Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay ( Đề 22)
-
17736 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy chỉ ra các việc làm của chính quyền Xô viết - Nghệ Tĩnh trên lĩnh vực văn hóa - xã hội?
Đáp án D
Tại Nghệ An, Hà Tĩnh vào cuối năm 1930 - 1931, các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Về văn hóa - xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, giữ vững trật tự trị an, đoàn kết giúp đỡ nhau
Câu 2:
Ngoài chính sách khủng bố, thực dân Pháp còn thực thi những biện pháp nào để dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam những năm sau Xô viết Nghệ Tĩnh?
Đáp án A
Phong trào xô viết Nghệ - Tĩnh có tác động to lớn, trở thành nguy cơ của thực dân Pháp. Trước tác động to lớn của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Ngoài những biện pháp khủng bố chúng còn dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ.
Câu 3:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 diễn ra ở đâu?
Đáp án D
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Câu 4:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), chính sách cơ bản mà thực dân Pháp thực hiện ở nước ta trên lĩnh vực thương nghiệp là gì?
Đáp án C
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc". Về thương nghiệp, chính quyền thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối, thu được lợi nhậu rất cao; nhập khẩu máy móc và hàng công nghiệp tiêu dùng. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản, nông sản
Câu 5:
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì?
Đáp án D
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và Việt Minh đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ngãi báo hiệu một thời kì mới của cách mạng Việt Nam. Giữa tháng 4 - 1945, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kì nhằm giải quyết một số vấn đề quân sự. Hội nghị do đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư Đảng chủ trì . Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, Xứ ủy Bắc kì, Hội nghị đã nhận đinh " Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này" và quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân
Câu 6:
20 giờ ngày 9 - 3 - 1945, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vì
Đáp án A
Đến năm 1945, thấy quân đội Đức bị đánh bại hoàn toàn tại mặt trận châu Âu và ưu thế của quân đội Mỹ càng ngày càng lên tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật quyết định hoàn toàn khống chế Đông Dương. Ngày 9 - 3 - 1945, Nhật trao tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Dương là Đô đốc Đô - cu, yêu cầu đặt toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và điều động của họ. Đô - cu từ chối và bị bắt giam ngay lập tức, không kịp báo lệnh cho lực lượng dưới quyền của mình. Quân đội Nhật, sau đó bất thần tấn công các doanh trại và cơ sở của chính quyền thuộc địa Pháp. Chỉ trong một đêm họ đã thanh toán xong toàn bộ cứ điểm và bắt giam tất cả các quan chức người Pháp nhằm mục tiêu để độc chiếm Đông Dương.
Câu 7:
Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã nhận định kẻ thù duy nhất và trước mắt của nhân dân Việt Nam
Đáp án D
Theo SGK Lịch sử 12 trang 112, ngày 12 – 3 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản chỉ thị đã nhận định: Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
Câu 8:
Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là
Đáp án D
Theo SGK Lịch sử 12 trang 100 tháng 7 – 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 9:
Cho các sự kiện sau:
(1). Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
(2). Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva.
(3). Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian
Đáp án C
(1). Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.(6 – 1936)
(2). Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva. (7 – 1935)
(3). Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập. (7 – 1936)
Thứ tự đúng là : 2, 1, 3
Câu 10:
Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Đáp án B
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động nặng nề lên nền kinh tế Đông Dương, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, các cuộc bắt bớ, đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra trên phạm vi cả nước càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có giữa mọi giai tầng Việt Nam với đế quốc Pháp. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 3 - 2 - 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lực lượng của đảng càng mạnh, tổ chức được thống nhất, cương lĩnh của Đảng đã được xác định rõ ràng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến
Câu 11:
Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để lại đối với xã hội Việt Nam là gì?
Đáp án A
Hậu quả nghiêm trọng nhất mà khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội Việt Nam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều công nhân bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ Pháp và người Việt chiếm đoạt. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa
Câu 12:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
Đáp án C
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến
Câu 13:
Lực lượng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 được phục hồi và gia tăng nhờ chính sách nào?
Đáp án C
Tháng 6 - 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một số tù chính trị. Nhờ chính sách ân xá một số tù chính trị mà lực lượng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này được phục hồi
Câu 14:
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và thay đổi khẩu hiệu đấu tranh thành
Đáp án D
Biết chắc quân Pháp đang ngồi im đợi đồng minh vào để hạ bệ mình, quân Nhật đã nhanh tay hành động trước giành quyền độc chiếm Đông Dương. Vào lúc 20 giờ 20 ngày 9 -3 - 1945, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp và hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Như vậy, bằng một hành động thống nhất trên toàn Đông Dương, Nhật đã nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của đối phương. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc đang tâm làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật. Cuộc đảo chính của Nhật nổ ra giữa lúc Ban thường vụ Trung ương Đảng đang họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) và nhận định cuộc đảo chính Pháp - Nhật gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện. Khẩu hiệu đấu tranh từ :"Đánh đuổi Nhật - Pháp" được thay bằng "Đánh đuổi phát xít Nhật"
Câu 15:
Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thông qua những quyết định nào?
Đáp án B
Từ ngày 16 đến ngày 17 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Câu 16:
Yếu tố nào là nguyên nhân khách quan làm nên thành công của cách mạng tháng Tám?
Đáp án B
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quyết định nhưng nguyên nhân khách quan cũng rất quan trọng. Trong đó, nguyên nhân khách quan quan trọng nhất là : Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa
Câu 17:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong thời kì 1936 -1939 là?
Đáp án D
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến
Câu 18:
Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là
Đáp án D
Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Ngay từ ngày 13 – 8 – 1945, khi nhận được thông tin là Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh, trong khi đó quân Đồng minh lại chưa vào kịp để giải giáp quân đội Nhật. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy nên đã giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì Cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn và không tổn hại nhiều nhân lực. Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang.
Câu 19:
Hội nghị Trung ương 8 (5 -1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục những hạn chế thiếu sót của
Đáp án C
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trun ương tháng 11 – 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Điều này đã khắc phục những sai lầm, thiếu sót của Luận cương chính trị (10 -1930).
Câu 20:
Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
Đáp án C
Phát xít Nhật đầu hành Đồng minh, kẻ thù chính của nhân dân ta đã bị bại trận trên thế giới. Vì vậy, quân Nhật ở Việt Nam cũng sẽ rệu rã và trong tình trạng đợi quân Đồng minh vào giải giáp. Trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật đây chính là cơ hội cho Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu vì kẻ thù đã không còn thống trị được như trước
Câu 21:
Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là
Đáp án D
Theo SGK Lịch sử 12 trang 112 – 113, giai đoạn từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945 là giai đoạn khởi nghĩa từng phần. Trong giai đoạn này nhân sự kiện Nhật đảo chính Pháp Đảng đã phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi. Như vậy, giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là cao trào kháng Nhật cứu nước
Câu 22:
Hai khẩu hiệu ''Độc lập dân tộc'' và ''Ruộng đất dân cày'' được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?
Đáp án B
Trong Cương lĩnh chính trị được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại hội nghị thành lập Đảng, vấn đề "độc lập dân tộc" và "ruộng đất dân cày" trở thành hai nhiệm vụ cơ bản mà cách mạng Việt Nam phải hoàn thành. Vấn đề này cũng được đồng chí Trần Phú thông qua trong tháng 10 - 1930. Vì vậy, ngay sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh tiến hành đấu tranh đòi hai quyền dân tộc và dân chủ. Hai khẩu hiệu ''Độc lập dân tộc'' và ''Ruộng đất dân cày'' được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng 1930 - 1931
Câu 23:
Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Điểm nào dưới đây thể hiện tính chất đó?
Đáp án B
Trước tình hình chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều huyện, xã thuộc vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh, các chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã đứng ra quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Những người cách mạng, dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết nước Nga - tiếp thu qua các tài liệu huấn luyện báo chí của Đảng đã đứng ra điều hành công việc. Thực chất, đó là một chính quyền cách mạng sơ khai do công nhân lãnh đạo, một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Điều đó được thể hiện ở những việc làm của Xô Viết - Nghệ Tĩnh như: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới
Câu 24:
Điểm khác biệt của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
Đáp án D
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào dân chủ 1936 - 1939 thực sự là những hình thức đấu tranh cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta. Cao trào dân chủ 1936 - 1939 là một phong trào quần chúng rộng rãi diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhanh chóng lan rộng ra trên phạm vi cả nước. Phong trào đã thu được những thắng lợi hết sức cụ thể, buộc chính quyền thực dân phải thi hành một số nhượng bộ. Nhưng nét nổi bật nhất của phong trào cũng là điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú. Vì vây, đây được coi là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 - 1945
Câu 25:
So với phong trào (1930 -1931), lực lượng tham gia cách mạng thời kì 1936 -1939 có thêm
Đáp án A
Vì phong trào dân chủ 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ nên lực lượng tham gia phong trào có thêm các lực lượng tiến bộ yêu nước
Câu 26:
Bước sang năm 1945, tình hình Chiến tranh thế giới thứ II có diễn biến nào có lợi cho cách mạng nước ta ?
Đáp án B
Bước sang năm 1945, kết cục chiến tranh gần như đã ngã ngũ, Đức, Nhật bị thất bại nặng nề trước quân Đồng minh. Đây chính là thuận lợi cho cách mạng nước ta, vì khi Nhật bị thất bại trên thế giới, thế lực của chúng ở nước ta sẽ suy yếu, tạo thời cơ thuận lợi cho ta lật đổ sự áp bức của Nhật.
Câu 27:
"Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân" được Đảng ta đề ra tại Hội nghị nào?
Đáp án D
Ngày 28 - 1- 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng tại Pác Bó. Hội nghị xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh : chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân
Câu 28:
Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?
Đáp án D
Theo SGK Lịch sử trang 106: Trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập từ ngày 6 đến ngày 9 – 11 – 1940 tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Hội nghị đã đề ra chủ trương trong tình hình mới: xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc Pháp – Nhật. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp.
Câu 29:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam vì
Đáp án B
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa ra những đường lối và chỉ đạo đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác đến tận ngày hôm nay. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo là ý nghĩa sự thành lập Đảng. Khi mới ra đời, những hoạt động của Đảng chưa thể đáp ứng căn bản nguyện vọng độc lập của dân tộc Việt Nam. Lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chỉ là một trong những thành công của Đảng. Như vậy, đáp án đúng là với đường lối đúng đắn của Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu 30:
Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
Đáp án B
Tại Hội nghị tháng 11/1939, vấn đề dân tộc vẫn được nêu trong phạm vi toàn Đông Dương, cụ thể là hình thức mặt trận mà hội nghị thành lập là Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến Hội nghị tháng 5/1941, hình thức mặt trận là Việt Nam độc lập đồng minh, thành lập ở mỗi nước một mặt trận.