Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 9 Chủ đề 5: Nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat (Có đáp án)
Bài tập vận dụng
-
715 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
MCO3 −to→ MO + CO2
nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol
Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →
nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol
nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2
TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol
→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372
→ không có kim loại nào phù hợp
TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol
BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3
nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol
nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg
Câu 2:
Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?
4FeCO3 + O2 −to→ 2Fe2O3 + 4CO2
x………………→ 0,5x ……. x
BaCO3 −to→ BaO + CO2
y …………..→.. y……y
nCO2 = x+y
Chất rắn Y gồm: Fe2O3 và BaO
Y + H2O dư: Chất rắn không tan là Fe2O3
→ 160.0,5x = 8 → x = 0,1 mol → nCO2 = 0,1 + y
BaO + H2O → Ba(OH)2
y.…………..→……..y
Dung dịch Z là dung dịch Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
y……. →…… y…… y
→ Số mol CO2 dư để hòa tan kết tủa BaCO3 là: (0,1+y) – y =0,1 mol
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
0,1…→…..0,1…………………..0,1
nBaCO3 = y-0,1 = 9,85/197 = 0,05 mol → y = 0,15 mol
mFeCO3 = 0,1.116 = 11,6g
mBaCO3 = 0,15.197 = 29,77g
Câu 3:
Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn và V lít khí CO2 (đktc). Xác định V và kim loại M.
mCO2 = mmuoi - mran = 17,4-8,6 = 8,8g
⇒ nCO2 = 8,8/44 = 0,2 mol
⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lit
Thử đáp án, ta tìm được M là kim loại Liti.
⇒ Chọn C.
Câu 4:
Nung CaCO3 thu được V1 l khí. Sục khí vào 200ml dd Ba(OH)2 0.5M được 3.94 g kết tủa. Tính khối lượng muối ban đầu?
nBaCO3 = 3,94/197 = 0,02mol
nBa(OH)2 = 0,5.0,2 = 0,1 mol
TH1: CO2 thiếu, Ba(OH)2 dư.
⇒ nCO2 = nBaCO3 = 0,02 mol
⇒ nCacO3 = nCO2 = 0,02 mol
⇒ m = 0,02.100 = 2g
TH2: Cả 2 cùng hết , tạo 2 muối.
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O (1)
Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2 (2)
Tương tự bài 1 (CHỦ ĐỀ 4) ta tính được:
nCO2 = 0,02+0,08=0,18 mol
⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,18 mol
⇒ mCaCO3 = 18g
⇒ Chọn B.
Câu 5:
Nung 14,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 7,6 gam chất rắn và khí X. Dẫn toàn bộ lượng khí X vào 100 ml dung dịch KOH 1M thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
mCO2 = mmuoi-mran = 14,2 - 7,6 = 6,6g
⇒ nCO2 = 6,6/44 = 0,15mol
nKOH:nCO2 = 0,1:0,15 < 1
Vậy chỉ tạo muối KHCO3.
⇒ nKHCO3 = nKOH = 0,1 mol
⇒ mKHCO3 = 0,1.100 = 10g
⇒ Chọn D.
Câu 6:
Tạo 2 muối, viết ptpu đặt ẩn theo phương trình, dựa vào dữ kiện đề bài đặt hệ, giải hệ.
⇒ Chọn A.
Câu 7:
Quy đổi 2 muối thành 1 muối MCO3, viết PTPU, tính theo PTPU.
⇒ Chọn A.