Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 7)
-
577 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Đoạn trích “Ai Tư Vãn” được viết theo thể thơ song thất lục bát
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:
+ Kết hợp đan xen từng cặp song thất với cặp câu lục bát
+ Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng và vần chân.
+ Về thanh điệu, thanh bằng (B) – thanh trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định.
+ Cách ngắt nhịp của thơ song thất tương đối linh hoạt.Câu 2:
- Nhân vật trữ tình: người vợ - Hoàng hậu Lê Ngọc Hân
- Qua đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên là một người vợ nặng tình, biết trân quý những tình cảm, kỉ niệm vợ chồng; thủy chung, đau lòng, xót thương chồng vô hạn.Câu 3:
- Biện pháp nói giảm nói tránh:
Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:
+ Giúp cho cách diễn đạt trở nên giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm.
+ Vừa nhằm giảm bớt nỗi đau đớn trước cảnh sinh ly tử biệt; vừa gợi thân thế cao quý của người chồng qua hình ảnh xe loan.
+ Qua đó, thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa của người vợ trước sự ra đi của người chồng.Câu 4:
- Trong cuộc đời, gặp gỡ rồi chia ly là lẽ tự nhiên, nếu em phải chứng kiến hoặc trải qua những cuộc chia ly, em nên có thái độ:
+ Biết chấp nhận việc chia ly cũng như gặp gỡ như một lẽ thường tình, một lẽ tự nhiên không thể tránh khỏi trong cuộc sống;
+ Biết hướng tới những điều tích cực, lạc quan, tốt đẹp;
+ Yêu quý, trân trọng những người đang ở bên ta để khi họ có rời đi ta cũng không phải hối tiếc điều gì;
+ Động viên, khích lệ những người đang phải trải qua những cuộc chia ly có suy nghĩ, thái độ lạc quan, tích cực...Câu 5:
II. Viết (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách thức để đối mặt và vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
* Mở đoạn:
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cách vượt qua khó khăn thử thách của em.
* Thân đoạn: Làm rõ cách thức để để đối mặt và vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Giải thích:
+ Khó khăn thử thách: những tình huống éo le, ngang trái có thể đánh ngã chúng ta mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống của mình.
+ Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân một ý chí kiên cường để có thể đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Phân tích
+ Cuộc sống của bất cứ ai cũng đều gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định. Chúng ta không được lựa chọn mình sẽ gặp phải những khó khăn gì nhưng đối mặt và giải quyết những khó khăn, thử thách như thế nào lại phụ thuộc vào ý chí, nghị lực, quan điểm của mỗi người.
+ Chỉ khi ta vượt qua khó khăn, thử thách ta mới có được những bài học bổ ích và những điều tốt đẹp cho bản thân mình. Nếu buông xuôi, bỏ cuộc giữa chừng ta sẽ không thể có được thành công và những điều tốt đẹp sẽ không bao giờ đến.
- Dẫn chứng về những người nỗ lực, kiên trì, bản lĩnh đã vượt qua khó khăn, thử thách để minh họa cho bài làm văn của mình.
- Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có thói sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Lại có những người không chịu nỗ lực, phấn đấu vươn lên,… Những người này khó có được thành công và những giá trị tốt đẹp.
- Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của việc vượt qua nỗi đau trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.Câu 6:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích “Ai tư vãn” ở phần Đọc – hiểu.c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát đoạn trích “Ai tư vãn” và nêu khái quát ấn tượng chung về bài thơ.
+ Đoạn trích “Ai tư vãn” đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.
* Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm:
+ Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vẫn” được ra đời.
- “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ". Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.
- Phân tích bài thơ:
Luận điểm 1: Phân tích nội dung, chủ đề của văn bản.
+ Hiện thực tại mất mát, tang thương của nhân vật trữ tình:
+ Sự hồi tưởng về những tháng ngày hạnh phúc của nghĩa tình phu phụ.
+ Nỗi đau ly biệt:
Luận điểm 2: Phân tích một số đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
+ Thể thơ song thất lục bát với quy định rất chặt chẽ về vần, về nhịp.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc mà giàu giá trị biểu cảm. Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ như biện pháp so sánh, ẩn dụ,… Bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa. Tất cả đã diễn tả sâu sắc, thấm thía nỗi niềm của bà Hoàng hậu họ Lê trước sự ra đi của người chồng.
* Đánh giá mở rộng:
Đoạn thơ trích trong “Ai tư vãn” là một đoạn thơ mẫu mực của thể thơ song thất lục bát thuần tuý dân tộc với vần nhịp, giọng điệu phù hợp để diễn tả tâm sự, nỗi niềm của người vợ trong không gian, thời gian cụ thể là trước sự ra đi của người chồng.
* Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn trích, nêu bài học bản thând. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việte. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.