Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 có đáp án (Đề 4)
-
1472 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đơn vị đo cường độ điện trường là:
Đơn vị đo cường độ điện trường là V/m
Chọn đáp án C
Câu 2:
Ba bản kim loại phẳng A, B, C được tích điện và đặt song song như hình vẽ. Biết d1= 5cm, d2= 8cm, giữa các bản là điện trường đều có chiều như hình vẽ và có độ lớn E1= 4.104V/m và E2= 5.104V/m. Chọn gốc điện thế tại bản A thì điện thế của hai bản B và C lần lượt là:
- Đổi d1 = 5cm = 0,05m; d2= 8cm = 0,08m
- Chọn gốc điện thế tại bản A: VA= 0V
- Hiệu điện thế giữa hai bản A và B là: UAB= E1.d1= VA– VB
Vậy điện thế của bản B là:
VB= VA– E1d1= 0 - 4.104.0,05 = - 2.103V
- Hiệu điện thế giữa hai bản C và B là: UCB = E2.d2= VC– VB
Vậy điện thế của bản C là:
VC= VB+ E2d2= -2.103+ 5.104.0,08 = 2.103V
Chọn đáp án A
Câu 3:
- Đổi d1= 4cm = 0,04m; d2= 6cm = 0,06m
- Cường độ điện trường là: \(E = \frac{{{U_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{10}}{{0,04}} = 250\left( {V/m} \right)\)
- Hiệu điện thế giữa hai điểm cách nhau 6cm là: U2= Ed2= 250.0,06 = 15V
Chọn đáp án B
Câu 4:
A. Ba đại lượng Q, C và U liên hệ với nhau bởi biểu thức C = Q.U.
- Ba đại lượng Q, C và U liên hệ với nhau bởi biểu thức: Q = CU
- Điện dung C của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. Mỗi tụ điện có một giá trị điện dung xác định không phụ thuộc vào Q và U
- Đơn vị của điện dung là Fara (F)
Chọn đáp án D
Câu 5:
Người ta đặt vào hai đầu bóng đèn loại 220V – 100W một điện áp U thì thấy nó sáng bình thường. Kết luận nào sau đây là Sai?
- Khi đặt một điện áp U vào hai đầu bóng đèn thì thấy đèn sáng bình thường nên:
Công suất tiêu thụ của bóng đèn là: Pđ= Pđm= 100W
Điện áp đặt vào hai đầu bóng đèn là: U = Uđm= 220V
Điện trở của bóng đèn là: \({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{100}} = 484\Omega \)
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là: \({I_d} = {I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{{100}}{{220}} = 0,45A\)
Chọn đáp án B
Câu 6:
- Lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm là: \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Với hai điện tích điểm cho trước thì:
\(\begin{array}{l}F\varepsilon {r^2} = const \Leftrightarrow {F_1}{\varepsilon _1}{\left( {{r_1}} \right)^2} = {F_2}{\varepsilon _2}{\left( {{r_2}} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {F_2} = \frac{{{F_1}{\varepsilon _1}{{\left( {{r_1}} \right)}^2}}}{{{\varepsilon _2}{{\left( {{r_2}} \right)}^2}}} = \frac{{{{2.10}^{ - 5}}.1.{{\left( {0,06} \right)}^2}}}{{2.{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = {4.10^{ - 5}}N\end{array}\)
Chọn đáp án D
Câu 7:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Chọn đáp án B
Câu 9:
Trong hình vẽ dưới đây, gọi VA, VB, VC,VDlần lượt là điện thế tại các điểm A, B, C, D trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Nhận xét đúng là:
- Chọn gốc thế năng tại bản âm, ta có điện thế tại bản âm là:
V-= 0V
- Hiệu điện thế giữa điểm A trong điện trường và bản âm là:
UA-= VA– V-= EdA,
Suy ra điện thế tại điểm A là: VA= E.dA, với dAlà khoảng cách từ điểm A đến bản âm.
- Tương tự ta có, điện thế tại các điểm B, C, D là:
VB= E.dB
VC= E.dC
VD= E.dD
Với dB, dC, dDlà khoảng cách từ các điểm B, C, D tới bản âm.
- Ta thấy dA= dB>dC>dD
Vậy suy ra: VA= VB>VC>VD
Chọn đáp án B
Câu 10:
Công lực lạ phải thực hiện chính là công của nguồn điện, được tính bằng:
AFla= Ang= qE = 4.1,5 = 6V
Chọn đáp án B
Câu 11:
- Lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều là: \(\overrightarrow F = q\overrightarrow E \)
Vậy khi thả một điện tích q dương (q >0) vào trong điện trường đều thì lực điện\(\overrightarrow F \) tác dụng lên điện tích q cùng phương, cùng chiều với cường độ điện trường\(\overrightarrow E \)tức là hạt điện tích dương này chuyển động dọc theo chiều của đường sức điện.
Chọn đáp án C
Câu 12:
Dòng điện chạy trong mạch nào dưới đây không phải dòng điện không đổi?
Dòng điện chạy trong mạng điện sinh hoạt ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
Chọn đáp án A
Câu 13:
- Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.
(Vôn kế - đo hiệu điện thế. Tĩnh điện kế - đo điện tích hoặc điện thế của vật. Ampe kế - đo cường độ dòng điện)
Chọn đáp án C
Câu 14:
- Công của lực điện là: A = qEd, trong đó:
+ E là cường độ điện trường (E luôn >0)
+ q là điện tích dịch chuyển
+ d là độ dài đại số hình chiếu của quãng đường dịch chuyển theo phương cường độ điện trường.
- q và d có thể âm hoặc dương.
Vậy dưới tác dụng của lực điện, một hạt electron (q < 0) di chuyển ngược chiều đường sức điện của một điện trường đều (d < 0) thì công mà lực điện sinh ra có giá trị dương.
Chọn đáp án D
>Câu 15:
Thiết bị điện biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng khi chúng hoạt động là ấm điện.
Chọn đáp án D
Câu 16:
Hai quả cầu nhỏ A và B mang các điện tích lần lượt là -2.10-9C và 2.10-9C được treo ở hai đầu sợi chỉ cách điện có chiều dài như nhau, hai điểm treo M và N cách nhau 2cm. Khi các quả cầu cân bằng thì vị trí các dây treo có dạng như hình vẽ. Để đưa các dây treo trở về vị trí thẳng đứng người ta phải dùng một điện trường đều có:
- Gọi \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {\,\,{F_2}} \) là lực tương tác điện giữa hai quả cầu (phương chiều như hình vẽ)
- Để đưa các dây treo trở về vị trí thẳng đứng thì cần tác dụng các lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {\,\,{F_2}} \) cân bằng với các lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {\,\,{F_2}} \) (hình vẽ). Lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {\,\,{F_2}} \) này do điện trường đều \(\overrightarrow E \)đặt thêm vào gây ra. Vì qA < 0, qB > 0 nên phải dùng một điện trường đều \(\overrightarrow E \)có chiều hướng sang phải. (hình vẽ)
- Xét sự cân bằng của quả cầu A, ta có: F1 = F'1
Với \({F_1} = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| { - {{2.10}^{ - 9}}{{.2.10}^9}} \right|}}{{1.0,{{02}^2}}} = {9.10^{ - 5}}N\)
F'1 = |qA|E = 2.10-9E
Vậy độ lớn của cường độ điện trường là: \(E = \frac{{{{9.10}^{ - 5}}}}{{{{2.10}^{ - 9}}}} = 45000\left( {V/m} \right)\)
Chọn đáp án A
Câu 17:
Nếu nối hai bản tụ của một tụ điện có dạng như hình vẽ bên vào một hiệu điện thế 30V thì tụ điện tích được một lượng điện tích là:
- Tụ đã cho có điện dung: C = 2200\(\mu \)F = 2200.10-6F
- Lượng điện tích mà tụ tích được là: q = CU = 2200.10-6. 30 = 0,066C
Chọn đáp án A
Câu 18:
- Tổng thời gian sử dụng bóng đèn trong 30 ngày là: t = 5.30 = 150h
- Chênh lệch điện năng tiêu thụ khi sử dụng bóng đèn dây tóc với khi dùng bóng đèn ống trong 30 ngày là:
\(\Delta A = \left( {{P_1} - {P_2}} \right).t = \left( {100 - 40} \right).150 = 9000Wh = 9kWh\)
Vậy số tiền tiết kiệm được khi sử dụng đèn ống thay cho đèn dây tóc trong 30 ngày là: 2536.9 = 22824 (đồng)
Chọn đáp án D
Câu 19:
- Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN= 32V tức là VM– VN= 32V
Vậy nếu điện thế tại M bằng 0 thì điện thế tại N bằng - 32V
Chọn đáp án D
Câu 20:
- Lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm là:\(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\), trong đó:
+ k là hệ số tỉ lệ
+ q1, q2là điện tích
+ \(\varepsilon \)là hằng số điện môi
+ r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
- Vậy khi hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt cách nhau một khoảng không đổi thì lực tương tác tĩnh điện (F) tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi (\(\varepsilon \)). Lực tương tác điện giữa hai điện tích lớn nhất khi đặt chúng trong chân không (vì trong chân không hằng số điện môi có giá trị nhỏ nhất bằng 1)
Chọn đáp án A
Câu 21:
A. \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\).
- Cường độ điện trường do Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r được xác định bởi biểu thức: \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Chọn đáp án B
Câu 22:
Bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Nếu thiết bị này được bật chế độ tiết kiệm năng lượng thì bộ pin trên có thể sử dụng được liên tục trong 8 giờ mới phải nạp lại, khi đó cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp là:
- Cường độ điện trường do Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r được xác định bởi biểu thức: \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Chọn đáp án B
Câu 23:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Chọn đáp án A
Câu 24:
Hạt điện tích q dịch chuyển được một đoạn đường d trong điện trường đều có cường độ \(\overrightarrow E \)theo hướng hợp với hướng của các đường sức một góc\(\alpha \). Công của lực điện được xác định bởi biểu thức: \(A = qEd\cos \alpha \)
Chọn đáp án D
Câu 25:
Trên một tụ điện có ghi \(20\mu F - 220V\). Tụ điện này có thể tích được điện tích tối đa là:
- Tụ điện có điện dung: C = 20\(\mu F\) = 20.10-6F
- Hiệu điện thế cực đại có thể đặt vào hai bản tụ là: Umax= 220V
Vậy tụ điện có thể tích được điện tích tối đa là:
qmax= CUmax= 20.10-6. 220 = 4,4.10-3C
Chọn đáp án B
Câu 26:
- Đổi m = 10g = 0,01kg
l = 30cm = 0,3m
\(\alpha \)
\(\alpha \)
- Quả cầu A chịu tác dụng của các lực là: lực tương tác tĩnh điện \(\overrightarrow {{F_1}} \)và trọng lực \(\overrightarrow P \), lực căng dây \(\overrightarrow T \)
- Quả cầu A nằm cân bằng thì ta có: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow P + \overrightarrow T = 0 \Leftrightarrow \overrightarrow F = - \overrightarrow P \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}F = P\\\overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow P \end{array} \right.\)
- Vì chiều dài sợi dây không đổi,\(\alpha = {60^0}\)nên\(\Delta \)MAB đều, do đó:
AB = l = 0,3m = r
Và\(\Delta \)FTA là tam giác đều vì có các góc bằng 600
- Vậy ta suy ra: F1= F
Với\({F_1} = \frac{{k\left| {{q^2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\) , F = P = mg
- Vậy điện tích của quả cầu là:
\[q = \sqrt {\frac{{mg.\varepsilon .{r^2}}}{k}} = \sqrt {\frac{{0,01.10.1.{{\left( {0,3} \right)}^2}}}{{{{9.10}^9}}}} = {10^{ - 6}}C\]
Chọn đáp án C
Câu 27:
- Từ công thức lực tương tác giữa hai điện tích điểm:\(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)ta thấy lực tương tác tĩnh điện (F) tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm (r2).
Vậy nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên hai lần thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi bốn lần.
Chọn đáp án A
Câu 28:
Một điện tích q được đặt trong không khí thì gây ra tại M cách nó 40cm một vecto cường độ điện trường có độ lớn 9.105V/m và hướng ra xa q. Giá trị của điện tích q là:
- Cường độ điện trường do điện tích q gây ra tại M là:
\(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} \Leftrightarrow \left| q \right| = \frac{{E\varepsilon {r^2}}}{k} = \frac{{{{9.10}^5}.1.{{\left( {0,4} \right)}^2}}}{{{{9.10}^9}}} = 1,{6.10^{ - 5}}C = 16\mu C\)
Vì vector cường độ điện trường tại M hướng ra xa q nên q mang điện tích dương. Vậy q = 16\(\mu \)C
Chọn đáp án C
Câu 29:
- Cấu tạo của tụ điện: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Vì giấy tẩm dung dịch muối ăn không phải là một lớp cách điện. Vậy nếu giữa hai bản kim loại đặt một lớp giấy này thì sẽ không có được một tụ điện.
Chọn đáp án A
Câu 30:
- Vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_M}} \) do điện tích Q gây ra tại điểm M có các đặc điểm là:
+ Phương nằm trên đường nối điện tích điểm Q với M
+ Chiều: hướng ra xa Q nếu Q >0 và hướng vào Q nếu Q < 0
Vậy các hình biểu diễn chính xác là Hình 3 và Hình 4
Chọn đáp án C