IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

  • 345 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự

Câu 2:

Tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp của nàng Thoại Khanh bằng những cách nào?
Xem đáp án

Tác giả khắc hoạ vẻ đẹp của Thoại Khanh bằng nhiều cách khác nhau:

- Thông qua sự quan sát từ bên ngoài: Này đoạn Thoại Khanh ở nhà... Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng.

- Thông qua lời đối thoại của nhân vật và ng lời đối thoại của nhân vật: Và người bạn học cũng là đồng song... Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.

=> Qua đó, vẻ đẹp của nhân vật hiện lên khách quan: hiếu thảo, ngay thẳng, thuỷ chung. Đồng thời, tác giả cũng bộc lộ sự tôn trọng, yêu mến dành cho nhân vật của mình.

Câu 3:

Trong văn bản, Trương Tử hiện lên là con người như thế nào?
Xem đáp án

Trong văn bản, Tương Tử hiện lên là một kẻ:

+ Bất tài, cậy quyền thế, dùng tiền bạc để mua chức tước.

+ Bất nhân, bất nghĩa: Dụ dỗ Thoại Khanh, dùng tiền bạc mua chuộc, đòi cưới nàng trong khi chồng nàng vốn là bạn mình bị đi đày xa nhà.

Câu 4:

Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm
Xem đáp án

Thoại Khanh là người phụ nữ đã vượt lên hoàn cảnh, giữ gìn hạnh phúc gia đình: hiếu thảo với mẹ chồng, kiên quyết chối từ cám dỗ, giữ gìn nhân phẩm của chính mình, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

– Hiếu thảo: Chồng đi lưu đày, Thoại Khanh ở nhà chịu cảnh thiếu thốn vật chất nhưng nàng giữ trọn đạo làm con, làm thuê nuôi mẹ, ủ ấm cho mẹ, dùng tóc làm chăn cho mẹ, giữ trọn bổn phận làm con.

Giữ trọn đạo làm vợ: từ chối lời dụ dỗ của Tương Tử; thể hiện thái độ quyết liệt tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.

– Đoạn trích cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; bênh vực người phụ nữ, lên án những kẻ xấu xa, lợi dụng như Tương Tử.

Câu 5:

Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh, câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha và câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam?
Xem đáp án
Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh và câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha hay câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến có thể khẳng định nhân cách nhân vật nữ mang vẻ đẹp của lòng hiếu thảo. Đó là truyền thống nhân đạo tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn xưa và là bài học cho tất cả chúng ta ngày nay. 

Câu 6:

Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:

BỐ TÔI

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

                            (Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)

Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận) là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …

Xem đáp án
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích tác phẩm truyện hoàn chỉnh.
b Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân trích truyện “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần.

c. Triển khai hợp lí các luận điểm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo một số nội dung sau:

* Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Nêu ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm

* Thân bài:

- Nêu nội dung câu chuyện (Đề tài, nhân vật, tóm tắt sự việc chính...).
- Nêu chủ đề của câu chuyện: Ca ngợi tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và gợi nhắc lòng biết ơn, trân trọng của con với tình yêu đó.

- Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua tình huống truyện và cách ứng xử của nhân vật qua tình huống đó với rất ít chi tiết và lời kể ngắn gọn. Với nhân vật người bố và người mẹ, đặc biệt là nhân vật chính- bố “tôi”, tác chủ yếu xoay quanh tình huống thường nhận được thư con nhưng không biết chữ. Từ tình huống này, tác giả tập trung ca ngợi tình yêu con rất đặc biệt của hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông bố. (Phân tích hành động của ông bố khi nhận thư ở bưu điện, cất giữ những lá thư, quan điểm không cần nhờ ai đọc thư cũng biết con viết gì của ông bố, lời mẹ khen chữ của con trong thư ....). Qua đây, tác giả ca ngợi tình yêu thương con vô bờ của cha mẹ. Cha mẹ luôn yêu thương, tự hào, thấu hiểu với con; cha mẹ có thể còn khiếm khuyết nhưng tình yêu con của cha mẹ là trọn vẹn và tuyệt vời, bên con suốt chặng đường đời. Về nhân vật “tôi”- người con, tác giả chỉ để nhân vật xuất hiện trong lời kể, lời tâm sự và tự nhủ ở đoạn kết. “Tôi” là người con biết thấu hiểu, trân trọng và biết ơn tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Lời tự nhủ của nhân vật giúp câu chuyện thêm xúc động và có chiều sâu suy tư
+ Tác giả đã lựa chọn cốt truyện đơn tuyến, tình huống độc đáo song rất đời thường, ngôn ngữ kể giản dị, giọng kể nhẹ nhàng giúp câu chuyện trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và giúp bạn đọc dễ hiểu được ý nghĩa của truyện về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con và đạo hiếu làm con. Cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất “tôi”, người con kể về bố mẹ mình và những suy ngẫm tình cảm của chính mình khiến câu chuyện thêm chân thực, xúc động.
* Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo lời văn kết hợp kể, tả, biểu cảm, sinh động; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,.

Bắt đầu thi ngay