(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Điện Biên - trường THCS&THPT Quài Tở lần 1 (Có đáp án)
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Điện Biên - trường THCS&THPT Quài Tở lần 1 (Có đáp án)
-
201 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự kiện nào sau đây tác động đến sự phát triển của kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1950?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sự kiện tác động đến sự phát triển kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1950 đó là Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Bởi, trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Mĩ đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu, buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến. Bên cạnh đó, Mĩ là một trong ba lực lượng trụ cột trong khối đồng minh chống phát xít nên trong Hội nghị Ianta Mĩ được phân chia vùng ảnh hưởng rộng lớn. => Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Mĩ đã phát triển nhanh chóng.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên có sự biến đổi chính trị quan trọng đó là Hình thành hai nhà nước trong năm 1948 là Hàn Quốc và Triều Tiên.
Chọn C.
Câu 3:
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương.
Cách giải:
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực đồn điền cao su.
Chọn B.
Câu 4:
Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay là gì?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Trung Quốc.
Cách giải:8
Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay đó là Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, đồng thời tiến hành cải cách và mở cửa.
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp:
Loại trừ đáp án.
Cách giải:
- Nội dung các đáp án A, B, D là bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
- Nội dung đáp án C không phải là bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam vì Nhật vào Đông Dương vào năm 1940.
Chọn C.
Câu 6:
Điểm giống nhau cơ bản về sự phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm giống.
Cách giải:
Điểm giống nhau cơ bản về sự phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Chọn D.
Câu 7:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì một trong những lí do nào sau đây?
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì có tổ chức Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Chọn D.
Câu 8:
Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Giai cấp, tầng lớp công nhân và nông dân giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 -1931.
Chọn C.
Câu 9:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) chủ yếu là do Pháp không muốn kinh tế Việt Nam phát triển, muốn kinh tế Đông Dương bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và là thi trường độc chiếm của Pháp.
Chọn C.
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh, ...
- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925) không có lực lượng đại địa chủ, tư sản.
Chọn D.
Câu 12:
Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930?
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
- Đáp án A loại vì Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.
- Đáp án B loại vì Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989.
- Đáp án D loại vì Liên minh châu Âu được thành lập năm 1993.
=> Sự kiện nước Nga Xô viết ra đời có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 – 1930.
Chọn C.
Câu 13:
Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
Phương pháp:
Suy luận dựa trên kiến thức đã học về phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam.
Chọn B.
Câu 14:
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ latinh diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Mĩ Latinh.
Cách giải:
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức đấu tranh vũ trang ở nhiều nước: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-oa, ...
Chọn A.
Câu 15:
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
Chọn D.
Câu 16:
Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Sự kiện mang tính đột phá làm làm xói mòn trật tự hai cực Ianta một cách sâu sắc đó là sự kiện cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949). Với thắng lợi này, hệ thống XHCN đã được nối liền từ Âu sang Á. Sức mạnh của phe XHCN được tăng cường, cán cân giữa hai phe có sự thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho phe XHCN.
Chọn A.
Câu 17:
Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dầu bằng sự kiện nào?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào các mạng 1930-1931.
Chọn A.
Câu 18:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Không du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất mới vào thuộc địa phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương.
Chọn C.
Câu 19:
Nhận xét nào sau đây là không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam
Phương pháp:11
Nhận xét.
Cách giải:
Nhận xét không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam đó là phong trào cách mạng mang tính dân tộc điển hình.
Chọn A.
Câu 20:
Trong công cuộc cải cách – mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Trung Quốc.
Cách giải:
Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
Chọn B.
Câu 21:
Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 36.
Cách giải:
Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ.
Chọn D.
Câu 22:
Nhận xét nào sau đây là đúng về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp:
Nhận xét.
Cách giải:
Nhận xét đúng về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đó là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Chọn D.
Câu 23:
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Phương pháp:
Dựa vào chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời tổng thống để so sánh, nhận xét.
Cách giải:
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Chọn C.
Câu 24:
Một số thành viên tiên tiến của tổ chức nào sau đây đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (3/1929)?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Cách giải:
Tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm có 7 thành viên.
Chọn A.
Câu 25:
Việc hợp nhất giữa ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam được hoàn tất trên thực tế khi
Phương pháp:
Dựa vào nội dung Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam để suy luận.
Cách giải:
Việc hợp nhất giữa ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam được hoàn tất trên thực tế khi Đông Dương cộng sản Liên đoàn đề nghị gia nhập Đảng và được chấp nhận.
Chọn C.
Câu 26:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), cùng với thực dân Pháp, đại địa chủ và tư sản mại bản là những lực lượng xã hội trở thành đối tượng (kẻ thù) của cách mạng Việt Nam.
Chọn B.
Câu 27:
Phương pháp:
Suy luận dựa trên kiến thức về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Cách giải:
Ngày 25-121920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đại đã số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Đánh đấu bước chuyển biến từ một người chiến sĩ yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản. Đây là bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Chọn C.
Câu 28:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 84.
Cách giải:
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925-1929) mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ.
Chọn A.
Câu 29:
Kết quả đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX là sự ra đời của?
Phương pháp:
Suy luận dựa kiến thức đã học.
Cách giải:
Kết quả đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 30:
Trong công cuộc xây dựng đất nước (1950-2000), cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 – 2000).
Cách giải:
Trong công cuộc xây dựng đất nước (1950-2000), cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 62.
Cách giải:
Liên Xô và Mĩ kí thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây (từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX).
Chọn A.
Câu 32:
Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thể rút ra được bài học gì cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Phương pháp:
Liên hệ.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phát triển mạnh mẽ: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sự phát triển này tác đông bởi những nhân tố khác nhau nhưng chung nhất là áp dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ sự phát triển này của các nước tư bản ứng dụng thanh tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa đất nước.
Chọn D.
Câu 33:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), xã hội Việt Nam cố chuyển biến nào sau đây?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, trong đó giai cấp công nhân phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Chọn B.14
Câu 34:
Phương pháp:
Đánh giá.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hóa không có lỗi thoát; mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp phong kiến tay sai gay gắt. Giai cấp nông dân được đánh giá là một lực lượng cách mạng hùng hậu của cách mạng Việt Nam.
Chọn B.
Câu 35:
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.
Cách giải:
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
Chọn D.
Câu 36:
Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Luận cương đã: không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng nề về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Chọn C.
Câu 37:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam
Phương pháp:
Suy luận dựa trên kiến thức đã học.
Cách giải:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu đấu tranh tự giác.
Chọn A.
Câu 38:
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung chia cắt Việt Nam và bán đảo Đông Dương không có trong Hội nghị Ianta (2/1945).
Chọn B.
Câu 39:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Âu.
Chọn C.
Câu 40:
Hiệp ước Bali (2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
Cách giải:
Hiệp ước Bali (2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
Chọn C.