Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học 195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án

195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án

195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự có đáp án - Phần 10

  • 7780 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà phúc thẩm chỉ được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý 
Xem đáp án

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Giải thích: Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Trường hợp bị đơn không đồng ý thì việc rút đơn khởi kiện không được chấp nhận. Trường hợp bị đơn đồng ý thì việc rút đơn khởi kiện được chấp nhận

Chọn đáp án A


Câu 2:

Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 
Xem đáp án

Cơ sở pháp lý: Điều 371, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Giải thích: Quyết định giải quyết các việc dân sự sau không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:

Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” quy định tại khoản 7 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự;

Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” quy dịnh tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự;

Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự

Chọn đáp án B


Câu 3:

Chỉ tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài 
Xem đáp án

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 35, khoản 3 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Giải thích: Trong trường hợp giải quyết “Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam” thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam, chứ không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Hay trong trường hợp, Tòa án cấp huyện đã thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật khi hai đương sự ở Việt Nam, trong quá trình giải quyết thì có đương sự ra nước ngoài sinh sống thì trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn có thẩm quyền giải quyết

Chọn đáp án B


Câu 4:

Tòa án có thể ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về một phần vụ án 
Xem đáp án

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Giải thích: Khoản 1 Điều 212 quy định: “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết Toàn bộ vụ án”. Như vậy, đối với sự thoả thuận của các đương sự về một phần vụ án thì Thẩm phán không thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về phần thỏa thuận được đó

Chọn đáp án B


Câu 5:

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự và đưa ra quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết 
Xem đáp án
Theo Điều 234 BLTTDS 2004, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc tranh chấp pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án. Theo Điều 21 bộ luật này, viện kiểm sát nhân dân chỉ có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự chứ không có vai trò trong việc đưa ra quan điểm làm căn cứ để HĐXX giải quyết vụ việc dân sự
Chọn đáp án B

Câu 6:

Đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết là quyền của đương sự 
Xem đáp án
Theo Điều 56 BLTTDS 2004 thì đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thuộc khoản 2 Điều 61 thì mới có quyền đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết
Chọn đáp án B

Câu 7:

Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì phải chịu 50% án phí sơ thẩm 
Xem đáp án
Khoản 3 điều 131 Bộ luật TTDS, khoản 4 điều 16 NQ 01/2012/NQ-HĐTP, Khoản 12 điều 27 Pháp lệnh 10/2012. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí (100%) dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Khoản 1 điều 16 NQ 01/2012. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
Chọn đáp án B

Câu 8:

Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền Tòa án không thay đổi 
Xem đáp án
Theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 7, điều 10 NQ 03/2012. Đã thụ lý nhưng vẫn có thể chuyển
Chọn đáp án B

Câu 9:

Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 
Xem đáp án
Theo quy định của khoản 3 Điều 75 BLTTDS 2004 : “Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật
Chọn đáp án B

Câu 10:

Tại phiên tòa, đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì Tòa vẫn có thể chấp nhận 
Xem đáp án
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 NQ 03/2012/NQ-HĐTP:
 “4. Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận, nếu người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đáp ứng các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.  
Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đương sự hoãn phiên toà để đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Chọn đáp án A

Câu 11:

Tòa án có thể hòa giải một số vấn đề liên quan đến hòa giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội 
Xem đáp án
Theo quy định tại khoản 2 điều 181 BLTTDS về trường hợp tòa án không được hòa giải “2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
Chọn đáp án B

Câu 12:

Mọi trường hợp đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án cấp sơ thẩm đều phải hoãn phiên tòa 
Xem đáp án
Theo quy định tại khoản 2 điều 199, khoản 2 điều 200, khoản 2 điều 201 BLTTDS. Ví dụ như nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn
Chọn đáp án B

Câu 13:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc phẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm lập biên bản và ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự 
Xem đáp án

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo khoản 1 điều 258 BLTTDS không có quy định việc công nhận sự thỏa thuận của các bên

“1. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng

Chọn đáp án B


Câu 14:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kết quả hòa giải thành ở cơ sở có được Toà án xem xét công nhận không? 
Xem đáp án
Quy định tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Chọn đáp án A

Câu 15:

Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự: 
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương