Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ (Đề 12)

  • 5334 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang


Câu 2:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp và dân số thành thị đang có xu hướng tăng lên nhanh,… (SGK/77, địa lí 12 cơ bản).


Câu 3:

Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên nhờ

Xem đáp án

Đáp án B

Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên nhờ các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế (SGK/73, địa lí 12 cơ bản).


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định.


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là sông Hồng (21,91%), tiếp đến là sông Mê Công (29,40%), sông Đồng Nai,…


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa Tùng thuộc tỉnh Quảng Trị.


Câu 7:

Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền (SGK/191, địa lí 12 cơ bản).


Câu 8:

Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội thủy là bộ phận của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở và được coi là một bộ phận lãnh thổ của đất liền (SGK/15, địa lí 12 cơ bản).


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, cấu trúc địa hình khá đa dạng nhưng có 2 hướng chính là hướng vòng cung và hướng tây bắc – đông nam, địa hình chịu tác động của con người và địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => Nhận định: Hướng núi chính  đông bắc - tây nam là không đúng.


Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 7 nối cảng Cửa Lò với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy đường số 7 nối cảng Cửa Lò với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây đúng với giao thông đường bộ (đường ô tô) ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án D

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại => C sai, D đúng

- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng => A sai

- Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á. => B sai


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Phú Yên

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ta thấy Tuy Hòa là đô thị thuộc tỉnh Phú Yên


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Huế không có ngành sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy trung tâm công nghiệp Huế có các ngành sản xuất hàng tiêu dùng sau: Dệt – may, da – giày và giấy, in, văn phòng phẩm. Ngành gỗ, giấy, xenlulô không có ở Huế.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An.


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, ta thấy Lâm Đồng (Tây Nguyên) là tỉnh không giáp biển. Các tỉnh còn lại Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Bình đều giáp biển.


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy Sa Pa thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ (kí hiệu màu xanh đậm).


Câu 17:

Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).


Câu 18:

Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam là do ở đây có

Xem đáp án

Đáp án C

Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam là do ở đây vào mùa khô vẫn có những đợt mưa phùn vào cuối đông do gió mùa Đông Bắc đi qua biển đem lại.


Câu 19:

Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biển và giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác,… (SGK/113, địa lí 12 cơ bản).


Câu 20:

Giải pháp để ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.

- Về công nghiệp, đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

- Về dịch vụ, chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.

- Về nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.


Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau dây?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai,… (Kí hiệu hình cột màu xanh dương).


Câu 22:

Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po qua các năm

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải: biểu đồ cột ghép, đối tượng: xuất khẩu và nhập khẩu, đơn vị: tỉ đô la => thể hiện giá trị tuyệt đối của đối tượng.

=> Biểu đồ trên thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po qua các năm.


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ => Ý A đúng.

- Đông Nam Á biển đảo ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan. Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê... ; các đồng bằng này có đất đai màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hóa => Ý B, C đúng.


Câu 24:

Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.


Câu 25:

Khó khăn nào sau đây đã được khắc phục đối với ngành chăn nuôi nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực đã được đảm bảo nên đã chuyển một phẩm lương thực – thực phẩm, các phụ phẩm cho chăn nuôi,… chính vì vậy những khó khăn về cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta đã được khắc phục.


Câu 26:

Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… và thị trường tiêu thụ rộng lớn là những yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng.


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN sau hơn 50 năm phát triển?

Xem đáp án

Đáp án D

- Qua 50 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc => Ý A đúng.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa => Ý B và C đúng.

- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực.

- Trình độ phát triển của các nước chưa đồng đều, có nước GDP/người rất cao như Xin-ga-po, Thái Lan,… nhưng có nước GDP/người rất thấp như Mi-an-ma, Lào,… => Ý D sai.


Câu 28:

Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải

Xem đáp án

Đáp án A

Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp. Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ,… (SGK/156, địa lí 12 cơ bản).


Câu 29:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế là do vùng này có tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng, từ khoáng sản, thủy điện đến tài nguyên du lịch, các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản,…


Câu 30:

Đường Hồ Chí Minh, trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai của nước ta, đã đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Đường Hồ Chí Minh, trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai của nước ta, đã đem lại ý nghĩa chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây (SGK/131, địa lí 12 cơ bản).


Câu 31:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta sẽ đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây cho sự phát triển kinh tế của vùng?

Xem đáp án

Đáp án C

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta sẽ đem lại ý nghĩa chủ yếu là triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế chung của vùng. Đồng thời, cũng có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư của lao động trong vùng.


Câu 32:

Cho bảng số liệu

 

SẢN LƯƠNG THAN, DẦU THÔ VÀ DIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Để thể hiện rõ nhất, tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2006 đến 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài: thể hiện tốc độ tăng trưởng

=> Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2006 đến 2014.


Câu 33:

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án A

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm chủ yếu là do ở phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có nền nhiệt độ cao quanh năm rất thích hợp cho sự phát triển của các hoạt động du lịch biển.


Câu 34:

Đặc điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, địa hình thấp và bằng phẳng, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. ĐBSH không có khu vực đồi núi ở phía đông (chỉ có một số đồi núi sót) => Ý A không đúng.


Câu 35:

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 2010

(Đơn vị: tỉ USD)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2014?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau:

- Các quốc gia đều có xu  hướng tăng lên => B đúng

- Thái Lan tăng 54,6 tỉ đô la, Việt Nam tăng 81,6 tỉ đô la, Xin-ga-po tăng 106,6 tỉ đô la

 => Thái Lan tăng ít hơn Việt Nam và Việt Nam tăng ít hơn Xin-ga-po => A, C đúng

- Về tốc độ tăng:

+ Việt Nam, tăng nhanh nhất: (161,3 / 79,7) x 100 = 202,3%

+ Tiếp đến là Thái Lan,  tăng : (280,1 / 225,5) x 100 = 124%

+ Cuối cùng là Xin-ga-po tăng chậm nhất, tăng (577,7 / 471,1) x 100 = 123%

=>  Việt Nam nhanh hơn Xin-ga-po => nhận xét D sai


Câu 36:

Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014?

Xem đáp án

Đáp án B

Qua  biểu đồ, rút ra một số nhận xét sau:

- Nhìn chung, sản lượng than, dầu và điện đều có xu hướng tăng lên nhưng có dầu thô vào giai đoạn 2005 – 2014 giảm nhẹ (giảm 1,1 triệu tấn) => Ý A đúng.

- Về tốc độ tăng:

+ Dầu thô tăng: (17,4 / 7,6) x 100 = 229%

+ Than tăng: (41,1 / 8,4) x 100 = 489%

+ Điện tăng: (141,3 / 14,7) x 100 = 961%

=> Dầu thô tăng chậm nhất, chậm hơn than và điện => nhận xét B sai


Câu 37:

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án

Đáp án A

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là giải quyết tốt vấn đề thủy lợi vì vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô sâu sắc, diện tích đất mặn và đất phèn lớn.

=> Phát triển thủy lợi giúp đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, thau chua rửa mặn, cải tạo và mở rộng diện tích đất sản xuất (SGK/188, địa lí 12 cơ bản).


Câu 38:

Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận xét Bắc Trung Bộ tập trung nhiều nhà máy điện công suất lớn nhất so với cả nước là không đúng. Các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta là Sơn La (2400Mw), Hòa Bình (1920MW),… đều tập trung ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 39:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu (SGK/177, địa lí 12 cơ bản).


Câu 40:

Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp

Xem đáp án

Đáp án B

Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (SGK/108, địa lí 12 cơ bản).

 


Bắt đầu thi ngay