[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 20)
-
25477 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Việt Nam đón nhận tư tưởng tiến bộ từ
- Chọn đáp án C. Nhật Bản và Trung Quốc.
- SGK Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục
Câu 2:
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ
- Chọn đáp án B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
- Từ vĩ tuyến 16 vào Nam do quân đội Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Câu 3:
Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
- Chọn đáp án B. Liên Xô
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 11
Câu 4:
Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX trở đi, nhóm 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN chuyển sang chiến lược hướng ngoại là do
- Chọn đáp án A. chiến lược hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 29.
Câu 5:
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập sau khi
- Chọn đáp án D. kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975).
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 27.
Câu 6:
Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- Chọn đáp án A. Mĩ.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 42.
Câu 7:
Năm 1951, tổ chức nào được thành lập ở các nước Tây Âu?
- Chọn đáp án A. Cộng đồng than-thép châu Âu.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 50.
Câu 8:
Một trong những mục đích chính của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là
- Chọn đáp án B. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 76.
Câu 9:
Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm mục đích gì?
- Chọn đáp án A. Trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 82.
Câu 10:
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của Đảng ta là
- Chọn đáp án D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 131.
Câu 11:
Ngày 1-5-1951, Đại hội Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tổng kết, biểu dương thành tích thi đua yêu nước đã chọn được
- Chọn đáp án C. 7 anh hùng.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 142.
Câu 12:
Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954), Mĩ có thái độ như thế nào?
- Chọn đáp án A. Can thiệp sâu vào Đông Dương.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 139.
Câu 13:
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chủ trương của Đảng ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954?
- Chọn đáp án D. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 147.
Câu 14:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương là
- Chọn đáp án B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 165.
Câu 15:
Phương pháp đấu tranh dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai được Đảng Lao động Việt Nam đề ra lần đầu tiên tại
- Chọn đáp án B. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 164.
Câu 16:
Đâu không phải là tiến bộ trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam?
- Chọn đáp án B. Quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước.
- Quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước là trong giai đoạn 1991-1995. (SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 210)
Câu 17:
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm
- Chọn đáp án D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 11.
Câu 18:
Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là
- Chọn đáp án C. chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Liên Xô xã hội chủ nghĩa, thêm Trung Quốc - một nước châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa điều đó đã làm chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Câu 19:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
- Chọn đáp án A. Đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 95.
Câu 20:
Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936-1939 là do đời sống của họ
- Chọn đáp án C. khó khăn, cực khổ.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 99.
Câu 21:
Nội dung nào không phải là âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Việt Nam trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Chọn đáp án D. Phối hợp với quân Anh để giải giáp quân Nhật ở miền Nam.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 121.
Câu 22:
Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng
- Chọn đáp án B. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 140.
Câu 23:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
- Chọn đáp án A. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 187.
- Đáp án A. “Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.” Là ý nghĩa Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 24:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 -1975) kết thúc thắng lợi đã
- Chọn đáp án B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 197.
Câu 25:
Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
- Chọn đáp án A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới
- Để thực hiện mục đích của tổ chức, Liên hợp quốc đã đề ra các nguyên tắc hoạt động:
+ Các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
+Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
+ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (LX, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
Câu 26:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- Chọn đáp án D. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước tư bản phát triển đều chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh thì Mĩ là nước thu lời do buôn bán vũ khí cho chiến tranh nên có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhất, là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới trong suốt 20 năm.
Câu 27:
Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
- Chọn đáp án D. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.
- Hai khuynh hướng của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là khuynh hướng tư sản và vô sản.
Câu 28:
Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là
- Chọn đáp án D. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
- Việt Nam giai đoạn 1936-1939 có nhiều đảng phái chính trị hoạt động tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng như: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động…Tuy nhiên chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
Câu 29:
Trong thời kì 1945-1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm
- Chọn đáp án D. tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp nhằm giảm lực lượng kẻ thù, loại khỏi vòng chiến của địch thì ta mới có cơ hội thắng Pháp.
Câu 30:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã
- Chọn đáp án A. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng tám.
+ Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước và thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH.
+ Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới
Câu 31:
Đâu là điểm chung trong quyết định của Quốc hội khóa VI và Quốc Hội khóa I?
- Chọn đáp án B. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên xác nhận thành tích Chính phủ lâm thời, thông qua danh sách chính phủ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
- 24/6 - 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, bầu ban dự thảo hiến pháp.
Câu 32:
Để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc?
- Chọn đáp án B. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Để thực hiện mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc mà Liên hợp quốc đề ra, Việt Nam luôn tuân thủ quy định của Liên hợp quốc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 33:
Hiệp định về một giải pháp chính trị ở Campuchia được ký kết tại Pa-ri (10-1991) có ý nghĩa như thế nào trong mối quan hệ giữa các nước?
- Chọn đáp án D. mở ra quá trình giải quyết các tranh chấp khu vực bằng giải
Câu 34:
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ
- Chọn đáp án D. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
- Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 xác định kẻ thù là đế quốc và phong kiến phản động.
Câu 35:
Từ sự thất bại của phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã rút ra bài học cơ bản nào cho Việt Nam hiện nay?
- Chọn đáp án A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Trong giai đoạn hiện nay để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nướccần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đoàn kết hết thảy các dân tộc. Có chính sách đại đoàn kết dân tộc đoàn kết trong nước và đoàn kết quốc tế
Câu 36:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) là gì?
- Chọn đáp án C. Nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam.
- Nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Nhiệm vụ của cách mạng là: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất...
+ Lực lượng cách mạng là: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản phải lợi dụng hoặc trung lập.
- Nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930):
+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau.
+ Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
Câu 37:
Đánh giá nào là đúng nhất về tình thế của Pháp trên chiến trường Đông Dương khi thực hiện kế hoạch Nava năm 1953?
- Chọn đáp án C. Là kế hoạch phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực của Mĩ nhằm sớm kết thúc chiến tranh.
- Kế hoạch có sự can thiệp và viện trợ cao nhất của Mỹ nhằm sớm kết thúc chiến tranh.
Câu 38:
Điểm giống nhau về âm mưu chiến lược giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở Việt Nam là gì?
- Chọn đáp án C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
- Mục đích của Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới thành căn cứ quân sự ở Đông Nam Á. Vì vậy các kế hoạch chiến tranh “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đều nhằm mục đích đó.
Câu 39:
Điểm giống nhau giữa Hiệp̣ điṇh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là
- Chọn đáp án B. được ký kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn.
- Hai Hiệp định ký trong bối cảnh thế giới đang trong thời kỳ Chiến tranh lạnh được ký kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn: Hiệp̣ điṇh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương ký khi các nước lớn hòa hoãn muốn giải quyết vấn đề Việt Nam như Triều Tiên; Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được ký kết khi thế giới xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây
Câu 40:
Điểm giống nhau khi nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1885 - 1896) và (1946 - 1954) là
- Chọn đáp án D. có lời kêu gọi chống Pháp.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1885 - 1896) có Hịch Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) có “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.