(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở Hà Tỉnh - Huyện Cẩm Xuyên lần 1 (có đáp án)
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở Hà Tỉnh - Huyện Cẩm Xuyên lần 1 (có đáp án)
-
130 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quốc gia nào sau đây chủ trương giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải:
Liên Xô chủ trương giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
Chọn A.
Câu 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919), tư sản Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 80.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919), tư sản Việt Nam có hoạt động đòi tự do kinh doanh.
Chọn B.
Câu 3:
Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động quần chúng tổ chức phong trào nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động quần chúng tổ chức phong trào Đông Dương đại hội.
Chọn B.
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước Tây Âu chủ trương liên minh chặt chẽ với nước nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 48 - 49.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước Tây Âu chủ trương liên minh chặt chẽ với nước Mĩ.
Chọn D.
Câu 5:
Trong những năm 1945 – 1954, quốc gia nào sau đây phải chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 27 - 28.
Cách giải:7
Trong những năm 1945 – 1954, Campuchia phải chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Chọn C.
Câu 6:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nước nào sau đây có tiềm lực kinh tế, tài chính và quân sự hùng mạnh nhất thế giới?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 42.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mĩ tiềm lực kinh tế, tài chính và quân sự hùng mạnh nhất thế giới.
Chọn D.
Câu 7:
Nước nào sau đây ở châu Âu là thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 59.
Cách giải:
Pháp là thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chọn C.
Câu 8:
Hội đồng bảo an là một trong các cơ quan chính trong bộ máy tổ chức của
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 7.
Cách giải:
Hội đồng bảo an là một trong các cơ quan chính trong bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc (UN).
Chọn A.
Câu 9:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 146.
Cách giải:
Thực dân Pháp đã triển khai kế hoạch Nava trong cuộc xâm lược Việt Nam (1945 – 1954).
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 38 – 39.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống các chính quyền tay sai của Mĩ.
Chọn B.
Câu 11:
SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải:
Văn kiện lịch sử được trình bày tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) là Luận cương chính trị.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 170.
Cách giải:
Quân giải phóng miền Nam được thành lập trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 174.
Cách giải:
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), quân miền Nam đã giành được thắng lợi Vạn Tường.
Chọn D.
Câu 14:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 174 - 175.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1965 – 1968, Mĩ nguỵ có hành động ở miền Nam nước ta là tìm diệt và bình định.
Chọn C.
Câu 15:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Cách giải:
Những năm cuối thế kỉ XIX, nhân dân Việt Nam tham gia phong trào Cần Vương.
Chọn D.
Câu 16:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải:
Một trong những chính sách mà chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh đã thực hiện trong phong trào cách mạng (1930 – 1931) là chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
Chọn A.
Câu 17:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn (1945 – 1947), quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 133.
Cách giải:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn (1945 – 1947), quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự ở Việt Bắc.
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 163 - 164.
Cách giải:
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. giai đoạn (1945 – 1960), quân dân Việt Nam giành được thắng lợi phong trào Đồng khởi.
Chọn D.
Câu 19:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung 123 - 124.
Cách giải:
Sau cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân ta đã tăng gia sản xuất để diệt giặc đói.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 163 - 164.
Cách giải:
Từ 1959 – 1960, nhân dân miền Nam tiến hành “Đồng khởi” nhằm chống lại chính quyền Mĩ – Diệm.
Chọn D.
Câu 21:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Cách giải:
Phong trào Duy tân diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
Chọn A.
Câu 22:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải:
Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá diễn ra vào những năm 80 của thế kỉ XX là tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
Chọn D.
Câu 23:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách giải:
Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản là thủ phạm chính gây ra sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai trong những năm 1939 – 1945.
Chọn C.
Câu 24:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Từ nửa sau thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập từ tay chính quyền thực dân, vì vậy nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân châu Á là xây dựng, tái thiết đất nước.
Chọn C.
Câu 25:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
NEP ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu khôi phục, xây dựng nước Nga Xô-viết trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cực kỳ khó khăn, phức tạp sau nội chiến ở Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vì vậy, chủ trương trưng thu thuế lương thực thay cho việc trưng thu trước đó nhằm khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, phục hồi nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 26:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam bị thực dân Pháp, tư sản mại bản chèn ép vì vậy tư sản Việt Nam đã tổ chức các phong trào vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá”, đồng thời giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh, phát triển kinh tế dân tộc.
Chọn D.
Câu 27:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 112 - 113.
Cách giải:
Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
Chọn A.
Câu 28:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 177.
Cách giải:
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ta buộc Mĩ phải chấp nhận đến Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Chọn C.
Câu 29:
Phương pháp:
Giải thích, loại trừ phương án.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nước Tây Âu chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ không phải vì lí do bị phe xã hội chủ nghĩa đe doạ tấn công.
Chọn B.
Câu 30:
Phương pháp:
Loại trừ phương án, giải thích.
Cách giải:
Sau chiến thắng Biên giới (1950) ta đã tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch, giành được thế chủ động trên chiến trường chính. Vì vậy, các chiến dịch sau đó cần phải giữ vững được quyền chủ động chiến tranh, làm phá sản các kế hoạch quân sự của Pháp và tiêu diệt được một phần sinh lực địch.
=> Chủ trương của ta khi mở các chiến dịch quân sự từ sau chiến thắng Biên giới (1950) không nhằm mục tiêu nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Chọn A.
Câu 31:
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
Trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1951), để giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, Đảng đã quyết định tạm gác lại khẩu hiệu ruộng đất, thành lập mỗi nước một mặt trận riêng, trong đó ở Việt Nam thành lập mặt trận Việt Minh với mục đích đoàn kết dân tộc Việt Nam không biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo… để cùng thực hiện một mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc.12
Chọn C.
Câu 32:
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
A loại vì kết quả của hai phong trào đều không thành lập được chính phủ cách mạng.
B loại vì giai đoạn 1930 – 1931 lực lượng vũ trang cách mạng chưa ra đời.
C loại vì kết quả của cả hai phong trào đều chưa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ dân chủ.
D chọn điểm tương đồng giữa phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) là sử dụng sức mạnh bạo lực chính trị của quần chúng nhân dân.
Chọn D.
Câu 33:
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930) có điểm mới so với phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX là sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân. Điều này thể hiện qua các sự kiện tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chiến hạm cho Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đặc biệt là qua phong trào vô sản hoá của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và làm nòng cốt của phong trào dân tộc.
Chọn B.
Câu 34:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Phong trào yêu nước của giai cấp tiểu tư sản được thể hiện qua các hoạt động như mít tinh, biểu tình, bãi khoá... Thành lập các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt… Những hoạt động này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và tạo nên tính đa dạng cho phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Chọn B.
Câu 35:
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng (1930 – 1931) và phong trào dân tộc (1939 – 1945) có điểm tương đồng là đã thành lập được chính quyền cách mạng ở một số địa phương.13
Chọn D.
Câu 36:
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:
Cuộc cải cách ruộng đất (1953 – 1954) mà Đảng Lao động Việt Nam tiến hành cho thấy khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được thực hiện một phần.
Chọn C.
Câu 37:
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ đáp án.
Cách giải:
A, C, D loại, mặt trận ngoại giao là một mặt trận quan trọng, đóng góp to lớn vào thắng lợi cuối cùng của hai cuộc kháng chiến. Ngoại giao đã triển khai nhiều hình thức đấu tranh hiệu quả, kết hợp với các mặt trận đấu tranh chính trị và quân sự làm nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân ta. Vì vậy, không thể nói mặt trận ngoại giao giành thắng lợi dễ dàng hơn so với các mặt trận như quân sự hoặc chính trị.
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Hậu phương chính là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, …; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh tổng hợp tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Chọn A.
Câu 39:
Phương pháp:
So sánh, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì trong kháng chiến chống Mĩ, chiến trường chính của ta ở miền Nam.
C loại vì bên cạnh bộ đội chủ lực còn có sự nổi dậy của nhân dân.
D loại vì lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt trong hai cuộc kháng chiến.
=> Sự tương đồng giữa nghệ thuật quân sự của bộ đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 – 1975) là kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, lấy tiến công làm chủ yếu.
Chọn B.
Câu 40:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Sau sự thất bại của phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các hệ tư tưởng mới lần lượt được truyền bá vào nước ta, trong đó có hệ tư tưởng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. Các văn thân, sĩ phu, thanh niên yêu nước đã hồ hởi đón nhận và dấy lên nhiều phong trào yêu nước. Các phong trào này cho thấy sự đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa các giai cấp đang diễn ra rất quyết liệt vào những năm đầu thế kỉ XX.
Chọn A.