Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 7)

  • 485 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là Biểu cảm.


Câu 2:

Tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào khi nghe được câu chuyện của Đạm Tiên?

Xem đáp án

Khi nghe được câu chuyện về Đạm Tiên, tâm trạng Thúy Kiều trở nên xót xa, thương cảm cho số phận của Đạm Tiên.


Câu 3:

 Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.

Xem đáp án

Đoạn trích trên vừa bày tỏ nỗi thương cảm của Thúy Kiều với nàng Đạm Tiên nói riêng, vừa xót xa cho số phận của những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh nói chung.


Câu 4:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.

Xem đáp án

 - Biện pháp nghệ thuật; lặp cấu trúc “lại càng”.

- Tác dụng:

+ Khắc họa rõ nét tâm trạng mê man, thương cảm của Thúy Kiều.

+ Tạo sự nhịp nhàng, liên tục, trôi chảy cho các câu thơ.


Câu 5:

Theo anh chị, quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung có còn đúng với xã hội hiện nay không? Lí giải?

Xem đáp án

- Quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung không còn đúng với xã hội hiện đại.

- Lí giải: Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã tự chủ được cuộc sống, số phận của mình.


Câu 6:

 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

* Giải thích (hoặc nêu khái niệm) như thế nào là bình đẳng giới.

Gợi ý: Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung.

* Trình bày lợi ích, vai trò mà bình đẳng giới mang lại:

Gợi ý: Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

* Biểu hiện của bình đẳng giới trong xã hội hiện đại ngày nay:

Gợi ý: Thực tế, xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn chưa thực hiện được việc bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực, biểu hiện cụ thể qua các việc như lựa chọn giới tính thay nhi, tỷ lệ việc làm, phân công nhiệm vụ trong gia đình…

* Liên hệ (bản thân, bài học, giải pháp):

Gợi ý: Học sinh có thể liên hệ đến bản thân hoặc rút ra bài học về bình đẳng giới, hay nêu ra các giải pháp để thực hiện việc bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.


Câu 7:

Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích trên trong phần Đọc hiểu.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích trên.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền văn học dân tộc, chứa đựng trong nó những tư tưởng vô cùng sâu sắc.

- Nêu nội dung khái quát: phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích để làm nổi bật những giá trị tư tưởng trong đoạn trích.

2. Thân bài:

Luận điểm 1. Xác định chủ đề:

Thông qua tâm trạng xót xa, thương cảm của Thúy Kiều dành cho Đạm Tiên, đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du: đồng cảm, thấu hiểu và xót thương đối với những người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Luận điểm 2. Phân tích, đánh giá chủ đề:

- Thông qua lời nói và tâm trạng của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi xót thương đối với những kiếp người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Họ là những người con gái đẹp, tài năng. Khi còn nổi danh tài sắc, họ được yêu chiều, được vây bọc bởi bao trang nam tử. Nhưng khi họ bạc phận, lại chẳng kẻ đoái hoài.

- Cùng với lòng thương cảm những người phụ nữ là thái độ phê phán đối với sự bạc bẽo, vô tâm của xã hội nam quyền. Họ đến với Đạm Tiên vì tài sắc của nàng, vì thỏa mãn thú vui của họ. Họ không có một tấm lòng tri âm đối với nàng, và khi nàng chết, vô vàn những con người trước đó đã đến với nàng, đều đã quay lưng. Họ chỉ xem nàng như một trò tiêu khiển.

- Qua hình ảnh nấm mồ Đạm Tiên, Nguyễn Du cũng cất lên tiếng khóc cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung. Những kiếp người trời cho tài hoa nhưng lại đày ải họ trong bao nỗi đau khổ, nhục nhằn. Ở đây, lời khóc cho Đạm Tiên cũng chính là lời khóc cho chính Nguyễn Du, một người có tài nhưng lại phải chịu nhiều truân chuyên, chìm nổi. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Du không chỉ bó hẹp ở người phụ nữ trong xã hội cũ, mà còn nói về con người muôn thuở, những con người “nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”.

3. Kết bài:

- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với số kiếp bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói riêng và những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói riêng.  

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Đoạn trích đã cho ta hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, hiểu hơn về tấm lòng của Nguyễn Du đối với nhân sinh, từ đó mà biết sống yêu thương, nhân ái hơn đối với con người.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay