Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 (4 mã đề gốc)
Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 - Mã đề 302
-
22605 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây tiếp tục thực hiện tham vọng biển khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau" của mình?
Đáp án đúng là: D
- Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tiếp tục thực hiện tham vọng biển khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau" của mình
Câu 2:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương giúp đỡ việc lập mặt trận ở nước nào sau đây
Đáp án đúng là: B
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
Câu 3:
Trong những năm 1949 - 1950, nội dung của kế hoạch Rơve do thực dân Pháp triển khai ở Việt Nam thuộc lĩnh vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Trong những năm 1949 - 1950, nội dung của kế hoạch Rơve do thực dân Pháp triển khai ở Việt Nam thuộc lĩnh vực quân sự.
Câu 4:
Về quân sự, một trong những thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là
Đáp án đúng là: B
- Chiến thắng Ấp Bắc là một trong những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ.
Câu 5:
Tháng 12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ kết quả của phong trào nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Tháng 12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ kết quả của phong trào Đồng khởi.
Câu 6:
Ở Việt Nam, chiếu Cần vương (1885) kêu gọi lực lượng xã hội nào sau đây đứng lên vì vua mà kháng chiến?
Đáp án đúng là: A
Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Câu 7:
Năm 1954, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ngoại giao nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 8:
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh quốc tế nào nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Bối cảnh quốc tế thúc đẩy Đảng và nhà nước Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước:
+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu.
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã diễn ra, tạo điều kiện cho các nước mở rộng quan hệ quốc tế.
Câu 9:
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản thành tác phẩm nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.
Câu 10:
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào nào sau đây để đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập?
Đáp án đúng là: A
- Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du để đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập
Câu 11:
Theo Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946), Pháp được ra miền Bắc Việt Nam thay thế lực lượng quân đội nào sau đây giải giáp quân Nhật Bản?
Đáp án đúng là: C
Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946) quy định: chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, số quân Pháp này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
Câu 12:
Trong Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam, các xô viết đã ra đời ở địa phương nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trong Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam, các xô viết đã ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 13:
Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ
Đáp án đúng là: D
- Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
Câu 14:
Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu được phát hành với tên gọi là
Đáp án đúng là: C
- Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng Ơrô (EURO) đã được phát hành, và ngày 1/1/2022 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Câu 15:
Quân dân miền Nam Việt Nam chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Quân dân miền Nam Việt Nam chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu: giải phóng hoàn toàn miền Nam
Câu 16:
Sau năm 1991, ở châu Á, Liên bang Nga khôi phục và phát triển quan hệ với
Đáp án đúng là: A
- Sau năm 1991, ở châu Á, Liên bang Nga khôi phục và phát triển quan hệ với Trung Quốc.
- Anh, Tây Ban Nha là những quốc gia thuộc châu Âu.
- Áchentina là quốc gia thuộc khu vực Mĩ Latinh.
Câu 17:
Tháng 6-1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan giúp phục hồi nền kinh tế ở khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Tháng 6-1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan giúp phục hồi nền kinh tế ở khu vực Tây Âu (kế hoạch Mác-san còn được gọi là “kế hoạch phục hưng châu Âu”).
Câu 18:
Từ năm 1945 đến năm 1954, nhân dân Lào đấu tranh chống lại kẻ thù nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Từ năm 1945 đến năm 1954, nhân dân Lào đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
Câu 19:
Hội nghị lần thứ 21 (tháng 7/1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhấn mạnh cách mạng miền Nam phải giữ vững chiến lược
Đáp án đúng là: C
- Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7/1973) nhấn mạnh: trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng; phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Câu 20:
Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX?
Đáp án đúng là: A
- Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là: sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất.
- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 21:
Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917 - 1923), Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917 - 1923), Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ.
Câu 22:
Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) đã quyết định vấn đề nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Hội nghị Ianta đã đưa ra 3 quyết định quan trọng:
+ Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
+ Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 23:
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là
Đáp án đúng là: D
- Một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.
Câu 24:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương (1919 - 1929), xã hội Việt Nam có chuyển biến nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây là điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950?
Đáp án đúng là: B
- Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là: liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình.
Câu 26:
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 27:
Nội dung nào sau đây không thuộc kế hoạch Nava của thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương trong những năm 1953 - 1954?
Đáp án đúng là: C
- Trong kế hoạch Nava mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương (1953 - 1954) không có nội dung: thiếp lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm do Mĩ lập nên ở miền Nam Việt Nam năm 1954.
Câu 28:
Trong những năm 1965 - 1968, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”).
Câu 29:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: Thắng lợi của Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.
- Nội dung các đáp án A, B,D phản ánh nguyên nhân chủ quan đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 30:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự bành trướng của quân phiệt Nhật Bản ở Đông Nam Á có tác động đến cách mạng Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995.
+ Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) được thành lập vào năm 1996.
+ Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) ra đời vào năm 1993.
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không là lí do để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương?
Đáp án đúng là: C
- Những lí do để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương là:
+ Điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước Đông Dương.
+ Cần sớm hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc.
+ Nhằm phát huy cao nhất quyền dân tộc tự quyết.
Câu 32:
Kết quả của công cuộc xây dựng chế độ mới có ý nghĩa nào sau đây đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong những năm 1945 - 1946?
Đáp án đúng là: A
- Kết quả của công cuộc xây dựng chế độ mới ở Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 đã tạo động lực cho nhân dân tham gia đấu tranh giữ vững thành quả Cách mạng.
Câu 33:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có điểm mới nào sau đây so với các tổ chức chính trị yêu nước ra đời từ đầu thế kỉ XX đến năm 1927 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Điểm mới của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên so với các tổ chức chính trị yêu nước ra đời từ đầu thế kỉ XX đến năm 1927 ở Việt Nam là: chú trọng xây dựng và truyền bá lí luận cách mạng.
Câu 34:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của chiến thắng Đường 14 Phước Long (đầu năm 1975) đối với tiến trình cách mạng miền Nam Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Chiến thắng Đường 14 Phước Long (đầu năm 1975) của quân dân miền Nam Việt Nam đã: tạo cơ sở đánh giá toàn diện tương quan lực lượng để mở cuộc tiến công chiến lược.
Câu 35:
Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam đều: có sự linh hoạt, sáng tạo trong phương án tác chiến.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ động mở các chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
+ “Có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi cuối cùng trên mặt trận ngoại giao” chỉ đúng với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
+ “Sử dụng cách đánh công kiên vào tập đoàn cứ điểm” không đúng với chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
Câu 36:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự chuyển biến của kinh tế Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Đáp án đúng là: C
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, trong đó có việc: một số đô thị được hình thành và mở rộng ở các vùng kinh tế phát triển.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp,vì:
+ Ngành công nghiệp ở Việt Nam ra đời từ những năm đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
+ Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì thương thức phong kiến trên mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Câu 37:
Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào sau đây của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 ở Việt Nam cho thấy: cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đang từng bước được giải quyết.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản chấm dứt sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đầu năm 1930).
+ Chính đảng của giai cấp công nhân được thành lập vào đầu năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam).
+ Ở thời điểm năm 1929, ở Việt Nam vẫn có những tổ chức chính trị đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, ví dụ như: Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 38:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 1931 là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì một trong những lý do nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 1931 là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì đã hình thành được liên minh của các lực lượng cách mạng chủ lực (liên minh công - nông).
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chưa hòan thành triệt để mục tiêu của cách mạng; chưa thành lập được chính quền của toàn dân tộc (mới thiết lập được chính quyền xô viết ở một số huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).
+ Trước phong trào cách mạng 1930 - 1931, nhiều phong trào đấu tranh khác ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp bạo lực để đánh đổ kẻ thù, ví dụ: phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX).
Câu 39:
Tiến trình vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) và chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) ở Việt Nam đều chịu tác động nào sau đây từ tình hình quốc tế?
Đáp án đúng là: B
- Tiến trình vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) và chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) ở Việt Nam đều chịu tác động từ: cuộc đấu tranh nhằm giải trừ chủ nghĩa thực dân.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Ở thời điểm những năm 1939 - 1945, trật tự thế giới hai cực Ianta chưa được thiết lập và cũng chưa diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội đối lập (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa).
+ Ở thời điểm những năm 1939 - 1945, Mĩ chưa triển khai chiến lược toàn cầu.
Câu 40:
Trong những năm 1936 - 1945, cách mạng Việt Nam đã có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng thế giới?
Đáp án đúng là: B
- Trong những năm 1936 - 1945, cách mạng Việt Nam đã tham gia cùng các lực lượng tiến bộ đấu tranh vì quyền sống con người (chống lại chủ nghĩa phát xít).