360 câu trắc nghiệm Luật lao động có đáp án - Phần 7
-
5693 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trường hợp nào dưới đây người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động báo trước 03 ngày?
Xem đáp án
Chọn đáp án D
Câu 2:
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ nào sau đây?/
Xem đáp án
Chọn đáp án D
Câu 5:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm được quy định như thế nào?
Xem đáp án
Chọn đáp án D
Câu 6:
Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Câu 8:
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong những trường hợp nào sau đây?
Xem đáp án
Chọn đáp án D
Câu 10:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động nào dưới đây phù hợp quy định pháp luật?
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Câu 11:
Người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp nào?
Xem đáp án
Chọn đáp án D
Câu 12:
Trong mọi trường hợp, khi bị NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì về nguyên tắc khi người lao động chậm trả lương đã vi phạm nguyên tắc trả lương cho người lao động. Đồng thời hành vi này cũng là một trong những căn cử để người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định để bảo vệ người sử dụng lao động trong trường hợp có lý do chậm trả là khách quan như do thiên tai, hỏa hoạn, lý do bất khả kháng thì pháp luật vẫn cho phép người sử dụng lao động trả chậm. Vì vậy, trường hợp này, người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cơ sở pháp lý: Điều 96 BllĐ, Khoản 2 Điều 24 NĐ 05
Câu 13:
Khi khấu trừ tiền lương của NlĐ, NSDlĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Pháp luật không đặt ra quy định bắt buộc trường hợp liên quan đến bồi thường cho NSDlĐ của người lao động phải có sự tham gia của tổ chức người lao động tại cơ sở cũng như trong các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn thì công đoàn không chịu có quyền hạn trong vấn đề liên quan đến việc khấu trừ lương. Cơ sở pháp lý: Điều 101, Khoản 1 Điều 188 BllĐ
Câu 14:
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không được đình công
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Chỉ những doanh nghiệp được liệt kê tại danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công theo quy định của pháp luật thì mới thuộc trường hợp không được đình công, theo đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 41/2013, Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công
Câu 15:
Các bên chỉ có thể giao kết tối đa 2 lần HĐlĐ theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn 12 tháng
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Các quy định của luật chỉ giới hạn với hợp đồng lao động xác định thời hạn mới chỉ được ký thêm 1 lần. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 BllĐ
Câu 16:
Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Về nguyên tắc các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải theo trình tự thủ tục tại Điều 201, nghĩa là phải qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động. Chỉ có trường hợp, với các doanh nghiệp không được đình công, thì có sự khác biệt đó là hòa giải viên lao động sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ngay từ lúc đầu. Cơ sở pháp lý: Điều 4, Nghị định 41/2013
Câu 17:
Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể người lao động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Đối với các doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở thì đại diện cho tập thể người lao động là ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp. Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1 Điều 69, Khoản 3 Điều 188 BllĐ
Câu 18:
Chỉ có NSDLĐ mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động là người giao kết hợp đông lao động đối với người lao động. Mà có những trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp cho người khác tham gia ký kết thì lúc này chính người được ủy quyền là người có thể ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động (với hình thức khiển trách) Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 30, khoản 1 Điều 3 Nghị định 05
Câu 19:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng đương nhiên chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng hay một vài trường hợp vô hiệu thì không đề cập đến trường hợp này. Cũng như chế tài áp dụng cho trường hợp này chỉ là trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam. Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 171 bllđ, Khoản 1 Điều 18 Nghị định 11/2016
Câu 20:
Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công việc được giao thì NSDLĐ bắt buộc phải thưởng cho người lao động
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Việc thưởng là do người lao động quyết định, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 103 bllđ
Câu 21:
Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì không tuân theo thỏa ước
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Sau khi thỏa ước được ký kết và phát sinh hiệu lực thì trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi người lao động, kể cả người lao động đã tham gia vào việc ký kết thỏa ước lẫn người mới vào sau khi thỏa ước đã được ký kết. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 49 bllđ
Câu 22:
Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8h/ ngày là thời giờ làm thêm
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Ngoài thời giờ làm việc bình thường quy định không quá 8 h trong một ngày, thì nếu đối với trường hợp thời giờ làm việc tính theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 h trong một ngày, hay trường hợp làm công việc nặng nhọc độc hại thì thời giờ làm việc bình thường không quá 6 giờ trong một ngày. Mà thời giờ làm thêm được xác định dựa vào thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường nên áp vào trường hợp trên ta thấy, cần căn cứ vào thời giờ làm việc được quy định trong nội quy hay thỏa ước ra sao. Cơ sở pháp lý: Điều 104, Khoản 1 Điều 106 BllĐ 2012
Câu 23:
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải giao kết hợp đồng lao động
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Pháp luật lao động Việt Nam không đặt ra yêu cầu bắt buộc người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, cũng giống như người lao động Việt Nam, nếu người lao động nước ngoài cũng làm những công việc thời có thời hạn dưới 3 tháng thì chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 16, Điều 169, Điều 170 BllĐ 2012
Câu 24:
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Về nguyên tắc khi muốn người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên trong trường hợp như thực hiện lệnh tổng động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, hay thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,… thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động làm thêm bất kỳ ngày nào mà người lao động không được từ chối. Cơ sở pháp lý: Điều 107 bllđ 2012
Câu 25:
Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì không bắt buộc phải giao kết bàng hình thức văn bản
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Đối với công việc giúp việc gia đình, luật quy định bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản, dù thời gian làm việc có dưới 3 tháng. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 180 bllđ 2012