Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 9 Chủ đề 9. Kim loại tác dụng với muối có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 9 Chủ đề 9. Kim loại tác dụng với muối có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 9 Chủ đề 9. Kim loại tác dụng với muối có đáp án

  • 1169 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Nồng độ ban đầu của CuSO4 là bao nhiêu mol/l?

Xem đáp án

Hướng dẫn:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

x         x                             x mol

Gọi số mol CuSO4 phản ứng là x mol

Theo đề bài ta có: mCu bám vào – mtan = mFe tăng

64x - 56x = 1,6

x = 0,2 mol [CuSO4] = 1M


Câu 2:

Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là:

Xem đáp án

Hướng dẫn:

Phân tích bài toán: Vì đề bài yêu cầu xác định kim loại mà chưa cho hóa trị, các đáp án chỉ có Al là hóa trị III, do đó để giải quyết bài toán đơn giản hơn ta có thể giả sử kim loại M có hóa trị II để giải, nếu tìm không phải kim loại hóa trị II ta chọn đáp án Al. Còn nếu đề bài cho các kim loại có hóa trị biến đổi từ I đến III, khi đó ta giải trường hợp tổng quát với n là hóa trị của kim loại M.

Giả sử kim loại có hóa trị II Số mol của FeCl2: n = CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

M     +    FeCl2     →    MCl2 +    Fe

0,05    ←    0,05 →                         0,05mol

Theo đề bài ta có: mM tan – mFe bám vào = mM giảm

0,05.M - 56.0,05 = 0,45 → Giải ra M = 65 (Zn)

Vậy điều giả sử là đúng Chọn đáp án C.


Câu 3:

Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?

Xem đáp án

Hướng dẫn:

Phân tích bài toán: Bài toán này cũng cho cả số mol Fe và AgNO3, như vậy ta phải xét xem chất nào dư và để xem có xảy ra phản ứng dưới đây hay không:

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

Phương trình hóa học:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag      (1)

0,01 →    0,02    → 0,01       →0,02

Sau phản ứng: AgNO3dư là 0,025 – 0,02 = 0,005 mol

Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ lại có ion Ag+ nên tiếp tục xảy ra phản ứng

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag      (2)

0,005             0,005              0,005

Dung dịch X gồm: Fe(NO3)3: 0,005 mol, Fe(NO3)2 còn lại: 0,01 – 0,005 = 0,005 mol Khối lượng muối trong dung dịch X: (180 + 242).0,005 = 2,11 gam

Cách giải nhanh: Ta thấy AgNO3 còn dư sau phản ứng nên dung dịch muối sau phản ứng chỉ chứa gốc NO3- và cation của Fe nên khối lượng muối bằng khối lượng cation Fe cộng khối lượng gốc NO3-.

mmuối = mFe + mNO3-= 0,01*56 + 0,025*62 = 2,11 gam


Câu 4:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nếu biết khối lượng đồng bám trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?

Xem đáp án

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Theo bài ta có: nCu bam vao = 9,6/64 = 0,15 mol

Theo PTHH ta có:

mMg = 0,03.24 = 0,72g

mCu bám vào – mFe tan = mFe tăng

9,6 - 0,15.56 = 1,2g

mFe tăng = 1,2 gam

Chọn D.


Câu 5:

Nhúng một lá nhôm vào 200ml dung dịch CuSO4, đến khi dung dịch mất màu xanh, lấy lá nhôm ra cân thấy nặng hơn so với ban đầu là 1,38 gam. Nồng độ của dung dịch CuSO4 đã dùng là:

Xem đáp án

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

2x………3x…………..x………………3x (Mol)

Theo bài ta có:

mCu bám vào – mAl tan = mAl tăng

3x.64 -2x.27 = 1,38 138x = 1,38

x = 0,01 mol

nCuSO4 = 3x = 3.0,01 = 0,03 mol

CM(CuSO4) = 0,03/0,2 = 0,15 mol

Chọn B.


Câu 6:

Nhúng một thanh nhôm nặng 25 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, cân lại thanh nhôm thấy cân nặng 25,69 gam. Nồng độ mol của CuSO4 và Al2SO4 trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là

Xem đáp án

nCuSO4 = 0,5.0,2 = 0,1 mol

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

2x………3x…………..x………………3x (Mol)

Theo bài ta có:

mCu bám vào – mAl tan = mAl tăng

3x.64 - 2x.27 = 25,69 - 25

138x = 0,69

x = 0,005 mol

nCuSO4 pu=3x=3.0,005=0,015nAl2(SO4)=x=0,005 molnCuSO4 du=nCuSO4-nCuSO4 pu=0,1-0,015=0,085 molnAl2(SO4)=0,005 molCM(CuSO4 du)=0,0850,2=0,425 MCM(Al2SO4)3=0,0050,2=0,025 M

Chọn D.


Câu 7:

Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:

Xem đáp án

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Ban đầu    0,01...1.0,05……………………………………mol

Phản ứng    0,01…0,02…………..0,01………0,02……mol

Sau pứ        0..………0,03…………0,01………0,02……mol

                     AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Ban đầu 0,03………..0,01…………………………………..mol

Phản ứng 0,01………...0,01………………………0,01…mol

Sau pứ 0,02…………..0…………………………0,01….mol

mAg = (0,01+0,02).108 = 3,24g

Chọn C.


Câu 8:

Cho 4,62 gam hỗn hợp X gồm bột 3 kim loại (Zn, Fe, Ag) vào dung dịch chứa 0,15mol CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y có chứa muối nào sau đây:

Xem đáp án

Ta thấy Ag không tác dụng với CuSO4­ Dd sau phản ứng có thể có các muối ZnSO4, FeSO4, CuSO4

Chọn C.


Câu 10:

Cho 8,3g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 1lít dung dịch CuSO4 0,2 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68g chất rắn Y gồm 2 kim loại. Thành phần phần trăm theo khối lượng của nhôm trong hỗn hợp X là:

Xem đáp án

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

x…………3/2.x

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

y……..y

Al phản ứng hết với CuSO4 sau đó Fe mới phản ứng với CuSO4. Vì sau phản ứng thu được rắn Y gồm 2 kim loại nên Al đã tan hết và Fe có thể đã phản ứng 1 phần hoặc chưa phản ứng. 2 kim loại trong Y là Fe và Cu.

nCu = nCuSO4 = 0,2.1 = 0,2 mol

mFe dư = mY - mCu = 15,68 - 0,2.64 = 2,88g

Đặt số mol Al ban đầu là x, số mol Fe phản ứng là y, ta có hệ phương trình:

32x+y=0,227x+56y=8,3-2,88x=0,1y=0,048

mAl = 0,1.27 = 2,7g

%mAl = 2,7/8,3.100 = 32,53%

Chọn A.


Câu 11:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gốm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2       (1)

Mg + HCl → MgCl2 + H2       (2)

Từ phản ứng (2) ta có:

nMg = nH2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol

Dung dịch Y gồm 3 muối MgCl2, FeCl2, FeCl3  FeCl3 sau phản ứng (1) còn dư.

nFeCl3(1) = 2.nMg = 2.0,12 = 0,24g

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (3)

nFeCl3(3) = 2nFe = 0,04 mol

nFeCl3 bđ = nFeCl3(3) + nFeCl3(1) = 0,04+0,24 = 0,28g

mX = 0,12.24 + 0,28.(56+35,5.3) = 48,3g

Chọn C.


Câu 12:

Hòa tan 3,28 gam hỗn hợp muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A . Nhúng vào dung dịch A một thanh sắt. Sau một khoảng thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là:

Xem đáp án

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

x……….x………………..x……………x……mol

Theo phương trình ta có nhận xét là thanh sắt tăng lên 0,8 gam thì dung dịch sẽ giảm khối lượng đi 0,8 gam (theo định luật bảo toàn khối lượng)

mdd = mdd bđ - 0,8 =3,28 - 0,8 = 2,48 g

Chọn B.


Câu 13:

Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl2 và CuCl2, phản ứng hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại và một chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Tính m.

Xem đáp án

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn

Theo bài ta suy ra: Mg tan hết, CuCl2 phản ứng hết, ZnCl2 còn dư.

mCu = mE khong tan = 1,28g nCu = 1,28/64 = 0,02 mol

mZn = mD - mCu = 1,93 - 1,28 = 0,65g nZn = 0,65/65 = 0,01 mol

nMg = nZn + nCu = 0,03 mol mMg = 0,03.24=0,72g

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương