Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 6)

  • 484 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Văn bản trên viết về vấn đề gì?

Xem đáp án

Văn bản viết về vấn đề: Giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.


Câu 3:

 Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?

Xem đáp án

Văn bản có 2 luận điểm:

- Luận điểm 1: Bối cảnh hiện thực thời Nguyễn Du sống.

- Luận điểm 2: Sự tác động của bối cảnh hiện thực đối với “Truyện Kiều”.


Câu 4:

Qua văn bản trên, tác giả bày tỏ quan điểm gì?

Xem đáp án

Quan điểm:

- Đánh giá cao giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du;

- Phê phán chế độ phong kiến thời kì suy tàn.


Câu 5:

Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay.

Xem đáp án

Rút ra bài học về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay:

- Không hùa theo, không tiếp tay cho cái xấu, cái ác;

- Cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động để ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái ác;

- Cần kêu gọi mọi người cùng chung tay để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.


Câu 6:

 Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

a. Giải thích

Đồng cảm và sẻ chia là hai đức tính tốt đẹp của con người mà mỗi chúng ta cần có để giúp cho xã hội này phát triển theo hướng tích cực, giàu tình yêu thương hơn.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống đồng cảm và sẻ chia:

+ Luôn sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của người khác, san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.

+ Biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, sống chan hòa với mọi người, cho đi mà không mong ngóng được nhận lại.

+ Khi chứng kiến những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, chúng ta biết rung động, cùng chung tay giúp đỡ họ, kêu gọi, tuyên truyền những người xung quanh cùng chung tay.

- Ý nghĩa của việc đồng cảm và sẻ chia:

+ Việc chúng ta sẻ chia với người khác sẽ khiến cho người đó cảm thấy thoải mái, tốt hơn, những năng lượng tiêu cực cũng từ đó mà giảm bớt.

+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

+ Những mảng đời khó khăn khi được sẻ chia, giúp đỡ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…


Câu 7:

Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại

Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Người phụ nữ thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất”. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.

                                              (Khuyết danh. Theo https://thiquocgia.vn/)

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Tóm tắt nội dung, nêu chủ đề truyện: Tình cảm yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống.

* Về nội dung: Phân tích làm rõ được các nhân vật trong truyện.

- Nhân vật người dì:

+ Lúc đầu suy nghĩ không tốt về gia đình hàng xóm gia đình này nghèo đến nỗi không có nến; sự ích kỉ, hẹp hòi, toan tính không muốn chia sẻ của bà tốt nhất là không cho…dì không có…

+ Khi nghe cậu bé nói: Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ : bà chợt hiểu ra; bà vừa thấy xấu hổ vì suy nghĩ của bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt => nước mắt của sự hối hận, xấu hổ trước suy nghĩ và thái độ hẹp hòi của bản thân; cảm động trước hành động yêu thương, sẻ chia của mẹ con người hàng xóm; giọt nước mắt của lòng biết ơn vì cậu bé đã cho bà một bài học về tình người trong cuộc sống,…

-  Nhân vật cậu bé:

+ Hoàn cảnh: nghèo khổ, sống với mẹ, bố mất; là hàng xóm của người phụ nữ.

+ Thái độ: lễ phép, thân thiện con chào dì, cười rạng rỡ khi được cho đi …

+ Lời nói, hành động: vô tư trong sáng đầy thấu hiểu, yêu thương sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ. => Cậu bé tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có về tình thần; hành động quan tâm sẻ chia đã cảm hóa người hàng xóm, thắp sáng tình người trong câu chuyện,…

- Nhân vật người mẹ:

- Xuất hiện gián tiếp qua lời nói của cậu bé đã cho thấy: bà là người nhân hậu, giáo dục con biết sẻ chia, quan tâm, thấu hiểu.

→ Đó là cội nguồn của lòng tốt, của tình thương…

* Về nghệ thuật:

- Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn, sâu sắc, …

- Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn,…

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua suy nghĩ, hành động, lời nói để bộc lộ tính cách làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng,…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay