Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 (4 mã đề gốc)
Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 - Mã đề 303
-
22606 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đầu thế kỉ XX, lực lượng xã hội nào sau đây cùng với Phan Châu Trinh mở cuộc vận động cải cách ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh cùng các sĩ phu tiến bộ (Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng,…) đã mở cuộc vận động cải cách ở Việt Nam.
Câu 2:
Trong những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới?
Đáp án đúng là: A
- Trong những năm 70 của thế kỉ XX, 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 3:
Trong những năm 1951 - 1953, phong trào nào sau đây diễn ra ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
- Trong những năm 1951 - 1953, ở Việt Nam diễn ra phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú. Ngày 1/5/1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương thành tích phong trào thi đua ái quốc và chọn được 7 anh hùng, đó là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Câu 4:
Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) đã quyết định vấn đề nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Hội nghị Ianta đã đưa ra 3 quyết định quan trọng:
+ Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
+ Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 5:
Đầu năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Đầu năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Câu 6:
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là
Đáp án đúng là: A
- Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 7:
Năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương giúp đỡ việc lập mặt trận ở nước nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
Câu 8:
Năm 1999, đồng ơrô (EURO) trở thành đồng tiền chung của nhiều nước thuộc khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng Ơrô (EURO) đã được phát hành, và ngày 1/1/2022 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Câu 9:
Về quân sự, nhân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi nào sau đây trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ?
Đáp án đúng là: D
- Chiến thắng Ấp Bắc là một trong những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết vào tháng 7/1954.
+ Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết vào tháng 1/1973.
+ Tạm ước Việt - Pháp được kí kết vào tháng 9/1946.
Câu 10:
Tháng 4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã xác định kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương là
Đáp án đúng là: A
Tháng 4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã xác định kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mĩ.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX?
Đáp án đúng là: C
- Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là:
+ Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước.
+ Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn.
+ Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.
Câu 12:
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Việt Nam ra nhập Liên hợp quốc vào tháng 9/1977.
+ Miền Nam Việt Nam được giải phóng hoàn toàn và đất nước Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Câu 13:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, phần lớn học viên tham gia các lớp đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) là
Đáp án đúng là: D
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, phần lớn học viên tham gia các lớp đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) là thanh niên, trí thức.
Câu 14:
Ở Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ
Đáp án đúng là: C
- Ở Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây là đường lối đổi mới về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986?
Đáp án đúng là: D
- Về đổi mới chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương:
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân;
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân;
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Câu 16:
Một trong những phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
Đáp án đúng là: D
- Một trong những phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là phong trào Cần vương.
- Cải cách trang phục, lối sống và học chữ Quốc ngữ là những hoạt động trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam (đầu thế kỉ XX).
Câu 17:
Theo Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946) quân Pháp được ra miền Bắc Việt Nam làm nhiệm giải giáp quân đội nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946) quy định: chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, số quân Pháp này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
Câu 18:
Từ sau Chiến Chiến tranh lạnh đến năm 2000, đề xây dựng sức mạnh thực sự, hầu hết các quốc gia đều tập trung phát triển
Đáp án đúng là: D
- Từ sau Chiến Chiến tranh lạnh đến năm 2000, đề xây dựng sức mạnh thực sự, hầu hết các quốc gia đều tập trung phát triển kinh tế
Câu 19:
Nội dung của kế hoạch Nava do thực dân Pháp triển khai ở Việt Nam trong những năm 1953 - 1954 thuộc lĩnh vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Kế hoạch Nava do thực dân Pháp triển khai ở Việt Nam trong những năm 1953 - 1954 thuộc lĩnh vực quân sự.
Câu 20:
Trong những năm 1919 - 1930, lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp
Đáp án đúng là: B
Trong những năm 1919-1930, ở Việt Nam, bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc Pháp nên đã câu kết chặt chẽ với đế quốc.
Câu 21:
Đến năm 2000, một trong những “con rồng” kinh tế của châu Á là
Đáp án đúng là: C
- Đến năm 2000, 4 “con rồng” của kinh tế châu Á là: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan và Hồng Công.
- Các đáp án A, B, D không phù hợp, vì.
+ Angiêri và Xuđăng là những quốc gia thuộc khu vực châu Phi.
+ Tây Ban Nha là quốc gia thuộc khu vực châu Âu.
Câu 22:
Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
Đáp án đúng là: C
Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trị của loài người.
Câu 23:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: phát xít Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh nguyên nhân chủ quan đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 24:
Năm 1921, Chính sách kinh tế mới (NEP) đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của nước nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Năm 1921, Chính sách kinh tế mới (NEP) đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của nước Nga Xô viết.
Câu 25:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự kiện Liên Xô tham gia chiến tranh chống phát xít (tháng 6/1941) có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
- Các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) được thành lập vào năm 1996.
+ Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) ra đời vào năm 1993.
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967.
Câu 26:
Hoạt động nào sau đây không diễn ra trong phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1928)?
Đáp án đúng là: B
Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động cùng với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân.
Câu 27:
Đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam trong những năm 1951 - 1954 thể hiện ở nội dung nào sau đây?.
Đáp án đúng là: C
- Đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam trong những năm 1951 - 1954 thể hiện ở nội dung: tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh được mở ra vào năm 1975.
+ Trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Lao động Việt Nam không đề cập đến nội dung: thành lập chính quyền Xô viết.
Câu 28:
Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án đúng là: B
- Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
Câu 29:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có nội dung nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Trong những năm 1945 - 1950, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
+ Chống lại chế độ thực dân cũ.
+ Bùng nổ sớm nhất ở khu vực Bắc Phi sau đó lan nhanh sang các khu vực khác.
+ Lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia.
Câu 30:
Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968), thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh thắng quân viễn chinh Mĩ?
Đáp án đúng là: B
- Chiến thắng Vạn Tường của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
Câu 31:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh vì quyền sống của con người => đây là một trong những nội dung thể hiện tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Cách mạng tháng Tám lật đổ được chế độ phong kiến nhưng chưa xóa bỏ được tàn dư của chế độ cũ
+ Đấu tranh chống phát xít là cuộc đấu tranh của toàn thể nhân loại tiến bộ; mặt khác, ở thời điểm trước năm 1945, chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa.
+ Cách mạng tháng Tám chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam (giai cấp địa chủ và quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tồn tại sau cách mạng tháng Tám).
Câu 32:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những thành quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
- Một trong những thành quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là: thành lập chính quyền của dân, vì dân ở một số địa phương (thành lập chính quyền xô viết ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh).
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Cải cách ruộng đất được tiến hành ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn (1954 - 1957).
+ Trong phát triển cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương chưa xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Trong giai đoạn 1930 - 1931, cách mạng Việt Nam chưa xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Câu 33:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1/1959) và lần thứ 21 (tháng 7/1973)?
Đáp án đúng là: C
- Sử dụng sức mạnh bạo lực cách mạng để tiến công đối phương là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1/1959) và lần thứ 21 (tháng 7/1973)
+ Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) đã nhấn mạnh: ngoài con đường dùng baoh lực cách mạng, nhân dân miền Nam Việt Nam không có con đường nào khác.
+ Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7/1973) nhấn mạnh: trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng; phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Câu 34:
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam đều cho thấy
Đáp án đúng là: B
- Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam đều cho thấy: vai trò quyết định của mặt trận quân sự trong mối quan hệ với chính trị và ngoại giao.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) được kí kết đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp; Cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân dân Việt Nam kết thúc với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam không phải là trận phản công (ta chủ động mở chiến dịch Điện Biên Phủ)
+ Sức mạnh của quân chủ lực khi tấn công vào tổ chức phòng ngự mạnh của đối phương chỉ đúng với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
Câu 35:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin vì một trong những lí do nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin vì: các khuynh hướng cứu nước trước đó (phong kiến, dân chủ tư sản) chưa đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930.
+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) giai cấp công nhân Việt Nam mới thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo thống nhất phong trào dân tộc.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là lí luận duy nhất đặt mục tiêu đem lại tự do cho con người
Câu 36:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Việt Nam đã: buộc Mĩ xuống thang chiến tranh, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Chuyền cách mạng, miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công là ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi.
+ Lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị là 2 lực lượng chính, không có lực lượng nào thay thế nhau.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Pari (trước đó chưa diễn ra đàm phán ngoại giao về chấm dứt chiến tranh giữa Mĩ và Việt Nam)
Câu 37:
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 - 1954), kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có điểm khác biệt nào sau đây so với kế hoạch Rơve?
Đáp án đúng là: B
- So với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi có điểm khác biệt là: được đề ra khi Pháp bước đầu mất thể chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
- Điểm chung giữa kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi và kế hoạch Rơve là:
+ Có mục tiêu giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh.
+ Được triển khai với nguồn viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế của Mĩ.
+ Được thực hiện trong bối cảnh cuộc đối đầu Đông - Tây đang căng thẳng.
Câu 38:
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925, chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào dân tộc dân chủ vì một trong những lí do nào sau đây?.
Đáp án đúng là: C
- Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925, chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào dân tộc dân chủ vì: chỉ giải phóng dân tộc mới giải phóng được con người.
Câu 39:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng Cuba năm 1959 đều
Đáp án đúng là: D
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng Cuba năm 1959 đều thành lập được chính quyền dân chủ nhân dân.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Thời điểm năm 1945, cục diện hai cực, 2 phe (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa) chưa được xác lập.
+ Cách mạng Cuba diễn ra nhằm đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ (chế độ thực dân mới); trong khi đó, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam diễn ra nhằm đấu tranh chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành lại nền độc lập dân tộc.
Câu 40:
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929?
Đáp án đúng là: D
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 là do: Lí luận giải phóng dân tộc và giai cấp được truyền bá trong phong trào yêu nước.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Chủ trương vô sản hóa được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên được đưa ra và thực hiện vào năm 1928; trong khi đó, Đại hội lần thứ nhất của Hội diễn ra vào tháng 3/1929.
+ Chính đảng vô sản của Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930.
+ Phong trào vô sản hóa do tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện.