Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Lịch sử 12 Giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất) Đề 2

  • 7634 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

Xem đáp án

Sau chiến tranh lạnh hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Chọn D


Câu 2:

Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có mục tiêu là biến Trung Quốc thành quốc gia

Xem đáp án

Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có mục tiêu là biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. (SGK trang 23)

Chọn B


Câu 3:

Dựa vào điều kiện khách quan nào sau đây nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi năm 1950?

Xem đáp án

Nhận viện trợ của Mĩ là điều kiện khách để nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi năm 1950.

Chọn B


Câu 4:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang

Xem đáp án

Quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 là xu thế đối đầu.

Chọn D


Câu 5:

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX được khái quát bằng nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đõ các nước xã hội chủ nghĩa.

Chọn D


Câu 6:

Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Nguyên tắc hoạt động quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Chọn C


Câu 7:

Một kết quả to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta kết quả to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn A


Câu 8:

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm củng cố vị thế.

Chọn D


Câu 9:

Xu thế toàn cầu hoá đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này

Xem đáp án

Xu thế toàn cầu hoá đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này có trình độ sản xuất thấp.

Chọn A


Câu 10:

Nhiệm vụ hàng đầu của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là

Xem đáp án

Nhiệm vụ hàng đầu của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Chọn A


Câu 11:

Yếu tố nào sau đây dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu chính là sự xuất hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Chọn D


Câu 12:

Những nước đầu tiên tuyên bố độc lập trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc

Xem đáp án

Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh là những nước đầu tiên tuyên bố độc lập trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn C


Câu 13:

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?

Xem đáp án

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Chọn A


Câu 14:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có điểm nào khác biệt sự phát triển kinh tế Tây Âu?

Xem đáp án

Chi phí cho quốc phòng thấp là điểm khác biệt sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản so với sự phát triển kinh tế Tây Âu

Chọn A


Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình Tây Âu trong những năm 1945 - 2000?

Xem đáp án

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết khu vực chính là tình hình Tây Âu trong những năm 1945 – 2000

Chọn C


Câu 16:

Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Xem đáp án

Định ước Henxinki được kí kết (1975) đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

Chọn B


Câu 17:

Trong giai đoạn 1946 - 1954, nhân dân Lào thực hiện nhiệm vụ cách mạng gì?

Xem đáp án

Giai đoạn 1946 - 1954, nhân dân Lào thực hiện nhiệm vụ cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chọn D


Câu 18:

Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử thế giới đã ghi nhận năm 1960 là

Xem đáp án

Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử thế giới đã ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi

Chọn A


Câu 19:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên cơ sở nào các đời Tổng thống Mĩ theo đuổi chiến lược toàn cầu?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời Tổng thống Mĩ theo đuổi chiến lược toàn cầu dựa trên tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật

Chọn D


Câu 20:

Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ theo đuổi chiến lược nào dưới đây?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ theo đuổi chiến lược Cam kết và mở rộng.

Chọn B


Câu 21:

Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là hoà bình, ổn định.                                                              

Chọn C


Câu 22:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Anh.

Chọn D


Câu 23:

Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến năm 2000 là gì?

Xem đáp án

Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến năm 2000 là ngăn chặn được nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.

Chọn B


Câu 24:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô đóng quân tại khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô đóng quân tại

Đông Đức.  

Chọn C


Câu 25:

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là

Xem đáp án

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.                

Chọn C


Câu 26:

Việc phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành Gagarin (1961) đánh dấu Liên Xô chính thức trở thành nước

Xem đáp án

Việc phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành Gagarin (1961) đánh dấu Liên Xô chính thức trở thành nước đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ.

Chọn B


Câu 27:

Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế

Xem đáp án

Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế tổng thống liên bang.

Chọn B


Câu 28:

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ độc tài tay sai thân Mĩ.

Chọn D


Câu 29:

Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai không liên quan đến vị thế của quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai gồm Mỹ, Liên Xô, Anh

Chọn C


Câu 30:

Chiến tranh lạnh chấm dứt có tác động nào sau đây tới Việt Nam?

Xem đáp án

Tác động của chiến tranh lạnh thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam với ASEAN.

Chọn B


Câu 31:

Trong những năm 1945 - 2000, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Tây Âu?

Xem đáp án

Trong những năm 1945 - 2000, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập

Chọn B


Câu 32:

Trong xu thế toàn cầu hoá từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền thương mại quốc tế có sự thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Trong xu thế toàn cầu hoá từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.

Chọn D


Câu 33:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh?

Xem đáp án

Các nước đế quốc suy yếu là điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Chọn A


Câu 34:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

Xem đáp án

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Chọn A

Câu 35:

Yếu tố nào quyết định tới sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc quyết định tới sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh

Chọn B


Câu 36:

Yếu tố nào dưới đây quy định trật tự thế giới chỉ mang tính tương đối?

Xem đáp án

Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc quy định trật tự thế giới chỉ mang tính tương đối

Chọn B


Câu 37:

Năm 1995, Việt Nam và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao đã

Xem đáp án

Năm 1995, Việt Nam và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao đã chính thức chấm dứt thế đối đầu giữa hai nước.

Chọn C


Câu 38:

Sự kiện nào có tính chất “đột phá” góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?

Xem đáp án

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949) góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta

Chọn A


Câu 39:

Một đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Một đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX là khoa học trở thành lực lượng sản xuất.         

Chọn A


Câu 40:

Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á chưa giành được độc lập vào năm 1945?

Xem đáp án

Các quốc gia giành độc lập năm 1945: 17/8/1945 Inđônêxia; 2/9/1945 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra ssoiwf; 12/10/1945 Lào tuyên bố giành độc lập.  

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương