IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học 195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án

195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án

195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án - Phần 3

  • 7744 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự 
Xem đáp án

Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, người làm chứng chỉ cần có điều kiện là người không mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành người làm chứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 77 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 2:

Thẩm phán không được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án dân sự 
Xem đáp án

Vì nếu thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND TC hoặc Ủy ban thẩm phán TAND TC thì họ vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 3:

Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm 
Xem đáp án

Theo quy định tại Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015 thì: Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Nói cách khác, Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.

Cơ sở pháp lý: Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 4:

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm 
Xem đáp án

Chỉ có những biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các khoản 6,7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 6:

Tòa án không có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 
Xem đáp án

Tòa án vẫn có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cẩn tạm thời ngay cả khi đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đối với các biện pháp khẩn cẩn tạm thời được quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 114 BLTTDS 2015.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 111 BLTTDS và Điều 135 BLTTDS

Chọn đáp án B


Câu 7:

Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại 
Xem đáp án

Bởi lẽ nếu rơi vào trường hợp khoản 3 Điều 192 và điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 8:

Nếu thư ký Tòa án là người thân thích với kiểm sát viên trong cùng 1 vụ án thì chỉ cần thay đổi 1 người 
Xem đáp án

Về mặt nguyên tắc khi có 2 người tiến hành tố tụng là người thân thích thì chỉ cần thay đổi 1 người là có thể đảm bảo được tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc.

Cơ sở pháp lý: Điều 54 + Điều 60 BLTTDS 2015

Chọn đáp án A


Câu 9:

Khi có yêu cầu của các đương sự, Tòa án sẽ triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan 
Xem đáp án

Vì người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thông qua 3 con đường: tự mình đề nghị, đương sự khác đề nghị và Tòa án đưa vào.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015

Chọn đáp án A


Câu 11:

Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm 
Xem đáp án

Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền giao nộp tài liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Do đó, về nguyên tắc đương sự không có quyền nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm do thời điểm này đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới giao nộp chứng cứ thì phải chứng minh được lý do chính đáng của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Chỉ những tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 12:

Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định 
Xem đáp án

Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 thì ngoài Tòa án, đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong trường hợp khi họ đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của họ.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 13:

Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm 
Xem đáp án

Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy Tòa án cấp thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 293 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 14:

Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự 
Xem đáp án

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký tòa án không có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự. Thư ký tòa án chỉ có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai đương sự theo quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 15:

Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự 
Xem đáp án

Theo quy định tại Điều 86 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người đại diện và Điều 271 quy định về Quyền của người kháng cáo thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong trường hợp trong nội dung văn bản ủy quyền, đương sự có ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền cho mình có quyền kháng cáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 86, Điều 271 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 16:

Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án 
Xem đáp án

Bởi vì:

Thứ nhất: căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án và Thẩm phán ta thấy:

Trong tất cả các quy định tại Điều 51 BLTTDS 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký Tòa không có quyền chủ trì phiên hòa giải.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 48 BLTTDS 2015 quy địnhvề nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán thì tại khoản 10 có quy định về thẩm quyền Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán.

Thứ hai: Căn cứ vào khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015 quy định về Thành phần tham gia phiên họp hòa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ là người ghi biên bản phiên họp.

Căn cứ Điều 210 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp, là người công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và tiến hành hòa giải.

Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Do đó, Thư ký Tòa án không có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.

Cơ sở pháp lý: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều 209, Điều 210 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 17:

Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm 
Xem đáp án

Căn cứ theo quy định tại Điều 296 BLTTDS 2015, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo. Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó. Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Do đó, không phải mọi trường hợp, nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 18:

Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm 
Xem đáp án

Vì theo quy định tại Điều 332 BLTTDS 2015, trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án như: Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trường hợp người đã kháng nghị như Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 332 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 19:

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự đưa ra quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết 
Xem đáp án

Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 quy định về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và khoản 4, 6 Điều 58 quy định về Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát và Điều 262 về việc Phát biểu Kiểm sát viên được quy định trong BLTTDS 2015. Theo đó, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án bắt buộc có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát như đương sự là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự. Và đại diện Viện kiểm sát khi tham gia phiên tòa có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán và giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này, tuy nhiên ý kiến này không phải làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 21, khoản 4, 6 Điều 58, Điều 262 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Câu 20:

Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định 
Xem đáp án

Theo điểm c khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015, trước khi mở phiên Tòa, việc thay đổi người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án. Còn tại phiên tòa, quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015, thì quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015

Chọn đáp án B


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương