Trắc nghiệm Mắt – Các tật của mắt và cách khắc phục có đáp án (Nhận biết)
-
1148 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm: giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
A - sai vì không phải lúc nào mắt cũng có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B - sai vì khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống
C - đúng
D - sai vì khi nhìn vật ở gần mắt hơn thì các cơ vòng co lại làm độ cong của thủy tinh thể tăng lên
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho:
Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Điểm cực viễn (Cv) của mắt là:
Điểm cực viễn của mắt là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, đối với mắt không có tật - điểm cực viễn ở vô cực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Điểm cực cận (Cc) của mắt là:
Điểm cực cận (Cc) của mắt là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ ở trạng thái điều tiết tối đa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát các vật đặt ở:
Ta có: Điểm cực cận (Cc) của mắt là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ ở trạng thái điều tiết tối đa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ quang học nào sau đây?
Mắt tương tự như một máy ảnh, trong đó:
+ Thấu kính mắt ↔ vật kính
+ Võng mạc ↔ phim
Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ thấu kính hội tụ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Khi nói về các tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
A, B, C - đúng
D - sai vì mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần cũng không nhìn rõ được các vật ở xa khác với mắt cận và mắt viễn (mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa - chỉ nhìn rõ các vật ở gần, mắt viễn không nhìn rõ các vật ở gần - chỉ nhìn rõ các vật ở xa)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Khi nói về các cách sửa tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
A, B, D - đúng
C - sai vì: Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính:
Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Để khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính:
Khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là:
Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là võng mạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Ý kiến nào sau đây đúng về sự điều tiết của mắt?
A - đúng
B - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt không phải điều tiết
C, D - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Để nhìn rõ một vật, cần có các điều kiện:
Để nhìn rõ một vật, cần có các điều kiện:
+ Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
+ Góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Ý kiến nào sau đây đúng về mắt viễn?
A - đúng
B – sai vì: Khoảng cực cận lớn hơn so với mắt tốt.
C – sai vì: Để nhìn được các vật nhỏ ở gần mắt như mắt tốt thì phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
D - sai vì với mắt viễn khi nhìn vật ở vô cực mắt vẫn phải điều tiết.
Đáp án cần chọn là: A