Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 KNTT có đáp án ( Đề 10)
-
475 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chủ đề của đoạn trích là gì?
Chủ đề của đoạn trích: Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt về sức mạnh của tâm hồn và thân xác.
Câu 2:
Xác định lối diễn ngôn ngữ của đoạn trích.
Phần văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Cơ sở xác định: Đoạn văn thể hiện rõ các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Tính hình tượng: Trong đoạn văn, hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác hàng thịt được miêu tả với những lời nói, cử chỉ, tính cách và quan điểm sống cụ thể.
- Tính truyền cảm: Đoạn văn mang lại cho độc giả cảm giác buồn bã, thất vọng trước sự thống trị, chiếm lĩnh của cái thể xác đối với những giá trị trong sáng, cao quý trong con người.
- Tính cá nhân hóa: Mỗi nhân vật (Hồn Trương Ba, xác hàng thịt) được thể hiện qua phong cách riêng biệt trong lời nói của họ. Hồn Trương Ba đau khổ, đau đớn, trong khi xác hàng thịt lại biểu hiện sự chế nhạo và không ngừng đưa ra những lí lẽ không tôn trọng.
Câu 3:
Phân tích tâm trạng bi kịch của Hồn Trương Ba khi sống trong xác anh hàng thịt.
Bi kịch của linh hồn Trương Ba khi bị giam cầm trong thể xác hàng thịt: Linh hồn Trương Ba phải chịu đựng trong hoàn cảnh đau đớn và phi lí, bị thân xác hàng thịt điều khiển và kiểm soát.
Câu 4:
Anh/chị đồng ý hay phản đối những lập luận của anh hàng thịt trong phần đoạn trích in đậm? Vì sao?
Những lý do của anh hàng thịt trong đoạn văn in đậm vừa hợp lí vừa không hợp lí:
- Hợp lí: Trong mối quan hệ với linh hồn, thân thể đóng vai trò quan trọng, là nơi chứa đựng linh hồn và giúp linh hồn tồn tại. Phần này đáng được chấp nhận.
- Không hợp lí: Hồn Trương Ba và xác hàng thịt đều không được sống là chính mình.
Câu 5:
Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về vấn đề sống là chính mình.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sống là chính mình”.
2. Thân đoạn:
- Giải thích khái niệm “Sống là chính mình”:
Sống là chính mình có nghĩa là sống đúng với bản chất, tính cách, suy nghĩ và ước mơ của bản thân, không bị chi phối bởi áp lực từ người khác hoặc xã hội.
- Biểu hiện của lối sống là chính mình:
+ Luôn trung thực, thẳng thắn thể hiện suy nghĩ và quan điểm của bản thân.
+ Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, nhưng vẫn có lập trường riêng.
+ Không chạy theo trào lưu hay sống theo sự kì vọng của người khác một cách mù quáng.
- Ý nghĩa và vai trò của việc sống là chính mình:
+ Giúp con người sống tự do, thoải mái, không bị áp lực bởi những tiêu chuẩn bên ngoài.
+ Phát triển toàn diện những giá trị và khả năng cá nhân.
+ Tạo ra sự khác biệt, độc đáo và bản sắc riêng trong cộng đồng.
- Hệ quả của việc không sống là chính mình:
+ Dễ bị tổn thương và mất phương hướng khi gặp phải những biến cố, thách thức trong cuộc sống.
+ Sống trong căng thẳng, không cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc vì bản thân đang đóng một vai trò không thuộc về mình.
3. Kết đoạn:
Khẳng định tầm quan trọng của việc sống là chính mình.
Câu 6:
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích ở phần đọc hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích ở phần đọc hiểu.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích:
- Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng và giàu giá trị nhân văn.
- Đoạn trích được trích từ màn kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác” trong vở kịch, thể hiện sâu sắc xung đột giữa tâm hồn và thể xác của Trương Ba khi rơi vào tình cảnh sống trong thân xác người hàng thịt thô kệch.
* Nêu vấn đề chính:
Cuộc đối thoại này là minh chứng cho xung đột giữa phần tâm hồn thanh cao và thể xác tầm thường của Trương Ba, qua đó phản ánh sự bế tắc, giằng xé nội tâm của con người khi phải sống trái với bản chất.
2. Thân bài:
a) Phân tích tình huống kịch và bối cảnh đoạn trích:
- Trương Ba vốn là một người làm vườn có tâm hồn thanh cao, nhưng do sai lầm của Nam Tào, ông phải sống nhờ vào thân xác của một anh hàng thịt.
- Tình huống này tạo ra bi kịch “hồn” và “xác” không đồng nhất, khiến Trương Ba rơi vào sự dằn vặt giữa việc giữ gìn tâm hồn thanh cao và phải thỏa hiệp với những nhu cầu tầm thường của thể xác.
b) Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt:
* Mở đầu cuộc đối thoại:
- Hồn Trương Ba bộc lộ sự bế tắc và chán chường khi phải sống trong thân xác không thuộc về mình.
- Ông muốn giải thoát khỏi thân xác, khát khao tìm lại sự tự do cho tâm hồn: “Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nó ngay tức khắc!”
* Lí lẽ của Hồn và Xác:
- Hồn Trương Ba:
+ Khẳng định thân xác chỉ là lớp vỏ bề ngoài, không có tư duy và cảm xúc.
+ Lên án thân xác chỉ biết đến những thú vui tầm thường: ham ăn uống, sắc dục…
- Xác hàng thịt:
+ Phản biện bằng cách chỉ ra rằng Hồn Trương Ba đã chịu ảnh hưởng của thân xác: sự run rẩy, hơi thở nóng rực khi đứng gần vợ người hàng thịt.
+ Xác hàng thịt trở nên mỉa mai, chế nhạo những lời tự biện minh của Hồn, khẳng định Hồn không thể tách rời khỏi nó và đã bị những đòi hỏi xác thịt chi phối.
* Ý nghĩa cuộc đối thoại:
- Tư tưởng nhân văn sâu sắc:
+ Hồn Trương Ba đại diện cho tâm hồn thanh cao, luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp.
+ Xác hàng thịt biểu trưng cho bản năng tầm thường, những dục vọng thấp kém.
- Xung đột giữa Hồn và Xác thể hiện sự phản kháng của con người khi rơi vào tình cảnh phải sống trái với bản chất, nhưng cũng là lời nhắc nhở rằng: Con người không thể sống mà chối bỏ hoàn toàn thể xác.
c) Giá trị hiện thực và nhân văn của đoạn trích:
- Phê phán việc sống giả tạo, sống nhờ, sống không được là chính mình.
- Đề cao tính toàn vẹn của con người: sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác.
- Thông qua bi kịch của Trương Ba, tác giả muốn nhắn nhủ: Con người chỉ có thể hạnh phúc khi tâm hồn và thể xác hòa hợp, sống đúng với bản chất thật của mình.
3. Kết bài:
* Khẳng định lại giá trị của đoạn trích:
- Đoạn trích thể hiện tài năng của Lưu Quang Vũ trong việc xây dựng xung đột kịch tính và đầy ý nghĩa.
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là biểu hiện rõ nét cho sự giằng xé nội tâm, góp phần làm nổi bật chủ đề nhân sinh sâu sắc về mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác.
* Liên hệ và suy nghĩ cá nhân:
- Bi kịch của Trương Ba là một lời nhắc nhở cho mỗi người: Hãy sống trọn vẹn, giữ gìn bản chất, giá trị của chính mình để không rơi vào cảnh chia lìa giữa tâm hồn và thể xác như nhân vật trong vở kịch.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.