IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án

  • 427 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Một trong những trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Tây Âu.

Chọn A.


Câu 2:

Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Quốc gia Đông Nam Á sau đây giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Lào.

Chọn D.


Câu 3:

Trong những năm 1885-1896, nhân dân Việt Nam tham gia phong trào đấu tranh nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1885-1896, nhân dân Việt Nam tham gia phong trào Cần Vương.

Chọn B.


Câu 4:

Từ trong thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" (1960), hình thức mặt trận nào sau đây được thành lập?

Xem đáp án

Từ trong thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" (1960), hình thức mặt trận được thành lập là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Chọn D.


Câu 5:

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam

Xem đáp án

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam tham gia Mặt trận Việt Minh.

Chọn C.


Câu 6:

Trong những năm 1919-1925, công nhân Việt Nam tham gia

Xem đáp án

Trong những năm 1919-1925, công nhân Việt Nam tham gia đấu tranh đòi tăng lương.

Chọn D.


Câu 7:

Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

Xem đáp án

Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

Chọn D.


Câu 8:

Cuối năm 1972, quân dân Việt Nam giành thắng lợi nào sau đây?

Xem đáp án

Cuối năm 1972, quân dân Việt Nam giành thắng lợi trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Chọn D.


Câu 9:

Trong thời kì 1954-1975, thế lực đế quốc nào sau đây tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Trong thời kì 1954-1975, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chọn D.


Câu 10:

Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ở

Xem đáp án

Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ở các xã thuộc vùng tự do Thái Nguyên.

Chọn D.


Câu 11:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.

Chọn D.


Câu 12:

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng con đường

Xem đáp án

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng con đường bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.

Chọn B.


Câu 13:

Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

Xem đáp án

Quốc gia tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) là Anh.

Chọn C.


Câu 14:

Năm 1959, nhân dân Cuba giành độc lập từ cuộc đấu tranh chống

Xem đáp án

Năm 1959, nhân dân Cuba giành độc lập từ cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ.

Chọn B.


Câu 15:

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại đã làm xuất hiện

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại đã làm xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.

Chọn A.


Câu 16:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Chọn C.


Câu 17:

Tháng 3 năm 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra chủ trương

Xem đáp án

Tháng 3 năm 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra chủ trương hoà hoãn với thực dân Pháp bằng cách kí Hiệp định Sơ bộ.

Chọn C.


Câu 18:

Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 là

Xem đáp án

Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 là ban hành bản Hiến pháp đầu tiên.

Chọn A.


Câu 19:

Một trong những hoạt động của nhân dân Việt Nam trong phong trào yêu nước và cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là tham gia

Xem đáp án

Một trong những hoạt động của nhân dân Việt Nam trong phong trào yêu nước và cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là tham gia phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng.9

Chọn C.


Câu 20:

Trong phong trào 1930-1931, nhân dân một số địa phương của tỉnh nào sau đây thành lập được chính quyền cách mạng?

Xem đáp án

Trong phong trào 1930-1931, nhân dân một số địa phương của tỉnh Nghệ An thành lập được chính quyền cách mạng.

Chọn C.


Câu 21:

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây ở Việt Nam?

Xem đáp án

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp có hoạt động tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai.

Chọn B.


Câu 22:

Trong những năm 1940-1945, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống kẻ thù nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1940-1945, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống kẻ thù phát xít Nhật.

Chọn B.


Câu 23:

Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

Xem đáp án

Chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Chọn D.


Câu 24:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) diễn ra trong bối cảnh

Xem đáp án

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) diễn ra trong bối cảnh đế quốc Pháp-Nhật tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta.

Chọn B.


Câu 25:

Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra trong bối cảnh

Xem đáp án

Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra trong bối cảnh chưa có quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

Chọn D.


Câu 26:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình khu vực Đông Nam Á vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Quan hệ giữa các nước trong khu vực phát triển theo hướng đối thoại phản ánh đúng tình hình khu vực Đông Nam Á vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.

Chọn C.


Câu 27:

Trong Chính sách kinh tế mới (1921) ở Nga, Nhà nước

Xem đáp án

Trong Chính sách kinh tế mới (1921) ở Nga, Nhà nước nắm quyền điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Chọn C.


Câu 28:

Lực lượng nào sau đây là thủ phạm chính gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phát xít Đức là thủ phạm chính gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn C.


Câu 29:

Nhân tố khách quan thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950- 1973 là

Xem đáp án

Nhân tố khách quan thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950-1973 là nguồn nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba.

Chọn D.


Câu 30:

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), quân dân miền Nam Việt Nam đã

Xem đáp án

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), quân dân miền Nam Việt Nam đã đánh thắng chiến thuật “tìm diệt” của quân Mĩ.

Chọn A.


Câu 31:

Sự ra đời của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (1951) có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng ba nước Đông Dương?

Xem đáp án

Sự ra đời của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (1951) có ý nghĩa là tăng cường tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Chọn B.


Câu 32:

Việc xác định đối tượng cách mạng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 tác động trực tiếp đến chủ trương nào sau đây?

Xem đáp án

Hội nghị xác định đối tượng cách mạng là bọn phát xít, phản động thuộc địa và tay sai, là kẻ thù của các lực lượng dân chủ, hòa bình và tiến bộ trong nước và quốc tế. Nên tập hợp lực lượng trong MẶT TRẬN DÂN CHỦ để làm nhiệm vụ DÂN CHỦ.

Chọn B.


Câu 33:

Nội dung nào sau đây thể hiện tư tưởng chủ động trong đường lối đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946?

Xem đáp án

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, bên cạnh như khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội, Việt Nam còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các lực lượng quân đội Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật như Trung Hoa Dân quốc, quân Anh và đặc biệt là sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Trước tình hình đó, Đảng đã phân tích thái độ của các thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chủ yếu.

- Âm mưu của Trung Hoa Dân quốc là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Mặt trận Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của ta. Tuy nhiên, Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất vì sớm muộn gì họ cũng phải rút về nước để đối phó với lực lượng cách mạng Trung Quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh đòi độc lập đang phát triển mạnh ở các thuộc địa Anh. Vì vậy, Anh cần phải tập trung lực lượng để đối phó nên không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.

- Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Nhật đang chờ về nước vì vậy, Nhật Bản không phải là kẻ thù chính.

- Thực dân Pháp có âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, lại được Anh dọn đường. Trên thực tế, ngày 23/9/1945, Pháp đã tấn công Sài Gòn, mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ra. Trước tình hình đó, Đảng đã nêu rõ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Chọn A.


Câu 34:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thận 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ vì

Xem đáp án

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thận 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ vì thể hiện bước phát triển vượt bậc về hướng tiến công của Quân Giải phóng.

Chọn A.


Câu 35:

Điểm mới trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc những năm 1924-1927 so với những năm 1919- 1923 là

Xem đáp án

Điểm mới trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc những năm 1924-1927 so với những năm 1919- 1923 là tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là bước chuẩn bị về lực lượng, tổ chức, chính trị cho cách mạng.12

Chọn C.


Câu 36:

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973

Xem đáp án

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973 đáp ứng lợi ích của dân tộc nhưng không làm đổ vỡ quan hệ đồng minh.

Chọn A.


Câu 37:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (tháng 3-1945) đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Làm cho những điều kiện của khởi nghĩa vũ trang đang đi tới chín muồi phản ánh đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (tháng 3-1945) đối với cách mạng Việt Nam.

Chọn A.


Câu 38:

Phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919-1929 diễn ra trong điều kiện

Xem đáp án

Phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919-1929 diễn ra trong điều kiện các lực lượng xã hội mới trưởng thành về ý thức chính trị.

Chọn B.


Câu 39:

Sự phân hóa của cơ cấu giai cấp xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động nào sau đây đến phong trào cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Sự phân hóa của cơ cấu giai cấp xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động đến phong trào cách mạng Việt Nam là làm xuất hiện những điều kiện bên trong của phong trào cách mạng.

Chọn B.


Câu 40:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm

Xem đáp án

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết của các nước Đông Dương.

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay