Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 9 Chủ đề 7: Phản ứng nhiệt nhôm (có đáp án)
-
1038 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?
- Từ đề suy ra thành phần hh rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)
- Các phản ứng xảy ra là:
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9 Fe (1)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2
CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- nH2 = 0,15 mol, nAl(OH)3 = 0,5 mol
Theo bảo toàn nguyên tố Al ta có nAl bđ = nAl(OH)3 = 0,5 mol
nAl dư = (2/3).nH2 = 0,1 mol
→ nAl pư (1) = 0,5 – 0,1 = 0,4mol
Theo Pt (1) nFe3O4 = (3/8).nAl = 0,15 mol
Vậy khối lượng m = 27. 0,5 + 232 . 0,15 = 48,3 gam
Câu 2:
Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
- Với bài tính hiệu suất như bài này HS thường không biết tính hiệu suất theo Al hay Fe3O4 thực tế ở bài này đã biết số mol của Al và Fe3O4 ta cần so sánh tỉ lệ mol các chất để xác định xem hiệu suất của phản ứng tính theo chất nào.
- Vì là bài tính hiệu suất nên hỗn hợp A sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe3O4 cho vào dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo khí H2.
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 (1)
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 (2)
Fe3O4, Al2O3 + H+ → Muối + H2O
→ nH2 = nFe + (3/2).nAl du
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol
→ hiệu suất H = %Fe3O4 phản ứng
Phản ứng: 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu: 0,4 0,15 (mol)
Phản ứng: 8x 3x 9x
Sau phản ứng: (0,4-8x) (0,15 – 3x) 9x
Theo PT 1,2 ta có nH2 = nFe + (3/2).nAl du
0,48 = 9x + (3/2).(0,4 – 8x)
→ x = 0,04 mol
Vậy hiệu suất H = % Fe3O4 = (0,04.3/0,15).100 = 80%
Câu 3:
Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
∑ mtruoc pư = ∑ msau pư
⇔ mAl + mFe2O3 = mhh ran sau
⇔ 8,1 + 48 = 56,1 = mhh ran sau
⇒ Chọn A.
Câu 4:
Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
2a………a…………a………………..mol
Theo bài ta có:
mFe2O3 - mAl2O3 = 0,58g
⇔ 160a - 102a = 0,58g
⇔ 58a = 0,58
⇔ a = 0,01 mol
⇒ nAl = 2a = 0,02 mol
⇒ mAl = 0,02.27 = 0,54g
⇒ Chọn C.
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:
Theo bài, ta giả sử số mol của Fe3O4 là 1 mol, của Al là 3 mol.
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu 3…………1………………………………mol
Phản ứng 2,67……..1……...........1,33…….3….mol
Sau phản ứng 0,33………0………….1,33……3……mol
Vậy sau phản ứng hỗn hợp gồm có Al dư, Al2O3, Fe.
⇒ Chọn D.
Câu 6:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là:
Vì Y tác dụng với NaOH sinh ra khí H2 nên có Al còn dư → Fe2O3 phản ứng hết.
Vậy Y gồm có Al dư, Al2O3 và Fe.
- Y tác dụng với NaOH sinh khí H2.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
- Y tác dụng với HCl sinh khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2 (2)
Fe + HCl → FeCl2 + H2 (3)
⇒ nH2(2) = 3/2 nAl dư = 3/2 . 0,2 = 0,3 mol
⇒ nH2(3) = nFe = nH2 - nH2(2) = 0,4-0,3= 0,1 mol
- Phản ứng nhiệt nhôm:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (4)
Theo phản ứng (4) ta có:
⇒ nAl ban đầu = nAl dư + nAl pư = 0,2+0,1 = 0,3 mol → m↓ = mAl(OH)3 = 0,1.78 = =7,8g
⇒ Chọn A.
Câu 7:
Nung m gam hỗn hợp Al, Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
nH2(p1) = 3,08/22,4 = 0,1375 mol
nH2(p2) = 0,84/22,4 = 0,0375 mol
Thấy phần 2 tác dụng với NaOH sinh ra khí, suy ra sản phẩm có Al dư.
Vậy rắn Y gồm Al2O3, Fe và Al dư.
Phần 2:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Theo PTPU ta có:
nAl (p2) = 2/3 nH2(p2) = 2/3 . 0,0375 = 0,025 mol
⇒ nAl(p1) = nAl(p2) = 0,025 mol
Phần 1:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (*)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (**)
Theo (**) ta có:
nH2(**) = 3/2 nAl(p1) = 3/2 . 0,025 = 0,0375 mol
⇒ nH2(*) = nH2(p1) - nH2(**) = 0,1375 - 0,0375 = 0,1 mol
⇒ nFe (p1) = nH2(*)=0,1 mol
⇒ nAL pư = nFe sp = 0,2 mol
⇒ nFe2O3 = 1/2 . nFe sp = 1/2 . 0,2 = 0,1 mol
⇒ mhh = mFe2O3 + mAl (pư) + mAl(dư) = 0,1.160+0,05.27+0,2.27=22,75g
⇒ Chọn D.
Câu 8:
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Sau phản ứng cho hỗn hợp rắn tác dụng với dd NaOH thấy có khí thoát ra, suy ra có Al dư.
Vậy hỗn hợp rắn: Fe, Al2O3, Al (dư) và Fe2O3 (nếu dư).
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mX = m ran tan - mran khong tan
⇒ m ran tan = mX - mran khong tan = 21,67 - 12,4 = 9,27g
Mà mran tan = mAl(dư) + mAl2O3
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Theo PTHH (1), ta có:
⇒ mAl(dư) = 0,06.27 = 1,62g
⇒ mAl2O3 pư = m ran tan - mAl(dư) = 9,27-1,62=7,65 g
⇒ nAl2O3(pư) = 0,075mol
⇒ nAl(pư) = nFe(sp) = 2.nAl2O3(pư) = 0,075.2 = 0,15 mol
Ta có:
m ran khong tan = mFe (sp) = mFe2O3(neu dư)
⇒ mFe2O3(neu dư)=12,4-0,15.56 = 4g
⇒ nFe2O3 dư = 4/160 = 0,025 mol
Giả sử phản ứng hoàn toàn thì Al sẽ dư → Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm theo Fe2O3.
⇒ H = 0,075.100/0,1 = 75%
⇒ Chọn D.
Câu 9:
Có 9,66 gam hỗn hợp bột nhôm và Fe3O4. Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 2,688 lít H2 (đktc). Khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu là?
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe (1)
TH1: Al dư, vậy hỗn hợp sau phản ứng là: Al2O3, Fe, Al dư.
Gọi x và y lần lượt là số mol Al phản ứng và số mol Al dư.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2 (2)
Fe + HCl → FeCl2 + H2 (3)
Theo PTHH (1), ta có:
nFe3O4 = 3/8 . x, nFe = 9/8 . x
Theo PTHH (2) và (3), ta có:
nH2(2) = 3/2 . y
nH2(3) = 9/8 . x
Từ trên ta có hệ pt:
⇒ nAl(bđ) = nAl(pư) + nAl(dư) = x+y = 0,08+0,02=0,1 mol
⇒ mAl(bđ) = 0,1.27 = 2,7g
TH2: Fe3O4 dư, suy ra hỗn hợp sau phản ứng: Al2O3, Fe, Fe3O4 dư.
Gọi a, b là số mol Al phản ứng và số mol Fe3O4 dư.
Theo PTHH (1) ta có:
nFe3O4(pư) = 3/8 . a, nFe(sp) = 9/8 . a
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (4)
Theo PTHH (4), ta có:
nFe(sp) = nH2 = 9a/8 = 2,688/22,4 = 0,12 mol
⇒ a = 8/75 mol
⇒ b = 0,01(loại)
Vậy khối lượng Al ban đầu là 2,7 gam
⇒ Chọn B.
Câu 10:
Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 (Cr = 52) và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Tính giá trị của V?
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCr2O3 + mAl = mhh ran(sau pư)
mAl = mhh ran(sau pư) - mCr2O3
mAl = 23,3 -15,2 = 8,1g
⇒ nAl = 0,3 mol
⇒ nCr2O3 = 15,2/152 = 0,1 mol
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Bđ: 0,3 0,1
Pư: 0,2 0,1 0,1 0,2
Sau pư: 0,1 0 0,1 0,2
Hỗn hợp sau phản ứng là Al dư (0,1 mol), Al2O3 (0,1 mol), Cr (0,2 mol).
2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2
0,1……………………………..0,15
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
0,2…………………………..0,2
⇒ nH2 = 0,15+0,2 = 0,35 mol ⇒ VH2 = 0,35.22,4=7,84 lit
⇒ Chọn C.
Câu 11:
khi nung hoàn toàn hỗn hợp A gồm x gam Al và y gam Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tan trong dung dịch NaOH dư, không có khí thoát ra và còn lại 4,4 gam chất rắn không tan. Phần 2 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít khí(đktc). Giá trị của y là
Tương tự bài 4.
Lưu ý:Từ dữ liệu đề bài, ta suy ra hh B: Al2O3, Fe, Fe2O3 (nếu dư)
⇒ Chọn B.
Câu 12:
Nung Al và Fe3O4 (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:
Tương tự bài 4.
Lưu ý: Từ dữ kiện đề bài, ta suy ra sau phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn thu được là: Al dư, Fe, Al2O3.
2Al +6H2SO4 (đ,n) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2Fe + 6H2SO4 (đ,n) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
⇒ Chọn C.