IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Dân sự, Hành chính, Hình sự có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Dân sự, Hành chính, Hình sự có đáp án

PHẦN HÀNH CHÍNH 50 CÂU

  • 337 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thủ tục giám đốc thẩm bắt đầu từ khi nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo Điều 254 Luật TTHC giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm.


Câu 2:

Trong những trường hợp nào thì người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm ban hành kháng nghị giám đốc thẩm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo quy định của khoản 2 Điều 255 Luật TTHC người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của Điều 260 Luật này kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định định tại khoản 1 và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 Luật tố tụng hành chínH.


Câu 3:

Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì theo quy định của khoản 2 Điều 260 Luật TTHC thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnH.


Câu 4:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo quy định của Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 và số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28.5.2015 của Ủy ban Thường vụ quốc về việc thành lập Tòa cấp cao và Viện kiểm sát cấp cao thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Viện kiểm sát cấp cao theo thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án cấp cao. Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh gồm 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam, không bao gồm tỉnh Đắk Lắk.


Câu 5:

Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án hành chính, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong thời hạn 03 tháng ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo khoản 1 Điều 261 Luật TTHC, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hoãn thi hành án theo quy định pháp luật, không có quyền ra quyết địnH.


Câu 6:

Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền ra quyết định hoãn thi hành án bản án, quyết định từ khi nhận được hồ sơ vụ án cho đến khi ra quyết định kháng nghị?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo khoản 1 Điều 261 Luật TTHC thì người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được ra quyết định hoãn thi hành án trong hạn 03 thánG.


Câu 7:

Khi ra quyết định kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị dùng hình thức nào để tạm đình chỉ việc thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Vì theo khoản 2 Điều 261 Luật TTHC người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định nhưng không đề cập đến việc ra quyết địnH. Và theo mẫu biểu kháng nghị giám đốc thẩm của ngành ban hành thì nội dung tạm đình chỉ nằm trong nội dung phần quyết định của bản kháng nghị.


Câu 8:

Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án khi có kháng nghị giám đốc thẩm không quá 03 tháng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì Theo quy định của khoản 2 Điều 261 Luật TTHC thì người có thẩm quyền kháng nghị có quyền quyết định tạm hoãn thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.


Câu 9:

Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ủy quyền, Phó viện trưởng được quyền ký kháng nghị giám đốc thẩm? Và vì sao?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo quy định của khoản 2 Điều 42 Luật tố tụng hành chính thì khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng trừ quyền quyết định kháng nghị theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42 Luật tố tụng hành chínH.


Câu 10:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với tất cả các bản án, quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo khoản 1 Điều 260 Luật tố tụng hành chính thì không có quyền kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.


Câu 11:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ kháng nghị bản án, quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì theo quy định của khoản 1 Điều 260 Luật TTHC thì người này có quyền kháng nghị đối với các bản án, quyết định khác khi thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.


Câu 13:

Kiểm sát viên cao cấp, tại phiên tòa giám đốc thẩm, có quyền tự định đoạt việc rút kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình?

Xem đáp án

Sai. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 43 và khoản 3 Điều 270 luật tố tụng hành chính, tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.


Câu 17:

Nếu Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm tính từ khi nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 20:

Có ý kiến cho rằng Kiểm tra viên không thể cố ý làm Sai lệch hồ sơ vụ án? Đúng hay Sai? Vì sao?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì theo quy định của Điều 44 Luật tố tụng hành chính, Kiểm tra viên chỉ là người giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật, lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương