 5:
Đáp án A
Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 6:
Đáp án D
Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm: Tuyến tụy tiết hormone glucagôn → Gan phân giải glicôgen → gucôzơ trong máu tăng.Câu 7:
Đáp án B
Phát biểu đúng về cân bằng nội môi ở động vật là B.
A. sai, phổi và thận cũng có vai trò điều hòa pH.
C. sai, thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ Na+
D. sai, gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,...
Câu 8:
Tại sao trời nóng thì cơ thể chóng khát?
(1) Trời nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu.
(2) Áp suất thẩm thấu của máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.
(3) Trời nóng làm cho cơ thể toả nhiều nhiệt nên cần nhiều nước để hạ nhiệt gây ra cảm giác thiếu nước và khát. Phương án đúng là
Đáp án C
Trời nóng thì cơ thể chóng khát vì
(1) Trời nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu.
(2) Áp suất thẩm thấu của máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.
Câu 9:
Đáp án D
Hướng động có vai trò giúp cho cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Ý D bao gồm cả 3 ý A,B,C
Câu 10:
Tại sao khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang thì rễ của nó sẽ hướng đất dương, còn ngọn thì hướng đất âm?
(1) Rễ đã trải qua nhiều đời cắm xuống đất.
(2) Phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn.
(3) Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp cho rễ cây phân chia lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống đất.
(4) Mặt dưới của chồi ngọn có lượng auxin thích hợp cho chồi ngọn phân chia lớn lên và làm cho ngọn hướng đất âm.
Phương án đúng là
Đáp án D
Rễ hướng đất dương và ngọn hướng đất âm vì :
(2) Phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn.
(3) Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp cho rễ cây phân chia lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống đất.
(4) Mặt dưới của chồi ngọn có lượng auxin thích hợp cho chồi ngọn phân chia lớn lên và làm cho ngọn hướng đất âm.Câu 11:
Đáp án A
Tổ hợp đúng là: I: 2; II: 1; III: 4; I: 3; V: 5.
Câu 12:
Đáp án A
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).
Câu 13:
Đáp án B
Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào.
Câu 14:
Đáp án C
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây qua mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp).
Câu 15:
Đáp án D
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ.
Câu 16:
Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật:
Glucôzơ → đường phân → Chu trình Crep → (X) → ATP.
Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí?Đáp án B
Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucôzơ → đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron→ ATP.Câu 17:
Đáp án C
Phương trình hô hấp đúng là: C6H12O6 + 6O2→6H2 O + 6CO2 + năng lượng (nhiệt + ATP).
Câu 18:
Đáp án B
Thú ăn thịt có dạ dày đơn to, răng hàm sắc, răng nanh phát triển.
A. sai, ruột non không giải như thú ăn thực vật
C. sai, không có dạ dày kép.
D. sai, không có vi sinh vật sống cộng sinh.
Câu 20:
Đáp án D
Tổ hợp ghép đúng là: I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2.Câu 21:
Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tiêu hoá ngoại bào ở động vật?
(1) Sự tiêu hoá xảy ra bên ngoài tế bào.
(2) Sự tiêu hoá ở bên ngoài cơ thể động vật.
(3) Sự tiêu hoá ở khoang miệng các loài động vật.
(4) Sự tiêu hoá bên ngoài dạ dày và ruột.
Đáp án A
(1) đúng.
(2) sai, tiêu hóa ngoại bào xảy ra bên ngoài tế bào
(3) đúng.
(4) sai, xảy ra bên trong dạ dày, ruột.
Câu 22:
Khi trồng cây trên ban công, ngọn cây có xu hướng nghiêng ra bên ngoài do
Đáp án B
Khi trồng cây trên ban công, ngọn cây có xu hướng nghiêng ra bên ngoài do auxin trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh làm cho phía bên trong sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây hướng ra bên ngoài.
Câu 23:
Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt?
I. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn.
II. Dạ dày có 4 ngăn.
III. Răng cửa và răng nanh khác nhau, thích nghi với các chức năng khác nhau.
IV. Răng cửa và răng nanh giống nhau.
Đáp án B
Những đặc điểm của thú ăn thịt là: I, III.
II sai, thú ăn thịt có dạ dày đơn.
IV sai, răng cửa sắc, răng nanh nhọn, có hình dáng khác nhau.
Câu 24:
Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lớn hơn của lưỡng cư và bò sát. Có bao nhiêu ý giải thích cho hiện tượng này dưới đây là đúng?
(1) Nhu cầu trao đổi khí của chim, thú cao hơn lưỡng cư, bò sát.
(2) Chim, thú là động vật biến nhiệt nên cần nhiều năng lượng để giữ thân nhiệt.
(3) Chim và thú hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng.
(4) Lưỡng cư, bò sát là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể ổn định, nhu cầu trao đổi khí thấp hơn.
(5) Lưỡng cư, bò sát sống ở môi trường ổn định hơn nên nhu cầu trao đổi khí thấp hơn.Đáp án C
Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lớn hơn của lưỡng cư và bò sát được thể hiện qua:
(1) Nhu cầu trao đổi khí của chim, thú cao hơn lưỡng cư, bò sát (Chim bay nên không khí trên cao loãng hơn, cần nhiều khí để hô hấp; thú hoạt động nhiều, là động vật hằng nhiệt)
(3) Chim và thú hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng.
(2) sai, chim và thú là động vật hằng nhiệt
(4) sai, bò sát và lưỡng cư là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường.
(5) sai, không giải thích được: Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lớn hơn của lưỡng cư và bò sát
Câu 25:
Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim.
Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Bệnh tim do dị tật thì không thể ngăn chặn. Còn với các loại bệnh tim mạch khác, bạn có thể phòng ngừa bằng cách:
+ Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
+ Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
+ Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
+ Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
+ Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
+ Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
+ Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
+ Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.
Câu 26:
- Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
- Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Quang hợp và hô hấp là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + 6O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Sản phẩm của hô hấp (6CO2 + 6H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng ôxi trong quang hợp.