IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 7)

  • 351 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Xem đáp án

Thể thơ: Song thất lục bát

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

Văn bản được viết bằng chứ Hán hay chữ Nôm. Tìm ít nhất ba điển tích, điển cố có trong đoạn trích.
Xem đáp án

- Văn bản được viết bằng chữ Nôm

- Các điển tích, điển cố trong đoạn trích ( HS tìm được ba từ trong các từ sau): thân phù thế,mồi phú quý, bả vinh hoa, cánh buồm bể hoạn, hoa chúm chím chào, cợt đào ghẹt mai, thánh thót cung đàn, nỉ non tiếng địch, gay gắt điệu, tê tái lòng, má đào chon chót, âm thầm chiếc bóng, hồn bướm vẩn vơ, dế ran ri rỉ, quyên kêu ra rả

Câu 3:

Tìm những câu thơ diễn tả rõ nhất tâm trạng của người cung nữ, cho biết đó là tâm trạng gì?

Xem đáp án

- Những câu thơ diễn tả tâm trạng: Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ/ Một mình đứng tủi ngồi sầu/ Đã than với nguyệt lại rầu với hoa! / Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải/  Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ…                                                    

- Diễn tả nỗi buồn tủi, cô đơn da diết của người cung nữ khi bị thất sủng, phải chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm…

Câu 4:

Tìm và phân tích tác dụng của nghệ thuật điệp vần trong đoạn thơ sau:

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...

Đêm năm canh lần nương vách quế

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Xem đáp án

- Biện pháp tu từ điệp vần: giết nhau

- Tác dụng: Điệp vần, điệp ngữ “giết nhau” nhắc lại ba lần trong đoạn thơ gây ấn tượng mạn về sự tàn bạo, độc ác. Người ta giết nhau bằng dao kiếm tưởng như đã là tận cùng của nỗi đau đau nhưng vẫn chỉ là thuần túy về thể xác. Giết nhau bằng nỗi u sầu, tự đày đọa trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn - đó mới là sự tàn phá kinh hoàng, là nỗi đau đau không thể hàn gắn. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng mà hằn học, khiến lời thơ đọc lênđllên mà nhức nhối tâm can…


Câu 5:

Khái quát nội dung chính của đoạn trích từ 3-5 câu văn.
Xem đáp án
- Đoạn trích diễn tả tâm trạng buồn đau của người cung nữ trong cung vua khi bị thất sủng, phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung cấm. Nỗi buồn sầu không biết chia sẻ cùng ai chỉ một mình chịu nỗi cô quạnh, buồn tủi với mây, đèn than cho thân phận chịu cảnh chồng chung; đồng thời là nỗi thương cảm của nhà thơ xót xa cho số phận bất công, ngang trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến …

Câu 6:

II. Viết (6,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó trong mọi hoàn cảnh.

Xem đáp án
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

* Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Tinh thần vượt khó.

* Bàn luận vấn đề:

+ Giải thích.

-Tinh thần vượt khó là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta đối mặt với khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Khi chúng ta có tinh thần tích cực, sẵn sàng chấp nhận những thử thách và không sợ thất bại, chúng ta sẽ có cơ hội để phát triển và trưởng thành hơn. Đặc biệt là với giới trẻ, tinh thần vượt khó sẽ giúp họ khám phá thêm những khả năng của bản thân, đồng thời giúp họ đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Bằng cách luôn luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, và có một tinh thần đồng đội, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Phân tích

- Tinh thần vượt khó là phẩm chất quý giá của con người. Những người có tinh thần này biết cách phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình bằng cách nỗ lực hết sức để đạt được những thành tựu cho riêng mình. Họ không chán nản khi vấp ngã, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường đã chọn.

- Tinh thần vượt khó giúp con người tôi luyện các phẩm chất quý giá như chăm chỉ, cần cù và lạc quan. Nhờ đó, đường đi đến thành công sẽ trở nên rút gọn và dễ dàng hơn. Những người có tinh thần vượt khó luôn sẵn sàng đi tiếp, và điều đó sẽ mang lại những thành quả ngọt ngào sau bao nỗ lực và cố gắng.

- Tinh thần vượt khó còn khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo. Những người có tinh thần này là những người mạnh mẽ, kiên cường và đáng kính

trong mắt người khác. Họ là những người mà chúng ta cần học hỏi và lấy làm gương để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

+ Chứng minh: Học sinh tự chọn các ví dụ tiêu biểu để minh họa cho bài làm của mình.

+ Phản đề

Trong cuộc sống, việc đối mặt với những khó khăn và thử thách là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tinh thần và năng lượng để vượt qua những thử thách này. Nếu có những người bi quan, luôn chán nản, không dám đương đầu với khó khăn và thất bại, hoặc không đủ tinh thần để đứng dậy sau khi gặp trắc trở, họ nên bị chỉ trích và phê phán. Bởi vì tinh thần vượt khó là một yếu tố quan trọng giúp con người trưởng thành, phát triển và đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống. Nếu không có tinh thần vượt khó, chúng ta sẽ không thể phát triển được sự kiên trì, sự kiên nhẫn, sự đổi mới và sáng tạo trong công việc và cuộc sống của mình. Do đó, cần khuyến khích mọi người phát triển tinh thần vượt khó để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trưởng thành hơn.

 * Chốt lại vấn đề:

- Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tinh thần vượt khó và suy ngẫm về bài học áp dụng cho chính mình.

Câu 7:

Viết bài văn nghị luận văn bản phân tích đoạn thơ sau:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau…

                       (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Viết bài văn nghị luận văn bản phân tích đoạn thơ trong bài: “Khóc Dương Khuê”- Nguyễn Khuyến.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài:

- Dẫn dắt VĐ: Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê”. Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam.

- Nêu vấn đề: Nguyễn Khuyến đã gửi gắm trọn vẹn thông điệp về một tình bạn cao cả, thủy chung, gắn bó và chân thành, không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể phai nhòa đi tình bạn ấy.

* Thân bài: Phân tích đảm bảo các LĐ sau

+ Nỗi đau buồn của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

- Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…

+ Nỗi buồn mất bạn hòa chung với nỗi buồn mất nước :

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Câu thơ đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt bởi cái sự không lành kia đến đột ngột quá. Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 thể hiện đúng cái trường độ đứt đoạn của những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ. Trong khi đó nhịp thơ dàn trải và đều đặn ở câu bát làm nỗi đau lan toả ra khắp không gian, trời đất. Một tượng đài đáng kính, đáng trọng trong lòng nhà thơ vừa mất đi một cách quá bàng hoàng khiến người trong cuộc choáng váng, tiếc nuối mà biết rằng không thể cưỡng lại được.

- Đau gắn với nhớ, càng nhớ càng đau. Hiện tại phũ phàng khơi gợi về những ngày tươi đẹp trong quá khứ đê rồi khi những kỉ niệm kia vụt tan thì hiện thực lại càng gợi sự đớn đau quặn thắt hơn. Câu thơ lặng lẽ trôi về quá khứ, dựng dậy cả một thời "quá khứ hoàng kim" của tình bạn, với mấy chục năm trời gắn bó:

+ Từ buổi đầu gặp gỡ ("thủa đăng khoa ngày trước") đến tận khi tóc bạc da mồi ("Bác già tôi cũng già rồi");

+ Có lúc thật phong lưu tài tử ("Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang") lại có khi chia sẻ cay đắng gian nan ("Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn"),...

=> Dường như nỗi đau mất bạn như đang muốn tựa vào quá khứ để níu giữ một cái đã vĩnh viễn mất đi. Nguyễn Khuyến không đối diện với quá khứ mà sống cùng nó, sống trong nó. Cái chết không thể chôn vùi được những giá trị tinh thần cao quý. Tình bạn nặng trĩu trong từng câu chữ. Cái tình không chỉ là yêu thương, quý mến,... mà là "kính yêu" - cái tình cúa hai trí thức lớn. Đoạn thơ hồi tướng không ồn ào mà đằm thắm, thiết tha, sâu lắng.

+ Nghệ thuật đặc sắc:

- Nghệ thuật nói giảm nói tránh;

- Sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ;

- Các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, liệt kê,

- Ngôn từ tinh tế, sâu lắng, cảm xúc chân thành; hình ảnh thơ mang tính biểu tượng…

* Kết bài: Khẳng định ND chính "Khóc Dương Khuê" là bài thơ biểu lộ nỗi đau và sự tiếc thương của Nguyễn Khuyến đối với sự ra đi của người bạn thân thiết, Dương Khuê, một nhà thơ, nhà báo nổi tiếng trong thời kỳ đó. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một bản cáo phó mà còn là một tác phẩm chứa đựng tình cảm chân thành và sự tưởng niệm sâu sắc.

- Liên hệ: Bài thơ giúp em hiểu rằng tình bạn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý trên cuộc đời này. Chính vì vậy, chúng ta cần quý trọng tình bạn chân thành.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

 


Bắt đầu thi ngay