Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 1 (có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 1 (có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 1 (có đáp án)

  • 270 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam không có ý nghĩa nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới (1950) => Đáp án A: Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ không phải ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Chọn A.


Câu 2:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập trong phong trào cách mạng nào của nhân dân Việt Nam?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 của nhân dân Việt Nam.

Chọn D.


Câu 3:

Trong phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam, các Xô viết đã được thành lập ở địa phương nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Cách giải:

Trong Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam, các xô viết đã ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chọn B.


Câu 4:

Từ năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá” nhằm mục đích nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Từ năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá” nhằm nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Chọn C.


Câu 5:

Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào đã kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12.

Cách giải:

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chọn B.


Câu 6:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) đưa tới sự ra đời của lực lượng xã hội mới nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914).

Cách giải:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) đưa tới sự ra đời của lực lượng công nhân.

Chọn C.


Câu 7:

Phong trào dân chủ (1936 - 1939) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong điều kiện thuận lợi nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức về phong trào dân chủ (1936 – 1939).

Cách giải:

Phong trào dân chủ (1936 - 1939) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong điều kiện Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

Chọn B.


Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở châu Á phải đấu tranh chống thực dân Anh để giành độc lập?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ phải đấu tranh chống thực dân Anh để giành độc lập.

Chọn B.


Câu 9:

Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).

Cách giải:

Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo Nhân dân.

Chọn A.


Câu 10:

Xu thế toàn cầu hoá dẫn đến hệ quả tiêu cực nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là:8

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn.

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.

Chọn C.


Câu 11:

Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thông qua
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thông qua Chính sách kinh tế mới.

Chọn C.


Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của Nhật Bản.

Chọn A.


Câu 13:

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ xuất phát từ một trong các nguyên nhân nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ xuất phát từ những lý do sau:

- Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

- Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

- Chính sách thỏa hiệp và nhượng bộ của Anh, Mỹ, pháp tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh.

Chọn B.


Câu 14:

Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát Badanh.

Chọn D.


Câu 15:

Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ lâm thời công bố
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Cách giải:

Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

Chọn D.


Câu 16:

Hành động nào chứng tỏ Mĩ tìm cách lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chính trị, quân sự chống lại Liên Xô và Đông Âu?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Nước Mĩ.

Cách giải:

Mĩ tìm cách lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chính trị, quân sự chống lại Liên Xô và Đông Âu bằng cách thực hiện kế hoạch Mác-san.

Chọn A.


Câu 17:

Trong giai đoạn 1939-1945, thực dân Pháp thực hiện chính sách nào sau đây ở Đông Dương?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1939-1945, thực dân Pháp thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” ở Đông Dương, lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột được nhiều hơn.

Chọn C.


Câu 18:

Một trong những lực lượng tham cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc năm 1947 là
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học về Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Cách giải:

Một trong những lực lượng tham cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc năm 1947 là quân dù.

Chọn C.


Câu 19:

Chiến thắng quân sự nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học.

Cách giải:

Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp.

Chọn A.


Câu 20:

Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích, suy luận.

Cách giải:

Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

Chọn A.


Câu 21:

Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN lấy chỗ dựa là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời của tổ chức ASEAN.

Cách giải:

Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN lấy chỗ dựa là thị trường trong nước.

Chọn B.


Câu 22:

Từ sau năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi nhằm vào một trong những mục tiêu nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Châu Phi.

Cách giải:

Từ sau năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi nhằm vào giành quyền sống của con người.

Chọn D.


Câu 23:

Quân đội của nước nào có mặt ở Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Quân đội Anh dưới danh nghĩa nghĩa quân Đồng Minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật có mặt ở Việt Nam từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 – 1946.

Chọn B.


Câu 24:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản (công nhân).

Chọn C.


Câu 25:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Đông Dương, thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ.

Chọn D.


Câu 26:

Một trong những trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Tây Âu.

Cách giải:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

=> Một trong những trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Tây Âu.

Chọn D.


Câu 27:

Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học.

Cách giải:

Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).

Chọn D.


Câu 28:

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Cách giải:

Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.

Chọn C.


Câu 29:

Trong cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc không có cơ quan nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Liên hợp quốc.

Cách giải:

Trong cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc không có cơ quan Ủy ban châu Âu.

Chọn C.


Câu 30:

Trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919-1925, giai cấp tư sản Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 81.

Cách giải:

Trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919-1925, giai cấp tư sản Việt Nam có hoạt động chống độc quyền cảng Sài Gòn.

Chọn B.


Câu 31:

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích vai trò của hậu phương, đánh giá.

Cách giải:

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân giúp quân đội Việt Nam kết hợp hiệu quả và sáng tạo các phương thức tác chiến.

Chọn B.


Câu 32:

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Chọn B.


Câu 33:

Nhận xét nào sau đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đúng?
Xem đáp án

Phương pháp:

Nhận xét.

Cách giải:

Toàn thể dân tộc đều hướng tới mục tiêu độc lập và tự do là nhận xét đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Chọn A.


Câu 34:

Sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 đã
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 đã từng bước loại bỏ bớt thế lực ngoại xâm và nội phản.

Chọn C.


Câu 35:

Nhận định nào sau đây về hoạt động của tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) ở Việt Nam là đúng?
Xem đáp án

Phương pháp:

Đánh giá nhận định.

Cách giải:

Từng bước chú ý quyền dân tộc nhưng lợi ích giai cấp là mục tiêu hàng đầu là nhận định đúng về hoạt động của tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) ở Việt Nam.

Chọn B.


Câu 36:

Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh đề ra trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).

Cách giải:

Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh đề ra trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã góp phần hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.

Chọn B.


Câu 37:

Khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Bộ Chính trị Trung ương đảng Lao động Việt Nam đều nhằm mục đích
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận, tìm điểm tương đồng.

Cách giải:

Khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Bộ Chính trị Trung ương đảng Lao động Việt Nam đều nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

Chọn A.


Câu 38:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có điểm khác biệt nào sau đây so với các tổ chức chính trị ra đời ở Việt Nam trước năm 1927?5
Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh, tìm điểm khác biệt.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có điểm khác biệt so với các tổ chức chính trị ra đời ở Việt Nam trước năm 1927 đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chú trọng xây dựng cơ sở trong quần chúng và truyền bá lí luận cách mạng thông qua nhiều hoạt động như hoạt động của Nguyễn Ái Quốc hay phong trào “vô sản hóa”.

Chọn C.


Câu 39:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam đã
Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học.

Cách giải:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam đã kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.

Chọn A.


Câu 40:

Ở Việt Nam, phong trào dân chủ (1936 – 1939) có điểm khác biệt nào sau đây so với phong trào cách mạng (1930 – 1931)?
Xem đáp án

Phương pháp:14

Dựa vào kiến thức đã học về hai phong trào để so sánh điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử của phòng trào dân chủ 1936 – 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931.

Cách giải:

Ở Việt Nam, phòng trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương