Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO

Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay( Đề 12)

  • 18382 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mục đích chủ yếu của Mĩ khi đưa ra kế hoạch Mác-san (1947) là nhằm

Xem đáp án

Đáp án D

Mĩ đưa ra kế hoạch Mácsan ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh mà thông qua kế hoạch này Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.


Câu 2:

Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

Xem đáp án

Đáp án D

Giai đoạn 1930 – 1931, Đảng và nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc và phong kiến chính vì thế khẩu hiệu mà đảng ta vận dụng là “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Từ đó, phong trào đấu tranh của nhân dân cũng thực hiện đúng khẩu hiệu này, đưa phong trào 1930 – 1931 phát triển đến đỉnh cao là ở Xô viết Nghệ - Tĩnh


Câu 3:

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là

Xem đáp án

Đáp án A

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V


Câu 4:

Điểm giống nhau bản giữa "Cương lĩnh chính trị” (2-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930) là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 5:

Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng vào đầu năm 1930?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội nghị thành lập Đảng có sự tham gia của đại biểu hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn mới xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam


Câu 6:

Công ty Bạch Thái Bưởi kinh doanh ngành gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Công ty của Bạch Thái Bưởi (Hải Phòng) từ 3 tàu chở khách lên đến 25 tàu với trọng tải 4042 tấn.

=> Công ty Bạch Thái Bưởi kinh doanh ngành tàu biển.


Câu 7:

Người được nhân dân miền Tây suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái”

Xem đáp án

Đáp án B

Trương Định được sự ủng hộ của nhân dân, nêu cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”.


Câu 8:

Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Cũng như Mĩ và Nhật Bản, áo dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy kinh tế các nước Tây Âu phát triển. Nhân tố này giúp các nước Tây Âu tăng năng suất, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, giúp Tây Âu vươn lên trước những tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 9:

Vì sao phong trào dân chủ 1936-1939 có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh?

Xem đáp án

Đáp án B

Xuất phát từ hoàn cảnh thế giới và trong nước có sự thay đổi so với trước -> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng (7-1936) đã có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh:

- Hoàn cảnh thế giới: quan trọng nhất là Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

 

- Hoàn cảnh trong nước: vấn đề dân sinh, dân chủ đang đặt ra cấp thiết do chính sách cai trị của Pháp khiến đời sống nhân dân khó khăn => Nhân dân sẵn sàng tham gia cuộc đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Câu 10:

Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án B

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đưa ra học thuyết Truman -> đưa quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô thành quan hệ đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.

- Trong khi đó, năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và sau đó là các nước xã hội chủ nghĩa khác thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam + Mĩ lại từng bước can thiệp sâu và dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương bằng việc ủng hộ kế hoạch Rơve và viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.

=> Hành động này của Mĩ đã biến cuộc chiến tranh Đông Dương mang thêm tính chất của chiến tranh lạnh.


Câu 11:

Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn thì việc kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã đánh dấu kết thúc quá trình này – Việt Nam chính thức đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.


Câu 12:

Phương án nào không thể hiện đúng mưu đồ của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong chủ trương thiết lập "ấp chiến lược” trên toàn miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

- Các đáp án A, B, C: đều thuộc mưu đồ của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong chủ trương thiết lập “ấp chiến lược” trên toàn miền Nam.

- Đáp án D: Mĩ không lập “ấp chiến lược” với mục đích chính nghĩa


Câu 13:

Biến đổi nào quan trọng nhất của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

Xem đáp án

Đáp án C

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ xâm lược (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.

- Việc giành được độc lập là biến đổi quan trọng nhất tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực (ASEAN)


Câu 14:

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là “Dùng người Việt đánh người Việt”.


Câu 15:

Ngoài mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, tổ chức Liên hợp quốc còn có mục đích là

Xem đáp án

Đáp án C

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và iến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc


Câu 16:

Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là do:

- Đáp án A, C, D: là nguyên nhân khách quan.

- Đáp án B: là nguyên nhân chủ yếu. Đây cũng là hạn chế chung, thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam


Câu 17:

Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)

Xem đáp án

Đáp án A

Do kế hoạch đề ra khi Pháp đang gặp khó khăn, thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch biên giới thu đông năm 1950, khi ta chủ động tấn công Pháp -> Pháp bị rơi vào hoàn cảnh không còn quyền chủ đông trên chiến trường chính Bắc Bộ, bị sa lầy ở chiến tranh Đông Dương và ngày càng phụ thuôc vào Mĩ.

Trong khi đó, nội dung của kế hoạch Đờ lát là: xây đựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, phát triển ngụy quân, tiến hành chiến tranh tổng lực nên cần mở rộng lực lượng.

=> Vừa củng cố và mở rộng lực lượng là điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát


Câu 18:

Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị 11-1939?

Xem đáp án

Đáp án D

Do kế hoạch đề ra khi Pháp đang gặp khó khăn, thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch biên giới thu đông năm 1950, khi ta chủ động tấn công Pháp -> Pháp bị rơi vào hoàn cảnh không còn quyền chủ đông trên chiến trường chính Bắc Bộ, bị sa lầy ở chiến tranh Đông Dương và ngày càng phụ thuôc vào Mĩ.

Trong khi đó, nội dung của kế hoạch Đờ lát là: xây đựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, phát triển ngụy quân, tiến hành chiến tranh tổng lực nên cần mở rộng lực lượng.

=> Vừa củng cố và mở rộng lực lượng là điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát. 


Câu 19:

Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì

Xem đáp án

Đáp án B

Trong hoàn cảnh các phong trào kháng chiến của cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Hoàng Hoa Thám đã tìm cách giảng hóa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 1-1891, giảng hòa lần thứ nhất.

Nhằm bào toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Hoàng Hoa Thám đã xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bên ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng theo những điều kiện của Phá những bên trong lại ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

=> Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với quân Pháp (1894, 1897) vì cần thời gian để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng


Câu 20:

Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước nhằm tận dụng xương máu của người Việt, đó là âm mưu của

Xem đáp án

Đáp án D

Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời tăng cường quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam.


Câu 21:

Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973?

Xem đáp án

Đáp án C

- Các đáp án A, B, D: đều thuộc nội dung của Hiệp định Pari (1973).

- Đáp án C: là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954) (sgk 12 trang 154).


Câu 22:

Cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga mang tính chất gì? 

Xem đáp án

Đáp án A

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Đó là. cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa


Câu 23:

Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia.

Xem đáp án

Đáp án B

Trong Hiệp định Sơ bộ, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do


Câu 24:

Theo nội dụng của Hiệp định Giơnevo thì quốc gia nào không có vùng tập kết

Xem đáp án

Đáp án A

Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ, lực lượng kháng chiến ở Campuchia phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.


Câu 25:

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

- Các đáp án A, B, D: đều là đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam.

- Đáp án D: là đặc điểm của giai cấp công nhân


Câu 26:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nền nước Việt Nam độc lập” được trích trong 

Xem đáp án

Đáp án B

Trong “Tuyên ngôn độc lập” nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nền nước Việt Nam độc lập”.


Câu 27:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Xem đáp án

Đáp án D

- Các đáp án A, B, C: đều là ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Câu 28:

Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? 

Xem đáp án

Đáp án A

- Trước tình hình mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền Mĩ – Diệm ngày càng gay gắt, cách mạng đang bị tổn thất nặng nề do đạo luật 10/59.

- Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

=> Hội nghị này đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng về sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Thực tế ở giai đoạn sau, với chiến thắng “Đồng Khởi” đã chuyển cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, sau đó kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự.


Câu 29:

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi giành độc lập, các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, tuy đạt được một số thành tựu bước đầu những chiến lược này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, Buộc các nước này từ những năm 60-70 phải thay đổi chuyển sang chiến lược chiến lược kinh tế hướng ngoại. Sau khi thực hiện chiến lược này, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này đã có sự biến đổi to lớn. Như vậy, các nước này đã có sự thay đổi chiến lược phát triển phù hợp với tình hình cụ thể của từng nước và xu thế chung của thế giới. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

=> Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới


Câu 30:

Chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân quốc (từ 9/1945 đến trước 6/3/1946) của Đảng để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam

Xem đáp án

Đáp án B

Sau năm 1945, Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là giặc ngoại xâm. Để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng và hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động chống phá của kẻ thù, bên cạnh việc tiến hành kháng chiến ở miền Nam, đảng ta đã chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân Quốc, tránh một lúc phải đối phó với hai kẻ thù. Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại này đã giúp Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn.

Hiện nay, trong tình hình quan hệ quốc tế đang diễn ra đa dạng và phức tạp, để bảo vệ đất nước và nâng cao vị thế


Câu 31:

Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng đó là

Xem đáp án

Đáp án D

Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.


Câu 32:

Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên Hợp quốc là

Xem đáp án

Đáp án B

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới


Câu 33:

Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.


Câu 34:

Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hóa là gì? 

Xem đáp án

Đáp án A

- “Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

- Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ


Câu 35:

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là gì có ý nghĩa lớn nhất là làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đây là điều kiện quan trọng buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam


Câu 36:

Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào? 

Xem đáp án

Đáp án B

-  Chiến dịch Biên giới, với việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã gây cho ta nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Sáng sớn 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dich bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê.

=> Chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)


Câu 37:

Thời cơ "ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp


Câu 38:

Hình thái khởi nghĩa đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa được xác định trong hội nghị nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa


Câu 39:

Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991- 2000 là

Xem đáp án

Đáp án A

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là: ngả về phương Tây với hi vọng nahan được sự ủng hộ về chỉnh trị và viện trợ về kinh tế. Đồng thời, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á


Câu 40:

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì

Xem đáp án

Đáp án A

Năm 1960 ghi nhận là “Năm Châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập


Bắt đầu thi ngay