Thứ năm, 19/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Dân sự, Hành chính, Hình sự có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Dân sự, Hành chính, Hình sự có đáp án

PHẦN 2: 100 CÂU TRẮC NGHIỆM TỐ TỤNG HÌNH SỰ

  • 60 lượt thi

  • 52 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng là...thuộc trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

“Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không Đúng không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”. (Điểm a khoản 1 Điều 4 BLHS năm 2015).


Câu 2:

Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ tụng hình sự được quy tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được quy tại Điều 7 BLTTHS năm 2015.


Câu 3:

Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm được quy tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B. Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” được quy tại Điều 14 BLTTHS năm 2015.


Câu 4:

Nguyên tắc “Xác định sự thật vụ án” được quy tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nguyên tắc “Xác định sự thật vụ án” được quy tại Điều 15 BLTTHS năm 2015.


Câu 5:

Nguyên tắc “Giải quyết vấn đền dân sự trong vụ án hình sự” được quy tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Nguyên tắc “Giải quyết vấn đền dân sự trong vụ án hình sự” được quy tại Điều 30 BLTTHS năm 2015.


Câu 6:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được quy định tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được quy tại Điều 43 BLTTHS năm 2015.


Câu 7:

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 49 BLTTHS năm 2015.


Câu 8:

Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ cụng phải chứng minh thuộc trường hợp nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;


Câu 9:

Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định Nguồn chứng cứ gồm những trường hợp nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định Nguồn chứng cứ gồm: 1) Vật chứng; 2) Lời khai, lời trình bày; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định, định giá tài sản; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; 5) Các tài liệu, đồ vật khác


Câu 10:

Văn bản tố tụng thuộc trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Văn bản tố tụng gồm Lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng bản án và các văn bản khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất (khoản 1 Điều 132 BLTTHS năm 2015).


Câu 11:

Khoản 4 Điều 183 BLTTHS quy định Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khoản 4 Điều 183 BLTTHS quy định: Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc kiểm sát việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại điều này.


Câu 12:

Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thuộc trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B. Khoản 1 Điều 226 BLTTHS quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 2 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.


Câu 13:

“Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố” được quy định tại Điều nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

“Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố” được quy định tại Điều 236 BLTTHS năm 2015.


Câu 14:

Tạm ngưng phiên tòa được quy định tại Điều luật nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Tạm ngưng phiên tòa được quy định tại Điều 250 BLTTHS năm 2015.


Câu 15:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử được quy định tại Điều nào?.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử được quy định tại Điều 267 BLTTHS năm 2015.


Câu 16:

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B. Điều 371 BLTTHS năm 2015 quy định: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ: 1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vu án; 2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến Sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án; 3) Có Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.


Câu 17:

Chọn đáp án Đúng:

Lệnh bắt người bị giữ hoặc quyết định tạm giữ phải được ban hành trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A (12 giờ, quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015).


Câu 18:

Chọn đáp án Đúng:

Khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(khoản 6 Điều 110 BLTTHS năm 2015).


Câu 20:

Chọn đáp án Đúng

Khi Viện kiểm sát có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(05 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 146 BLTTHS).


Câu 21:

Chọn đáp án Đúng:

Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(khoản 2 Điều 338 BLTTHS năm 2015 quy định: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sự chấm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị).


Câu 22:

Chọn đáp ấn Đúng:

Thời hạn nghiên cứu hồ sơ phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tối đa là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(30 ngày, khoản 1 Điều 341 BLTTHS năm 2015 Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, quy định: Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương).


Câu 23:

Chọn đáp án Đúng.

Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển chứng cứ, tài liệu, đồ vật này cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát phải trả lại chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung cho Tòa án trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(03 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 341 BLTTHS năm 2015).


Câu 24:

Chọn đáp án Đúng:

Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(03 ngày, quy định tại khoản 3 Điều 348 BLTTHS năm 2015).


Câu 25:

Chọn đáp án Đúng

Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm không được quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(30 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 297 và khoản 2 Điều 352 BLTTHS năm 2015).


Câu 26:

Chọn đáp án Đúng:

Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(15 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS năm 2015).


Câu 27:

Chọn đáp án Đúng:

Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(02 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS năm 2015).


Câu 28:

Chọn đáp án Đúng:

Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(05 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS năm 2015).


Câu 29:

Chọn đáp án Đúng:

Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(07 ngày, Điều 376 BLTTHS năm 2015).


Câu 30:

Chọn đáp án Đúng:

Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(04 tháng, Điều 385 BLTTHS năm 2015).


Câu 31:

Chọn đáp án Đúng:

Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(01 năm, Điều 379 BLTTHS năm 2015).


Câu 33:

Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn kể từ ngày khởi tố vụ án là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

20 ngày (khoản 1 Điều 460)

“1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”


Câu 34:

Thời hạn truy tố theo thủ tục rút gọn kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(điểm a khoản 1 Điều 461).

“1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:

A. Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố”;


Câu 35:

Kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

24 giờ. (khoản 1 Điều 457)

“1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”.


Câu 36:

Thời hiệu khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn kể từ ngày nhận được quyết định này là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

5 ngày. (khoản 5 Điều 457).

“5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nạI. Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết địnH. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”


Câu 37:

Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

24 giờ (khoản 2 Điều 457).

“2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định”.


Câu 38:

Thời hạn tạm giữ theo thủ tục rút gọn không được quá

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

3 ngày (khoản 2 Điều 459)

“2. Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt”.


Câu 39:

Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra không quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

20 ngày (khoản 3-Điều 459).

“3. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày”.


Câu 40:

Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn truy tố không quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

5 ngày. (khoản 3 Điều 459).

“3...Trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày...”


Câu 41:

Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(khoản 3 Điều 459).

“3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày”…


Câu 42:

Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(khoản 3 Điều 459).

“3. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày”.


Câu 43:

Thời hạn kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện không được quá:

(kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện).

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(khoản 1 Điều 401).

“1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện”.


Câu 44:

Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án được thực hiện

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

(Khoản 2 Điều 401).

“2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ”.


Câu 45:

(Trừ trường hợp phức tạp) Kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

2 tháng (khoản 1 Điều 226).

“1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này”.


Câu 46:

Kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quân trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

7 ngày (khoản 2 Điều 222).

“2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại người tham gia tố tụng khác có liên quan”.


Câu 47:

Kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

7 ngày (khoản 1 Điều 222).

“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản”.


Câu 48:

Kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

24 giờ (khoản 2 Điều 221)

“2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản”.


Câu 49:

Kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(khoản 1 Điều 214)

“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trung cầu giám định của bị can, bị cáo bị hại người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tung phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định”.


Câu 50:

Kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định trong thời hạn:

6. 48 giờ.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

24 giờ (khoản 2 Điều 213)

“2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định”.


Câu 51:

Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này không quá:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(điểm a, khoản 1 Điều 208).

“1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

A. Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này”.


Câu 52:

Kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong thời hạn:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(Khoản 3 Điều 205 )

“3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương