Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
-
483 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?
Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn danh)
Câu 2:
Tìm lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn thơ trên?
Lời đối thoại của nhân vật Lý Thông:
- “Tội ấy chém đầu chẳng chơi,/ Xà tinh ấy của vua nuôi,/ Để làm báu nước sao ngươi giết xằng?”
- “Muốn tốt lành,/ Ngươi mau trốn thoát, điều đình mặc ta./ Nếu không vạ đến cả nhà,/ Bấy giờ thán hối lại là muộn thay!”.
- “Buổi tối hôm qua,/ Là phiên tôi phải đi ra miếu ngoài./ Thấy xà tinh muốn ra oai,/ Tôi liền giở hết phép tài của tôi./ Nên nay đã chém nó rồi,/ Hiện đầu còn ở tại nơi cửa nhà”.
Câu 3:
Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Đoạn này nói chuyện Lý Thông,
Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là câu hỏi tu từ: Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
- Tác dụng: Câu hỏi tu từ để khẳng định hành động đuổi Thạch Sanh đi của Lý Thông là không “hay” - Tức không tốt đẹp. Hành động này cho thấy bản chất mưu mô và tham lam của Lý Thông. Qua đây tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ không đồng tình cũng như lên án, phê phán hành động bất nhân của Lý Thông.
Câu 4:
a. Em hãy tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích?
b. Nêu chủ đề của đoạn trích?
a. Tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích:
Sau khi Thạch Sanh chém được chằn tinh, Lý Thông bèn dùng mưu kế lừa dối Thạch Sanh để cướp công. Lý Thông bảo Thạch Sanh rằng chằn tinh đó là của vua nuôi, khuyên Thạch Sanh hãy mau trốn đi để mình ở lại tìm cách đối phó. Thạch Sanh thật thà tin lời, liền ra đi, tìm về túp lều nơi gốc đa ngày cũ. Về phần Lý Thông, hắn lên kinh gặp vua, tự nhận công là mình đã chém chết chằn tinh.
b. Chủ đề của đoạn trích:
- Ca ngợi bản tính thật thà, lương thiện của Thạch Sanh.
- Bày tỏ thái độ căm ghét đối với Lý Thông, một con người gian dối, bất nghĩa, có lòng dạ hiểm sâu.
Câu 5:
Em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên?
Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là có lí giải thuyết phục. Ví dụ:
- Cần phải sống trung thực, ngay thẳng.
- Cần tránh xa thói gian dối, bất nghĩa.
Câu 6:
Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh có thói quen trì hoãn trong cuộc sống? Hãy viết bài văn nghị luận về thói quen trì hoãn của học sinh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Thói quen trì hoãn của học sinh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Trì hoãn là một thói quen phổ biến trong học sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và phát triển cá nhân.
- Nêu tầm quan trọng: Hiểu và khắc phục thói quen trì hoãn là cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân.
* Thân bài:
- Khái niệm và biểu hiện của thói quen trì hoãn:
+ Khái niệm: Trì hoãn là hành động chậm trễ, không bắt tay vào làm ngay công việc cần làm.
+ Biểu hiện:
• Để công việc đến phút cuối mới làm.
• Thường xuyên bỏ dở giữa chừng các nhiệm vụ.
• Tránh né các công việc khó khăn hoặc không thích.
- Nguyên nhân của thói quen trì hoãn:
+ Tâm lí sợ thất bại: Lo lắng về kết quả không tốt dẫn đến việc trì hoãn.
+ Thiếu động lực: Không có hứng thú hoặc không thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ.
+ Quản lí thời gian kém: Không biết cách sắp xếp công việc hợp lí.
+ Sự phân tâm: Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như mạng xã hội, trò chơi điện tử.
- Hậu quả của thói quen trì hoãn:
+ Kết quả học tập kém: Điểm số thấp, không đạt được mục tiêu học tập.
+ Tâm lí căng thẳng: Cảm giác lo lắng, áp lực khi công việc dồn dập.
+ Mất cơ hội: Bỏ lỡ các cơ hội học tập và phát triển cá nhân.
- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:
+ Lập kế hoạch cụ thể: Chia nhỏ công việc và đặt thời hạn cho từng phần.
+ Tạo động lực: Tìm kiếm lí do và mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Quản lí thời gian hiệu quả: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như lịch, ứng dụng quản lí thời gian.
+ Giảm thiểu sự phân tâm: Tắt thông báo mạng xã hội, tạo môi trường học tập yên tĩnh.
* Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Trì hoãn là một thói quen xấu cần được khắc phục.
- Kêu gọi hành động: Học sinh cần nhận thức và áp dụng các biện pháp để vượt qua thói quen trì hoãn, nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.