Đề kiểm tra 45 phút Địa lí 11 Học kì 2 có đáp án - Đề 2
-
2556 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
Chọn đáp án A
Câu 7:
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đem lại những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản?
* Thuận lợi của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đem lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản:
- Vị trí địa lí:
+ Vị trí địa lí tự nhiên: nằm ở khu vực Đông Á, nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên nên thành phần loài sinh vật phong phú đa dạng.
+ Vị trí về mặt kinh tế - xã hội: nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, gần với Trung Quốc, Hàn Quốc những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và nằm gần kề các nước công nghiệp mới.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đồng bằng: chiếm khoảng 1/4 diện tích, chủ yếu là đòng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
+ Bờ biển: đường bờ biển dài, bị chia cắt thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá.
+ Khí hậu: khí hậu gió mùa, mưa nhiều, lượng mưa trên 1000 mm/năm ở hầu hết các vùng. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam do ảnh hưởng của vĩ độ và dòng biển. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
+ Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.Câu 8:
Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?
* Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở miền Đông Trung Quốc vì:
- Miền Đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa —> thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè,...; chăn nuôi lợn, bò; vùng biển phía đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác,...)
=> thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục địa khô hạn với các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với giới hạn sinh thái của cừu và ngựa; không thuận lợi cho canh tác cây lương thực, lợn bò,...
Câu 9:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 (%)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
39,3 |
53,5 |
51,4 |
53,1 |
57,6 |
Nhập khẩu |
60,7 |
46,5 |
48,6 |
46,9 |
42,4 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
- Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015.
- Nhận xét cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015.
* Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền (vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm):
- Đảm bảo tính chính xác - khoa học.
- Đảm bảo tính đầy đủ (tên biểu đồ, chú giải,...).
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.
* Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015 có sự thay đổi:
+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng. Giai đoạn 1985 - 1995 có xu hướng tăng mạnh từ 39,3% lên 53,5%, sau đó giảm nhẹ xuống 51,4% năm 2004. Từ 2004 đến 2015 có xu hướng tăng chậm lên 57,6%.
+ Cơ cấu giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm từ 60,7% (năm 1985) xuống còn 42,4% (năm 2015).
=> Sau năm 1985 Trung Quốc đã chuyển từ nước nhập siêu sang nước xuất siêu.