(2024) Đề thi thử THPT môn Lịch sử trường THPT Tiên Du - Bắc Ninh lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Lịch sử trường THPT Tiên Du - Bắc Ninh lần 1 có đáp án
-
484 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70).
Cách giải:
Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô.
Chọn B.
Câu 2:
Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada nhằm
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada nhằm tạo ra cơ chế giải quyết vấn đề an ninh, hòa bình ở châu Âu.
Chọn C.
Câu 3:
Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên minh Châu Âu (EU).
Cách giải:
Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là Liên minh châu Âu (EU).
Chọn D.
Câu 4:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do có tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh.
Chọn C.
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ quan hệ đồng minh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu căng thẳng là do
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ quan hệ đồng minh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu căng thẳng là do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
Chọn D.
Câu 6:
Kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 có đặc điểm là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nước Mĩ, suy luận.
Cách giải:
Kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 có đặc điểm là phát triển nhanh.
Trong giai đoạn 1945 – 1973, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
- Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp thế giới (năm 1948 là hơn 56%).
- Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại (1949).
- Nắm trong tay 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ trưc lượng vàng của thế giới.
Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
Đến năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tình trang khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.
Chọn B.
Câu 7:
Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột.
Chọn A.
Câu 8:
Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?
Phương pháp: So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 thế kỉ XX đó là cả hai đều trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới dù hoàn cảnh khác nhau.
Chọn C.
Câu 9:
Đâu là nguyên nhân chung cơ bản dẫn đến 3 trung tâm kinh tế tài chính Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản khủng hoảng suy thoái kéo dài trong giai đoạn 1973 -1991?
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Nguyên nhân chung cơ bản dẫn đến 3 trung tâm kinh tế tài chính Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản khủng hoảng suy thoái kéo dài trong giai đoạn 1973 -1991 đó là tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973.
Chọn C.
Câu 10:
Trong những năm 60 đến đầu 70 của thế kỉ XX, sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là hiện tượng “thần kì” vì
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Trong những năm 60 đến đầu 70 của thế kỉ XX, sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là hiện tượng “thần kì” vì từ nước bại trận đã vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Chọn B.
Câu 11:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
Chọn C.
Câu 12:
Cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất của nhân dân Việt Nam (1945-1975) thắng lợi
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, suy luận.
Cách giải:
Cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất của nhân dân Việt Nam (1945-1975) thắng lợi đã góp phần tích cực và chủ động vào cuộc đấu tranh giải trừ chủ nghĩa thực dân.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp: Dựa vào tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, liên hệ với chính sách đối ngoại của Nhật để phân tích.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản đã chọn giải pháp liên kết với Mĩ - vốn là nước đồng minh chiếm đóng Nhật để đạt được một số quyền lợi quan trọng từ Mĩ
- Chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh.
- Được bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện một số chính sách tích cực về chính trị và kinh tế. Đặc biệt nhận được sự viện trợ của Mĩ => kinh tế được phục hồi.
- Chi phí quốc phòng thấp => Có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.
=> Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn có được những lợi ích to lớn cho sự phát triển quốc gia.
Chọn A.
Câu 14:
Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Hợp tác trong “ba trụ cột”: an ninh, văn hóa xã hội và hội nhập kinh tế không phản ánh đúng nét tương đồng của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chọn A.
Câu 15:
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên hợp quốc.
Cách giải:
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới là Hội đồng Bảo an.
Chọn C.
Câu 16:
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
Cách giải:
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Chọn D.
Câu 17:
Tính chất của phong trào Cần Vương (1885 - 1896) ở Việt Nam là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào Cần vương.
Cách giải:
Tính chất của phong trào Cần Vương (1885 - 1896) ở Việt Nam là một phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.
Chọn C.
Câu 18:
Trong những năm sau độc lập đến những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
Cách giải:
Trong những năm sau độc lập đến những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Chọn C.
Câu 19:
Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2/1945).
Cách giải:
Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Chọn D.
Câu 20:
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Cam-pu-chia (1945-1993).
Cách giải:
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.
Chọn C.
Câu 21:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới có tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong năm 1945?
Phương pháp: Dựa vào quyết định của Hội nghị Ianta để đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
- Hội nghị Ianta (2/1945) đã đưa ra những quyết định quan trọng:
+ Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Trong các quyết định trên của Hội nghị Ianta (2/1945), quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Bởi lúc này, phát xít Nhật đang là kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam.
Chọn D.
Câu 22:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
Chọn C.Câu 23:
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc, chủ yếu do thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
Chọn D.
Câu 24:
Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Châu Phi.
Cách giải:
Năm 1960, 17 quốc gia giành được độc lập đã đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
Chọn B.
Câu 25:
Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của việc Mĩ
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của việc Mĩ điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Chọn A.
Câu 26:
Phương pháp: Dựa trên kiến thức đã học về sự kiện, suy luận.
Cách giải:
Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (BREXIT - 2016) là biểu hiện của mâu thuẫn về lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khối.
Chọn C.
Câu 27:
Mốc đánh dấu khởi đầu quá trình chống chủ nghĩa thực dân của dân tộc Việt Nam là sự kiện nào sau đây?
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Mốc đánh dấu khởi đầu quá trình chống chủ nghĩa thực dân của dân tộc Việt Nam là sự kiện ngày 1/9/1858, quân và dân ta ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng chống Pháp xâm lược.
Chọn D.
Câu 28:
Tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947, Tổng thống Truman đã đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho các nước nào để biến những nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947, Tổng thống Truman đã đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho các nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu.
Chọn A.
Câu 29:
Điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện ở đặc điểm nào?
Phương pháp: So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện ở đặc điểm tính chất quần chúng sâu rộng.
Chọn D.
Câu 30:
Trong quá trình hoạt động cứu nước những năm 1904 - 1908, Phan Bội Châu mong muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của quốc gia nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hoạt động của Phan Bội Châu.
Cách giải:
Trong quá trình hoạt động cứu nước những năm 1904 - 1908, Phan Bội Châu mong muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của Nhật Bản.
Chọn C.
Câu 31:
Phương pháp: SGK Lịch sử 11.
Cách giải:
Để đưa nước Nga ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lênin và Đảng Bônsêvích đã ban hành Chính sách kinh tế mới.
Chọn A.
Câu 32:
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh” sau chiến tranh thế giới thứ 2?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Mĩ La-tinh.
Cách giải:
Quốc gia được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh” sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là Cuba.
Chọn A.
Câu 33:
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản.
Cách giải:
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
Chọn B.
Câu 34:
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế không phản ánh đúng vai trò là “diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới”.
Chọn B.
Câu 35:
Năm 1949, diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Liên Xô?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô.
Cách giải:
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô viết, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
Chọn B.
Câu 36:
Phương pháp: Suy luận.
Cách giải:
Thực dân Anh đưa ra phương án Mao-bát-tơn năm 1947, chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo chứng tỏ thực dân Anh không thể cai trị Ấn Độ như cũ được nữa.
Chọn D.
Câu 37:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn xuất hiện. Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ.
Chọn A.
Câu 38:
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã khiến cho trật tự hai cực Ianta sụp đổ.14
Chọn B.
Câu 39:
Sự kiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông - Tây?
Phương pháp: Loại trừ đáp án.
Cách giải:
Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết năm 1953 không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông – Tây.
Chọn C.
Câu 40:
Sự lớn mạnh và vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Sự lớn mạnh và vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế “đa cực”.
Chọn B.