Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 có đáp án (đề 12)

  • 4343 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là :

Xem đáp án

Đáp án C

Thoát hơi nước có những vai trò:

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.


Câu 4:

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

Xem đáp án

Đáp án A

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì thức ăn được tiêu hóa nội bào.


Câu 7:

Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án A

Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương


Câu 8:

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
Xem đáp án

Đáp án D

Mèo có hệ tuần hoàn kín.


Câu 9:

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án C

Sự cháy được duy trì bởi khí oxi, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay → trong bình rất ít oxi.

Hạt đang nảy mầm hô hấp mạnh tiêu tốn oxi, thải nhiều cacbonic.


Câu 11:

Bón phân hợp lí là
Xem đáp án

Đáp án C

Bón phân hợp lí là bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.


Câu 12:

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có
Xem đáp án

Đáp án C

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.


Câu 14:

Cân bằng nội môi là hoạt động
Xem đáp án

Đáp án B

Cân bằng nội môi là hoạt động duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.


Câu 15:

Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi rễ.

Câu 16:

Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại : Biến đổi sinh học (nhờ VSV ở dạ cỏ) - Biến đổi cơ học (nhai lại ở miệng) - Biến đổi hóa học (nhờ enzyme ở dạ múi khế)

Câu 19:

Trong thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenoit em hãy giải thích:

- Tại sao lại chọn lá xanh để chiết sắc tố diệp lục và chọn lá vàng để chiết carotenoit?

- Giải thích tại sao phải cắt nhỏ lá và dùng cồn làm thí nghiệm và dùng nước làm đối chứng trong thí nghiệm chiết rút diệp lục và carotenoit? Hiện tượng xảy ra ở cốc thí nghiệm và cốc đối chứng?

- Vai trò của hệ sắc tố diệp lục và carotenoit với cây xanh?

Xem đáp án

- Lá xanh chứa nhiều diệp lục, lá vàng chứa nhiều carotenoid nên chọn lá xanh để chiết sắc tố diệp lục và chọn lá vàng để chiết carotenoit.

- Cắt nhỏ lá để nhiều nhiều tế bào hư hại, để chiết rút được nhiều sắc tố. sử dụng cồn làm thí nghiệm vì cồn hoà tan được sắc tố diệp lục và carotenoid còn nước cất thì không.

- Diệp lục là sắc tố quang hợp chính: diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong NADPH và ATP.

Carotenoit là sắc tố quang hợp phụ có vai trò hấp thụ năng lượng và truyền cho diệp lục, bảo vệ diệp lục dưới tác động của ánh sáng mạnh.


Câu 20:

- Em hãy trình bày cấu trúc và hoạt động của hệ tuần hoàn hở ở động vật?

- Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ phù hợp với các động vật có kích thước nhỏ, hoạt động chậm, yếu?

- Tại sao côn trùng có hệ tuần hoàn hở mà vẫn hoạt động tương đối nhanh, mạnh?

Xem đáp án

- Cấu trúc của hệ tuần hoàn hở: Gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, dịch tuần hoàn

Em hãy trình bày cấu trúc và hoạt động của hệ tuần hoàn hở ở động vật?  (ảnh 1)

 - Hoạt động của hệ tuần hoàn hở:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Hệ tuần hoàn hở chỉ phù hợp với các động vật có kích thước nhỏ, hoạt động chậm, yếu vì:

- Những động vật có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít năng lượng, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải thấp

- Hệ tuần hoàn hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp, không điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp

- Ở côn trùng hệ tuần hoàn chỉ tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không vận chuyển khí. Các tế bào được trao đổi khí trực tiếp với không khí nên các tế bào hô hấp mạnh mẽ nên côn trùng hoạt động tương đối nhanh, mạnh.


Bắt đầu thi ngay