Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 3 )
-
480 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: biểu cảm.
Câu 2:
Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là ai?
Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là: Thúc Sinh.
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” ?
Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” được hiểu là: Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.
Câu 4:
Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa?
Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” nói lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa:
+ Họ phải sống trong xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ.
+ Họ phải chịu cảnh lấy chồng chung nên hạnh phúc không trọn vẹn, chịu nhiều éo le, ngang trái trong tình duyên.
Câu 5:
Anh/chị có đồng tình với hành động “tha bổng” Hoạn Thư của Thúy Kiều hay không? Vì sao?
- Nếu đồng tình với hành động của Thúy Kiều thì có thể lí giải: do lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra khá thuyết phục; hành động tha bổng Hoạn Thư xuất phát từ tấm lòng vị tha bao dung của Kiều, phù hợp với hình tượng Kiều mà Nguyễn Du xây dựng từ đầu tác phẩm. Hành động của Kiều cũng phù hợp với quan niệm độ lượng của nhân dân “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.
- Nếu không đồng tình với hành động của Kiều thì có thể lí giải: do Hoạn Thư đã gây ra nhiều khổ đau, bất hạnh cho Kiều nên việc Kiều báo thù cũng là điều dễ hiểu, phù hợp với quan niệm của nhân dân từ xưa đến nay “ác giả ác báo”,…
Câu 6:
Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, anh/chị thấy Kiều là người như thế nào? Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về nhân vật Kiều.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Lời nói và hành động của Thúy Kiều với Thúc Sinh:
+ Lời nói: gọi Thúc Sinh là “người cũ”, “cố nhân”; Kiều cũng nhắc đến các khái niệm đạo đức phong kiến như chữ “nghĩa”, ”tòng”, ”phụ”.
+ Hành động: đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” để tặng Thúc Sinh.
- Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là một người nhân hậu, trọng tình, trọng nghĩa.
Câu 7:
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
Dẫn dắt, nêu vấn đề: nghị luận về tình bạn khác giới ở lứa tuổi học trò.
2. Thân bài
* Giải thích: Thế nào là tình bạn khác giới tuổi học trò?
- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.
- Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống
=> Tình bạn khác giới là tình bạn khi có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống giữa bạn nam và bạn nữ.
* Bàn luận:
- Biểu hiện của tình bạn khác giới đẹp:
+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng.
+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm.
+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.
+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất.
+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.
- Ý nghĩa của tình bạn khác giới:
+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống.
+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
- Phản đề:
+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.
+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Tình bạn khác giới cũng như tất cả các tình bạn khác, là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.
- Để duy trì được tình bạn khác giới tốt đẹp lâu dài:
+ Cần biết chọn bạn để chơi.
+ Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau.
+ Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.
+ Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn.
c. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận và rút ra kết luận chung.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.