Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)

  • 573 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Văn bản chứa đoạn trên thuộc thể loại nào? Nêu căn cứ xác định thể loại?
Xem đáp án

- Văn bản chứa đoạn trên thuộc thể loại truyện truyền kì

- Căn cứ xác định thể loại:

+ Truyện có sử dụng các chi tiết kì ảo

+ Truyện xây dựng các sự việc xoay quanh cuộc sống của người trần và hồn ma (Trọng Qùy, Nhị Khanh)

+  Lời văn có sử dụng điển tích, điển cố

Câu 3:

Tìm các chi tiết kì ảo trong đoạn trên và nêu tác dụng?
Xem đáp án

- Chi tiết kì ảo

+ Sau khi chết, Nhị Khanh hiện hồn về hẹn gặp Trọng Qùy vào canh ba

+ Nhị Khanh hiện hồn về gặp Trọng Qùy, báo cho chàng biết sắp có chiến tranh và chỉ cho cách để hai con phát triển sự nghiệp.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Khắc họa đậm nét phẩm chất, tính cách của nhân vật Nhị Khanh: yêu thương chồng con, chung thủy với chồng.

+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả theo quan điểm: người tốt sẽ được đền đáp

Câu 4:

Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ như thế nào?
Xem đáp án
Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ yêu thương chồng, biết quan tâm, lo lắng cho chồng.

Câu 5:

Tìm những chi tiết về lời nói của nhân vật Nhị Khanh sau khi chết và hóa thành hồn ma về gặp Trọng Qùy? Qua đó, em có nhận xét gì về vẻ đẹp và số phận của nhân vật Nhị Khanh?

Xem đáp án

- Những chi tiết về lời nói của nhân vật Nhị Khanh sau khi chết và hóa thành hồn ma về gặp Trọng Qùy.

+ Nói lời cảm tạ: “Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được!”

+ Kể tình hình hiện tại: “Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên mới gọi; nếu không thì nghìn thu dằng dặc, chẳng biết đến bao giờ được gặp gỡ nhau.”

+ Giải thích việc đến muộn: “Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.””

+ Báo tương lai, chỉ dẫn cho chồng con: Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Binh tuất, (16) binh cách nổi lớn, số người bị giết tróc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người giồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát.

- Qua đó, thấy được tấm lòng vị tha, yêu thương chồng con và số phận bất hạnh, đang thương của nhân vật Nhị Khanh

Câu 6:

II. Viết (6,0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo phép lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Nhị Khanh trong văn bản trên.

Xem đáp án
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

*Nội dung: Đoạn văn cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu về hoàn cảnh sống và xuất thân của nhân vật...

- Trình bày được các biểu hiện của tình yêu thương chồng con, tấm lòng chung thủy, giàu lòng tự trọng, vị tha của Nhị Khanh (phân tích được các dẫn chứng)

+ Can ngăn chồng khi chồng chơi bơi lêu lổng...

+ Thủy chung chờ đợi chồng đi chiến trận, từ chối hôn sự của viên quan họ Bạch...

+ Khi bị ép gả cho Đỗ Tam: thắt cổ tự vẫn...

+ Sau khi chết, hiện hồn về chỉ dẫn, mách nước cho chồng con tránh chiến tranh, được vinh hoa phú quý.

* Nghệ thuật: cách xây dựng tình huống, chọn ngôi kể phù hợp, ngôn ngữ cô đọng sử dụng nhiều điển tích, điển cố... góp phần tái hiện vẻ đẹp của nhân vật

Câu 7:

Em hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về quan điểm sống “xanh” và ý nghĩa của nó.
Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Em hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về quan điểm sống “xanh” và ý nghĩa của nó.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống xanh của con người hiện nay.

* Thân bài:

- Giải thích, nêu biểu hiện:

+ Sống xanh là một cách tiếp cận thân thiện với môi trường, hòa mình vào sự hài hòa của tự nhiên….

+ Biểu hiện: sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, chọn lựa thực phẩm và lối sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà không gây tổn thương cho môi trường

- Bàn luận: (kèm dẫn chứng)

+ Lối sống xanh là lối sống đúng đắn, tích cực

+ Vì lối sống xanh mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta…

+ Nếu chúng ta không chọn lối sống xanh, thì trong không xa, hành tinh của chúng ta sẽ trở thành một bãi rác khổng lồ.

- Bài học: thực hiện lối sống xanh vằng các biện pháp

+ Tiết kiệm năng lượng, sử dụng các sản phẩm dễ tái chế và thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất có hại.

+ Lựa chọn thực phẩm hữu cơ và hạn chế lãng phí thức ăn

* Kết bài: kết thúc vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Bắt đầu thi ngay