IMG-LOGO

320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án - Phần 9

  • 3181 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 2:

Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 3:

Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước ban hành loại văn bản nào để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 4:

Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 5:

Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 7:

Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 8:

Theo Hiến pháp năm 2013, thành phố trực thuộc trung ương chia thành các đơn vị hành chính nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D/


Câu 9:

Theo Hiến pháp năm 2013, thì cơ quan nào bầu ra Ủy ban nhân dân?
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 10:

Theo Hiến pháp năm 2013, đại biểu hội đồng nhân dân có quyền chất vấn ai?
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 11:

Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương?
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 12:

Theo Hiến pháp năm 2013, sau khi được Quốc hội bầu, chức vụ nào phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 13:

Nguồn của ngành Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 2013.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Nguồn của ngành Luật Hiến pháp bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp gồm các bản Hiến pháp và các văn bản khác như Sắc lệnh, nghị quyết của Quốc hội. Noi cách khác, không chỉ Hiến pháp 2013 mới là nguồn của ngành Luật Hiến pháp mà còn các bản Hiến pháp khác như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp 1954,…

Câu 14:

Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 15:

Nguồn của khoa học Luật hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp Việt Nam.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp gồm các bản Hiến pháp và các Sắc lệnh, nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp của Quốc hội. Ví dụ: Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.

Câu 16:

Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Hiến pháp ra đời sau sự ra đời của nhà nước. Một số nhà nước ra đời không có Hiến pháp như: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến,… Nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại. Giai đoạn đầu, Nhà nước mang tính chất bạo lực có tổ chức, lúc đó chưa có Hiến pháp mà chủ yếu là Luật Hình sự. Luật Hiến pháp đầu tiên ra đời ở Thế kỷ thứ XVIII (TBCN) và nước Mỹ là nước ban hành Luật Hiến pháp đầu tiên vào năm 1787 khi đó Nhà nước đã xuất hiện rất lâu. Cũng như tại Việt Nam. Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN đến nay đã được 4.895 năm. Trong khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào ngày 09/11/1946. Căn cứ vào nội dung quy định. Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp chỉ quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của công dân về chính trị, dân sự (Hiến pháp Mỹ). Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội: quy định cả các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội (Các Hiến pháp của nhiều nước được ban hành từ sau Chiến tranh thế giới thế 2. Kể cả Hiến pháp Việt Nam).
- Hiến pháp cổ điển: Mỹ (1787), Vương quốc Na uy năm (1814), Vương quốc Bỉ (1831), Liên bang Thuỵ sĩ (1874). Riêng có một số Hiến pháp như Ailen (1937), Thuỵ Điển (1932) … tuy được ban hành gần đây nhưng nội dung không có gì tiến bộ (hiện đại) hơn những Hiến pháp cổ điển được thông qua trước đó hàng trăm năm. - Hiến pháp hiện đại: Việt Nam (1946), Pháp (1946, 1958), Nhật Bản (1948), CHLB Đức (1949)…Do đó, Hiến pháp không ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.

Câu 17:

Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại không căn cứ vào thời gian ban hành mà dựa theo tính chất nội dung của các quy định chứa đựng trong hiến pháp/

Câu 18:

Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Hiến pháp không thành văn là tổng thể các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật được hình thành theo tập tục truyền thống, các án lệ của Toà án tối cao có liên quan tới việc tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng không được nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước. Theo đó, Hiến pháp không thành văn không chỉ được cấu thành từ một nguồn là tập tục mang tính Hiến pháp mà còn cấu thành từ nhiều nguồn khác như: Án lệ,…

Câu 19:

Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Ở nước ta, Hiến pháp đầu tiên là Hiến pháp năm 1946 ra đời vào ngày 09/11/1946. Trước đó, nước Việt Nam chưa có Hiến pháp

Câu 20:

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai
Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là loại Hiến pháp cương tính nên đòi hỏi thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung. Cơ sở pháp lý: Điều 120 Chương 11 Hiến pháp 2013.

Câu 21:

Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai
Bởi vì:Về đề xuất:
- Hiến pháp 1992: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120).
* Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946.
Soạn thảo:
- Hiến pháp 1992: Không thấy quy định.
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo.
* Hiến pháp 2013 thành lập Ủy Ban dự thảo Hiến pháp.
Tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1992: Ít nhất là 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất là 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
* Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
Hiệu lực:
- Hiến pháp 1992: Quốc hội biểu quyết thông qua.
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
* Hiến pháp 1992 chỉ Quốc hội biểu quyết thông qua, Hiến pháp 2013 Quốc hội biểu quyết thông qua, không bắt buộc do Quốc hội quyết định.

Câu 22:

Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai:
Bởi vì:
Về đề xuất:
- Hiến pháp 1946: Do 2/3 tổng số Nghị viên yêu cầu (khoản a, Điều 70).
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120).
* Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946.
Soạn thảo:
- Hiến pháp 1946: Ban dự thảo
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo
* Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban.
Tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1946: Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất 2/3 Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
* Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
Hiệu lực:
- Hiến pháp 1946: Toàn dân phúc quyết là bắt buộc
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
* Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do QH quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý

Câu 23:

Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chỉ gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6 Hiến pháp 2013)

Câu 24:

Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013)

Câu 25:

Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận định Sai.
Bởi vì:
Trong hệ thống chính trị nước ta, gồm có 3 thiết chế hợp thành tác động vào hệ thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Trong đó, Nhà nước là thiết chế giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị. Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã được Hiến pháp xác định đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tại Điều 4 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho nên Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước: Đảng lãnh đạo thông qua việc hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các đảng viên của Đảng đã được Đảng giới thiệu vào nắm giữ các vị trí chủ chốt và các đảng viên trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật và có cơ chế đảm bảo cho những chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong đời sống xã hội. Nhưng, Nhà nước mới là vị trí quan trọng nhất, là trung tâm chi phối hệ thống chính trị. Cụ thể: - Nhà nước quyết định cơ cấu hệ thống chính trị, quyết định có bao nhiêu Đảng hoạt động, quyết định đưa Điều 4 quy định về vai trò của Đảng vào trong Hiến pháp trong quá trình xây dựng Hiến pháp. - Nhà nước điều hành, điều phối các lực lượng trong bộ máy Nhà nước và quân đội để thực hiện cưởng chế, bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương