IMG-LOGO

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 có đáp án - Đề 15

  • 2913 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các quốc gia trên TG được chia làm 2 nhóm: phát triển và đang phát triển, dựa vào:
Xem đáp án
Đáp án C
Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp vào hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển

Câu 2:

Các ngành kinh tế nào sau đây là sản phẩm của nền kinh tế tri thức:
Xem đáp án
Đáp án B
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.

Câu 3:

Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO:
Xem đáp án
Đáp án C
Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO là thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và thế giới nên các loại hàng hóa của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước/quốc gia trên thị trường quốc tế.

Câu 4:

Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:
Xem đáp án
Đáp án A
Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Câu 5:

Môi trường ô nhiễm là do
Xem đáp án
Đáp án C
Môi trường ô nhiễm là do áp lực của gia tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động kinh tế. Dân số tăng đã gây sức ép rất lớn đến môi trường (khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường,…) và các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển sản xuất công nghiệp đã vô hình chung làm ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí,…

Câu 6:

Bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu bắt nguồn từ
Xem đáp án
Đáp án B
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.

Câu 7:

Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
Xem đáp án
Đáp án B
Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai phá quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai của nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc. Việc khai thác khoảng sản nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá.

Câu 8:

Câu nào sau đây không chính xác?
Xem đáp án
Đáp án C
- Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển. Đó là hậu quả sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân => Ý C sai, B đúng.
- Các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ, trình độ dân trí thấp,… => Ý D đúng.
- Nền kinh tế của châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trong thập niên vừa qua => Ý A đúng.

Câu 9:

Nguyên nhân kinh tế Mĩ La Tinh phát triển không ổn định là:
Xem đáp án
Đáp án C
- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh.
- Hơn nữa, do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Câu 10:

Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án C
Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực.

Câu 11:

Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh cường quốc là
Xem đáp án
Đáp án D
Tây Nam Á và gần đây là Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực.

Câu 12:

Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Cooc-đi-e là:
Xem đáp án
Đáp án C
- Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc => Ý A, B đúng.
- Vùng Cooc-đi-e là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú => Ý D đúng.
- Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương => Ý C sai.

Câu 13:

Dân cư Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc về các bang
Xem đáp án
Đáp án C
Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.

Câu 14:

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành:
Xem đáp án
Đáp án C
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chiếm 84,2 % giá trị hàng xuất khẩu của cả nước.

Câu 15:

Những đặc điểm cơ bản về sự phát triển của EU
Xem đáp án
Đáp án D
Những đặc điểm cơ bản về sự phát triển của EU là tạo dựng một thị trường chung để phát triển kinh tế giữa các nước trong khối và có chính sách chung với các nước ngoài khối.

Câu 16:

Đặc điểm nào không đúng với thị trường chung châu Âu:
Xem đáp án
Đáp án C
Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia => Ý C sai.

Câu 17:

Năm 2004, so với toàn thế giới tổng giá trị ngoại thương của Hoa Kỳ chiếm
Xem đáp án
Đáp án B
Tổng kinh ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD chiếm khoảng 12 % tổng giá trị ngoại thương thế giới.

Câu 18:

EU được xem là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới vì
Xem đáp án
Đáp án A
EU được xem là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới vì dẫn đầu thế giới về GDP, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP trên 25% (Hoa Kỳ - 7%; Nhật Bản - 12%), tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới trên 35% (Hoa Kỳ - 9%; Nhật Bản - 6%),…

Câu 19:

Đặc điểm nào không đúng với EU:
Xem đáp án
Đáp án D
Khó khăn lớn nhất của EU là các nước thành viên có trình độ phát triển không đồng đều cả giữa các quốc gia và các vùng với nhau.
=> Nhận định EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng là không đúng

Câu 20:

Liên kết Ma-xơ Rai-nơ hình thành ở biên giới ba nước:
Xem đáp án
Đáp án C
Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc,…

Câu 21:

Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi. Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên?
Xem đáp án
* Đặc điểm tự nhiên châu Phi
- Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
- Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai phá quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai của nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc. Việc khai thác khoảng sản làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá.
- Địa hình: Châu Phi như một cao nguyên khủng lồ với nhiều cao, sơn nguyên. Bờ biển ít bị chia cắt,…
- Sông ngòi: Hệ thồng sông ngòi ở châu Phi khá phát triển, đặc biệt là phần lãnh thổ Nam Phi. Một số con sông nổi bật nhất như sông Nin, sông Công-gô, sông Nigie,…
* Để khắc phục được những khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên, các nước Châu Phi cần:
- Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên của đất nước.
- Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các nước trong khu vực.
- Học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
- Áp dụng các biện pháp thủy lợi nhằm hạn chế sự khô hạn.

Câu 22:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ THỜI KÌ 1995 2004
(Đơn vị: %)

Năm

1995

1998

1999

2000

2004

Xuất khẩu

43,1

28,8

39,9

38,3

34,8

Nhập khẩu

56,9

71,2

60,1

61,7

65,2

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ thời kì 1995 – 2004.
b) Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Xem đáp án
a) Vẽ biểu đồ
Media VietJack
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ THỜI KÌ 1995 – 2004
b) Nhận xét
Qua biểu đồ, rút ra nhận xét dưới đây:
- Sự chuyển dịch: Giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch qua các năm nhưng không ổn định.
+ Giai đoạn 1995 – 1998: Xuất khẩu giảm (14,3%), nhập khẩu tăng (14,3%).
+ Giai đoạn 1998 – 1999: Xuất khẩu tăng (11,1%), nhập khẩu giảm (11,1%).
+ Giai đoạn 1999 – 2004: Xuất khẩu giảm (5,1%), nhập khẩu tăng (5,1%).
Nhìn chung cả giai đoạn 1995 – 2004 thì xuất khẩu giảm (8,3%) và xuất khẩu tăng (8,3%).
- Cơ cấu: Nhìn chung cả giai đoạn giá trị xuất, nhập khẩu không ổn định nhưng xuất khẩu luôn nhỏ hơn nhập khẩu (65,2% so với 34,8% năm 2004) => Hoa Kỳ là nước nhập siêu.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương