Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 2 )

  • 479 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tiệc đương yến ẩm say sưa,

Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong

  Ban cho hai chức Quận công,

Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền

 Gả nàng công chúa hợp duyên,

Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia

Xem đáp án

- Chỉ ra biện pháp liệt kê: phê hạ chiếu, sắc phong, ban cho hai chức Quận công, gả nàng công chúa, phong làm Quốc tế.

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho văn bản truyện thơ

+ Nhấn mạnh sự ban thưởng của nhà vua cho Thạch Sanh

+ Khẳng định tài năng, vẻ đẹp phẩm chất của Thạch Sanh và thể hiện chủ đề của văn bản: ở hiền gặp lành.


Câu 3:

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Thạch Sanh trong văn bản trên.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giới thiệu được văn bản, nhât vật Thạch Sanh.

- Lí giải được một số đặc điểm nổi bật của nhân vật Thạch Sanh thông qua việc phân tích các phương diện cụ thể:

+ Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng: hành động, ngôn ngữ đối thoại “Xin tha cho nó về tù bản hương”. và lời nhận xét của nhân vật khác “Không Sanh, mày chết bỏ đời miếu sơn/ Làm sao phụ nghĩa, vong ân

+ Trọng tình nghĩa: Xin tha cho mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca.

+ Tính cách: nhân hậu, bao dung, hào hiệp: sẵn lòng giúp đỡ người khác.

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm: có vẻ đẹp toàn diện, khắc họa ở hai phương diện: con người bên ngoài và bên trong.

- Nó thể hiện được tư tưởng, chủ đề tác phẩm: Người ở hiền thì sẽ gặp lành và thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của người viết.


Câu 4:

Thạch Sanh có thể xét xử Lý Thông nhưng chàng không làm như vậy. Từ hành động đó của Thạch Sanh, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng bao dung.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Em hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa của lòng bao dung.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của lòng bao dung.

2. Thân bài

- Giải thích “bao dung”/ biểu hiện: Là chấp nhận hay bỏ qua những lỗi lầm, sai sót của người khác hoặc chính bản thân mình. Đây là một hành động hoặc thái độ thể hiện sự nhân ái, tâm lý tích cực và khả năng buông bỏ những cảm xúc tiêu cực như tức giận, thù hằn hay oán giận.

- Bày tỏ quan điểm của bản thân và đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

+ Bao dung là một quá trình và có thể cần thời gian, nhưng nó thường mang lại lợi ích lớn về mặt tinh thần và cảm xúc cho cả người tha thứ và người được tha thứ.

+ Bao dung mang lại nhiều giá trị quý báu cho cả bản thân và các mối quan hệ, góp phần tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

- Đưa ra các ý kiến trái chiều

+ Tha thứ khác với với việc tiếp tay cho những hành động sai trái

+ Phê phán những người sống ích kỉ. chỉ biết lợi ích của bản thân.

3. Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay