Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 10)

  • 177 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ trích dẫn?
Xem đáp án

- Thể thơ: Song thất lục bát.

- Giọng điệu của đoạn thơ: Lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

Câu 2:

Đoạn thơ là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Xem đáp án

- Đoạn thơ là lời của người cha nói với con.

- Nói trong hoàn cảnh: Trước giờ li biệt (trong cảnh nước mất nhà tan).

Câu 3:

Nêu nhận xét về bối cảnh không gian, hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ in đậm ở trên.
Xem đáp án

Nhận xét về:

- Bối cảnh không gian: Xa xôi (nơi tận cùng Tổ quốc), bao trùm màu tang tóc và nhuốm sầu nơi lòng người.

- Hoàn cảnh: Éo le

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Đau đớn tột cùng

Câu 4:

Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh “Ngọn cờ độc lập”, em hiểu hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Xem đáp án
Hình ảnh “Ngọn cờ độc lập” có ý nghĩa: Thể hiện niềm tin vào chiến thắng đang đến rất gần.

Câu 5:

Phân tích đoạn thơ trong phần đọc – hiểu trích trong bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn thơ trong phần đọc – hiểu trích trong bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tác giả; nêu ý kiến chung.                   

b. Thân bài: Lần lượt phân tích các phần theo bố cục:

- Phần 1: Phân tích để làm rõ:

+ Nội dung:

+ Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Phần 2: Phân tích để làm rõ:

+ Nội dung:

+ Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Phần 3: Phân tích để làm rõ:

+ Nội dung:

+ Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

 (Lưu ý: Trên đây chỉ là gợ ý cách phân tích, HS còn có thể phân tích bài thơ theo cách lần lượt đi từ nội dung đến hình thức nghệ thuật hoặc ngược lại.)

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Bắt đầu thi ngay