(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án
-
6770 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò thúc đẩy tính liên kết của phong trào công nhân.
Chọn A.
Câu 2:
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến xu thế nào sau đây?
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến xu thế toàn cầu hoá.
Chọn B.
Câu 3:
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào sau đây?
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa.
Chọn C.
Câu 4:
Sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn C.
Câu 5:
Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
Đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin là sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Chọn B.
Câu 6:
Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong bối cảnh nào sau đây?
Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong bối cảnh nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
Chọn D.
Câu 7:
Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945?
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945.
Chọn D.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yếu tố làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không phải là một trong những yếu tố làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Chọn A.
Câu 9:
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước.
Chọn B.
Câu 10:
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) có nội dung nào sau đây?
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) có nội dung quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 11:
Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
Chọn D.
Câu 12:
Tháng 9-1940, quân đội nước nào sau đây vào xâm lược Việt Nam?
Tháng 9-1940, Nhật Bản vào xâm lược Việt Nam.
Chọn C.
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ là một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn C.
Câu 14:
Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chọn A.
Câu 15:
Một số nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945, nhưng ngay sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống ngoại xâm vì lí do nào sau đây?
Một số nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945, nhưng ngay sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống ngoại xâm vì đế quốc Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược.
Chọn A.
Câu 16:
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Chọn A.
Câu 17:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.
Chọn B.
Câu 18:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lập trường của tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925)?
Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam mang tính cải lương, không kiên định, dễ thoả hiệp trước những nhượng bộ của Pháp.
Chọn D.
Câu 19:
Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá không phải là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX.
Chọn B.
Câu 20:
Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, Xô viết Nghệ - Tĩnh có hoạt động nào sau đây?
Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, Xô viết Nghệ - Tĩnh có hoạt động chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
Chọn C.
Câu 21:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác vì một trong những lí do nào sau đây
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác vì một trong những lí do là có mục đích chính trị và tinh thần quốc tế vô sản. Công nhân Ba Son đã không chịu sửa chiến hạm Misole để Pháp đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh ở Trung Quốc.
Chọn D.
Câu 22:
Trong những năm 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
Trong những năm 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện là phát triển mạnh mẽ, đứng đầu thế giới.
Chọn B.
Câu 23:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh.
Chọn B.
Câu 24:
Hội nghị Ianta (2-1945) đã có quyết định nào sau đây?
Hội nghị Ianta (2-1945) đã có quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Chọn D.
Câu 25:
Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu độc chiếm toà bộ Đông Dương.
Chọn C.
Câu 26:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) được triệu tập trong bối cảnh thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
Chọn C.
Câu 27:
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam?
Xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu của cách mạng là một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam.
Chú ý: Khối liên minh công nông được hình thành trong phong trào cách mạng 1930 – 1931. Giai đoạn 1936 – 1939, Nhật chưa cấu kết với Pháp để đàn áp nhân dân Việt Nam. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Chọn C.
Câu 28:
Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, tổ chức nào sau đây là liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh?
Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, liên minh châu Âu EU là liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
Chọn B.
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các nước đế quốc về vấn đề nhân quyền không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn A.
Câu 30:
Nhận xét nào sau đây là đúng về thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A loại vì không phải phong trào nào cũng được đặt dưới sự lãnh đạp của chính đảng vô sản.
B loại vì sau khi thành công, chỉ có một số nước ở Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
C loại vì sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của cách mạng khoa học kĩ thuật.
⟹ Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu là nhận xét đúng về thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn C.
Câu 31:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời của nhà nước là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn B.
Câu 32:
Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)?
Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác biệt so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) là xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là chống thực dân Pháp và tay sai. Luận cương chính trị còn đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp.
Chọn A.
Câu 33:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương phản ánh đúng về Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn D.
Câu 34:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện về tính cách mạng của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo?
Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và Việt Nam, Hội nghị Ban CHTU Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh mục tiêu chiến lược là chống đế quốc và tay sai đã đề ra mục tiêu trước mắt là chống phát xít, phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Điều này cho thấy tính cách mạng của phong trào dân chủ 1936 – 1939 khi giải quyết mục tiêu trước mắt để hướng tới hoàn thành mục tiêu chiến lược.
Chọn B.
Câu 35:
Nhận xét nào sau đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
Trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, nguyên tắc số 5 là nguyên tắc đề cao 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc hạn chế nhất. Vì các quyết định bắt buộc phải được 5 nước trong ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an nhất trí tán thành (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) Hạn chế bởi một số nước lớn đã lợi dụng điều này để thực hiện ý đồ xâm lược, can thiệp quân sự vào nước khác: Mỹ đã tiến hành chiến tranh ở Iraq, Trung Đông…
Chọn A.
Câu 36:
So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1927-1930 có điểm mới nào sau đây?
So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1927-1930 có điểm mới là thành lập được chính đảng yêu nước quyết tâm đấu tranh cho độc lập dân tộc.
Chọn A.
Câu 37:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) có điểm tương đồng nào sau đây?
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8- 1945) có điểm tương đồng là sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
Chọn D.
Câu 38:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác biệt so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là hình thái của cuộc cách mạng.
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 có hình thái là đi từ thành thị rồi toả về nông thôn. Còn Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có hình thái khởi nghĩa là nổi dậy đồng loạt.
Chọn C.
Câu 39:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam?
Xác định rõ đổi tượng đấu tranh là đế quốc Pháp, có ý thức dân tộc phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam.
Chọn D.
Câu 40:
Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm khác biệt nào sau đây?
Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm khác biệt xu hướng cứu nước.
Phan Bội Châu đi theo xu hướng bạo động còn Phan Châu Trinh đi theo xu hướng cải cách.
Chọn A.