Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 9)

  • 478 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cụm từ “nỗi tóc tơ” thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Cụm từ “nỗi tóc tơ” thể hiện tình nghĩa vợ chồng


Câu 3:

Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian nơi mà Kiều Nguyệt Nga đang ở và ý nghĩa, tác dụng của những từ ngữ ấy?

Xem đáp án

- Những từ ngữ, hình ảnh: Ải đồng, Minh mông biển rộng, đùng đùng sóng xao, bóng trăng vằng vặc, sao mờ mờ, trời lặng lẽ.

- Ý nghĩa, tác dụng: thể hiện tâm trạng đau khổ cũng như tấm lòng chung thủy của Kiều Nguyệt Nga.


Câu 4:

Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích?

Xem đáp án

Kiều Nguyệt Nga là cô gái có tâm hồn cao đẹp, trọng nghĩa trọng tình, nguyện hi sinh tính mạng để thể liện lòng chung thủy, son sắt với người mình yêu là chàng Lục Vân Tiên.


Câu 5:

Qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phân của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Xem đáp án

- Thân phận người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bị chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc.

- Xã hội trọng nam khinh nữ không coi trọng giá trị của người phụ nữ.


Câu 6:

Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến: Cuộc đời là những chuyến đi.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

a. Giải thích

Những chuyến đi có ý nghĩa và tác động trực tiếp, tích cực đến với mỗi người.

b. Phân tích

- Những chuyến đi giúp con người hiểu thêm về con người, mảnh đất và văn hóa của một nơi khác để mở mang tầm hiểu biết của mình.

- Những chuyến đi giúp bạn thư giãn sau những giờ phút căng thẳng sẽ tạo động lực, nguồn cảm hứng mới để ta sắp xếp lại cuộc sống của bản thân.

- Khi đi đến nhiều nơi, có thêm nhiều hiểu biết ta sẽ hoàn thiện bản thân hơn cũng như biết cách ứng xử phù hợp với mọi hoàn cảnh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người ngày càng thông thái, phát triển bản thân nhiều hơn sau những chuyến đi.

d. Mở rộng

- Hiểu được những giá trị to lớn mà các chuyến đi mang lại, nhà trường cũng như gia đình nên tạo ra nhiều chuyến đi có tính chất học hỏi, mở rộng kiến thức cho học sinh, con em của mình.

- Mỗi người sau những giờ phút học tập mệt mỏi, căng thẳng cũng nên dành cho bản thân những chuyến đi đến những miền đất khác để thấy Việt Nam mình đẹp và thấy cuộc đời tươi vui hơn.

- Nhà nước cũng nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa để thúc đẩy ngành du lịch cũng như tạo điều kiện cho lớp trẻ có nhiều chuyến đi hơn.


Câu 7:

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích ở phần đọc hiểu.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích ở phần đọc hiểu.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

1.1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm viết bằng chữ Nôm, tiêu biểu là “Truyện Lục Vân Tiên”.

- “Truyện Lục Vân Tiên” là một truyện thơ Nôm được sáng tác theo thể lục bát, kể về hành trình của chàng Lục Vân Tiên tài ba, đức độ và lòng trung nghĩa của các nhân vật. Tác phẩm có tính giáo huấn cao, đồng thời tôn vinh những phẩm chất đạo đức trong xã hội.

1.2. Giới thiệu đoạn trích:

Đoạn trích là cảnh Nguyệt Nga - một người con gái giàu tình cảm, tiết hạnh, đang thể hiện nỗi niềm nhớ thương Lục Vân Tiên. Cô quyết định tự vẫn để giữ gìn trinh tiết và lòng chung thủy khi không còn hy vọng gặp lại chàng.

2. Thân bài

2.1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Nguyệt Nga:

- Nguyệt Nga bị đưa đến ải Đồng (vùng đất của kẻ thù), chịu cảnh cô độc, lạc lõng giữa biển rộng mênh mông.

- Không gian và thời gian được miêu tả đầy hoang vắng, cô tịch:

“Mười ngày đã tới ải Đồng,

Minh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.”

- Biển cả mênh mông, sóng vỗ ầm ầm không chỉ gợi tả sự dữ dội của thiên nhiên mà còn tượng trưng cho những biến cố, khó khăn mà Nguyệt Nga phải đối diện.

2.2. Cảnh đêm và tâm trạng của Nguyệt Nga:

* Cảnh đêm: Trăng sao mờ ảo, trời đất lặng lẽ tạo nên một không gian u buồn, lạnh lẽo.

- Hình ảnh:

“Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ,

Trên trời lặng lẽ như tờ.”

- Ánh trăng sáng và sự lặng lẽ của bầu trời gợi tả sự cô đơn, lẻ loi của Nguyệt Nga.

* Tâm trạng của Nguyệt Nga:

- Cô đau đớn khi nhớ về mối duyên không trọn vẹn với Lục Vân Tiên: “Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng tròn”.

- Câu hỏi tu từ: “Nọ nước kìa non, Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?” cho thấy nỗi xót xa, tiếc nuối và sự bi ai khi nhìn thấy cảnh mà người đã xa.

2.3. Biểu hiện của lòng chung thủy:

- Nguyệt Nga bày tỏ tấm lòng chung thủy đối với Lục Vân Tiên, quyết tâm giữ gìn trinh tiết dù phải đánh đổi cả tính mạng.

- Khi quân hầu ngủ, cô lén mở rèm, đối diện với ánh trăng và thì thầm lời thề nguyện:

“Trăm năm xin gửi chút tình lại đây,

Vân Tiên anh hỡi có hay?”

- Cách xưng hô thân mật, dịu dàng cho thấy tình cảm sâu sắc mà cô dành cho Lục Vân Tiên.

2.4. Hành động tự vẫn để giữ gìn danh tiết:

- Nguyệt Nga quyết định gieo mình xuống biển để giữ trọn danh tiết và lòng chung thủy với Lục Vân Tiên:

“Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.”

- Hành động nhảy xuống biển là một biểu hiện quyết liệt và dứt khoát, thể hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: trung trinh và tiết hạnh.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị đoạn trích: Đoạn trích đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm chất của Nguyệt Nga – một người con gái trung trinh, giàu lòng yêu thương nhưng cũng đầy bản lĩnh. Đây cũng là hình tượng đại diện cho người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến.

- Ý nghĩa tư tưởng: Tác phẩm đề cao đạo đức, nhân cách của con người, đặc biệt là lòng chung thủy và sự trong sáng của tình yêu. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm thông điệp về giá trị của tình nghĩa trong cuộc sống.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay