IMG-LOGO

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 có đáp án - Đề 4

  • 3992 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu
Xem đáp án
Đáp án A
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van (sgk Địa lí 11 trang 20)

Câu 2:

Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là
Xem đáp án
Đáp án A
Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu (sgk Địa lí 11 trang 25)

Câu 3:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do
Xem đáp án
Đáp án A
Đa số các nước Mỹ Latinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến đầu tư nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh (sgk Địa lí 11 trang 26)
=> Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do chính trị không ổn định.

Câu 4:

Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là
Xem đáp án
Đáp án D
Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là Đạo Hồi (sgk Địa lí 11 trang 29)

Câu 5:

Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào?
Xem đáp án
Đáp án B
Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Câu 6:

Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu
Xem đáp án
Đáp án D
Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 11 trang 99); tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh

Câu 7:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
Xem đáp án
Đáp án A
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ thống đất trồng phong phú (đất feralit đồi núi, đặc biệt là đất đỏ badan ở các khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa và đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới (sgk Địa lí 11 trang 100)

Câu 8:

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
Xem đáp án
Đáp án C
Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, vì thế có nhiều loại khoáng sản (sgk Địa lí 11 trang 100)

Câu 9:

Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do
Xem đáp án
Đáp án D
Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới; Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (sgk Địa lí 11 trang 101)

Câu 10:

Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển?
Xem đáp án
Đáp án D
Trong các nước Đông Nam Á, Lào không giáp biển

Câu 11:

Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 31, cho biết quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á lục địa?
Xem đáp án
Đáp án C
- Các nước Đông Nam Á lục địa bao gồm: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam
- Các nước Đông Nam Á hải đảo gồm: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Timo
=> Thái Lan thuộc các nước ĐNÁ lục địa

Câu 12:

Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
Xem đáp án
Đáp án D
Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là xuất khẩu thu ngoại tệ (sgk Địa lí 11 trang 104)

Câu 13:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
Xem đáp án
Đáp án A
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 (sgk Địa lí 11 trang 106)

Câu 14:

Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
Xem đáp án
Đáp án A
Hiện nay, Đông Timo vẫn chưa gia nhập ASEAN mà vẫn đang là quan sát viên

Câu 15:

Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
Xem đáp án
Đáp án D
ASEAN có cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: Hợp tác thông qua các diễn đàn, các hiệp ước, các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”, thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực (sgk Địa lí 11 trang 107)
=> Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN

Câu 16:

Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là
Xem đáp án
Đáp án B
Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế (sgk Địa lí 12 trang 101)

Câu 17:

Dân số châu Phi tăng nhanh là do
Xem đáp án
Đáp án C
Dân số châu Phi tăng nhanh là do tỉ suất gia tăng tự nhiên cao (sgk Địa lí 11 trang 21)

Câu 18:

Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án C
Khu vực Tây Nam Á là vùng tương đối khô hạn, địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, bán đảo A-rap là nơi tập trung nhiều hoang mạc => khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
=> Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp không phải là đặc điểm của Tây Nam Á

Câu 19:

Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015
Đơn vị (%)

Nước Thế giới An-giê-ri Nam Phi Ăng-gô-la Xu-đăng
Tỉ lệ biết chữ 84,5 86 94,3 71,1 75,9




Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án
Đáp án B
Dựa vào bảng số liệu, trong các nước châu Phi đã cho, chỉ có Nam Phi và An-giê-ri có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình thế giới, còn Ăng-gô-la và Xu-đăng có tỉ lệ biết chữ thấp hơn mức trung bình thế giới

Câu 20:

Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
Xem đáp án
Đáp án B
Về mặt xã hội, Tây Nam Á và Trung Á đều phải đối mặt với các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố do có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và lực lượng khủng bố (sgk Địa lí 11 trang 32)

Câu 21:

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
Xem đáp án
Đáp án D
Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì đây là cầu nối giữa 2 lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Úc và tiếp giáp với 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là nơi án ngữ các tuyến đường biển giữa 2 đại dương này...

Câu 22:

Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
Xem đáp án
Đáp án B
Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiệnđại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (sgk Địa lí 11 trang 103)

Câu 23:

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.
Xem đáp án
Đáp án D
Các lí do chính khiến các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình là Mỗi nước trong khu vực, từng có những thời kì chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định (ví dụ như chiến tranh, xung đột sắc tộc); giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo (nhất là vấn đề biển Đông) chính vì thế cần giữ ổn định khu vực để tạo điều kiện cho các nước phát triển, tránh sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
=> Đặc điểm khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao không phải lí do chính khiến các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định

Câu 24:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
Xem đáp án
Đáp án A
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III; chuyển hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ (sgk Địa lí 11 trang 102)

Câu 25:

Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là do
Xem đáp án
Đáp án B
Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là nhờ phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng (sgk Địa lí 11 trang 101)

Câu 26:

Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
Xem đáp án
Đáp án A
Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng một môi trường hòa bình ổn định trong khu vực, điều này có ý nghĩa chính trị - xã hội hết sức quan trọng (sgk Địa lí 11 trang 107)

Câu 27:

Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015
(Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1985

1995

2015

Đông Nam Á

3,4

4,9

9,3

Thế giới

4,2

6,3

12,2

 

 

 



Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án
Đáp án A
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, để thể hiện giá trị thực như sản lượng qua nhiều năm, thích hợp nhất là biểu đồ cột
=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015 là biểu đồ cột

Câu 28:

Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
Xem đáp án
Đáp án B
Áp dụng công thức tính chi tiêu bình quân khách du lịch = chi tiêu của khách du lịch / tổng số khách
=> chi tiêu bình quân khách du lịch đến Đông Nam Á = 70578 000 000 / 97262 000 = 725,6 USD

Câu 29:

Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?
Xem đáp án
Những nguyên nhân làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định là:
- Tình hình chính trị không ổn định
- Sau khi giành được độc lập:
+ Cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài.
+ Các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.
+ Nền kinh tế còn quá phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.

Câu 30:

Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung bảng sau để thấy được sự khác biệt về địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo.

Tiêu chí về tự nhiên

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

 

 

 

Xem đáp án

Hoàn thành nội dung bảng để thấy được sự khác biệt về địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo

Tiêu chí về tự nhiên

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình

Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc-nam, nhiều nơi núi ăn lan sát biển, giữa các dãy núi là các thung lũng rộng

Nhiều đảo và quần đảo; ít đồng bằng, nhiều đồi và núi lửa.


Câu 31:

Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong quá trình hội nhập ASEAN?
Xem đáp án
Việt Nam có những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập ASEAN là:
- Cơ hội:
+ Được hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,… nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
+ Kinh tế: Việt Nam xuất, nhập khẩu hàng hóa sang các nước trong ASEAN, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế của khu vực.
- Thách thức:
+ Phải cạnh tranh hàng hóa với các thương hiệu, uy tín, các sản phẩm có công nghệ cao.
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị,….

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương