Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay (Đề 23)
-
17738 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
Đáp án B
Những khó khǎn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội đã đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo sợi tóc". Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. Trước hết, Đảng nhấn mạnh việc củng cố sức mạnh về chính trị, tinh thần của chế độ mới, xây dựng chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng và cần phải nhanh chóng xây dựng nề móng của chế độ mới bằng việc bầu cử Quốc hội và nhất là Quốc hội tiến hành họp phiên đầu tiên và thông qua nhiều quyết nghị quan trọng vào ngày 2-3-1946 tại Thủ đô Hà Nội
Câu 2:
Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh kí kêu gọi đồng bào thực hiện "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập" nhằm mục đích gì?
Đáp án A
Vấn đề tài chính là một trong những khó khăn của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa những năm đầu sau cách mạng tháng Tám. Nên kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp và phát xít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo hơn. Hậu quả nạn đói cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945 chưa kịp khắc phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 50% ruộng đất bỏ hoang. Công nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hoá khan hiếm. Tài chính quốc gia gần như trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong đó có 586.000 đồng tiền rách. Để giải quyết khó khǎn của nền tài chính quốc gia, Chính phủ đã động viên toàn dân đóng góp tiền của và hưởng ứng "Tuần lễ vàng" xây dựng "Quỹ độc lập". Các tầng lớp nhân dân trên cả nước trong "Tuần lễ vàng", (từ ngày 17 đến 24-9-1945) đã đóng góp được 370 kg vàng, và hơn 60 triệu đồng cho "Quỹ độc lập". Nhiều nhà công thương ở Hà Nội ủng hộ Chính phủ hàng trǎm lạng vàng và hàng triệu đồng
Câu 3:
Đâu là thành tựu của phong trào xóa nạn mù chữ trên khắp cả nước trong giai đoạn từ tháng 9 - 1945 đến tháng 9 - 1946?
Đáp án B
Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trong vòng một năm, từ 9 - 1945 đến tháng 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức được gần 76000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người
Câu 4:
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào ngày nào?
Đáp án C
Ngày 7/10/1947, lực lượng quân Pháp bao gồm 12000 quân chia làm 3 cánh quân tấn công lên Việt Bắc mở màn chiến dịch. Từ đầu mùa thu 1947, việc chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào đã được xúc tiến. Ngày 15-9-1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau đó mười ngày, Hội nghị quân sự lần thứ 5 được triệu tập liên tiếp để nhận định âm mưu địch, phán đoán hướng tiến công của chúng và đề ra chủ trương, kế hoạch đối phó của ta với quyết tâm “Phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Vớ tinh thần đó, chỉ trong vòng hai tháng chiến đấu, ta đã phá tan được cuộc tấn công mùa đông của Pháp, làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp. Ngày 19/12/1947, Quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
Câu 5:
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi bao gồm mấy điểm chính?
Đáp án B
Dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, mong muốn kết thúc chiến tranh. Kế hoạch gồm 4 điểm chính :
- Gấp rút tập trung quân Âu - Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng "quân đội quốc gia".
- Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát biệc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
- Tiến hành "chiến tranh tổng lực", bình định vùng tạm chiến, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
- Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế.
Câu 6:
Nội dung Báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II là gì?
Đáp án D
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã thông qua 2 văn bản quan trọng. Trong đó, Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường đấu tranh oanh liệt của lịch sử kể từ ngày ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến của Đảng
Câu 7:
Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ là :
Đáp án A
Điện Biên Phủ là trung tâm điểm của kế hoạch Na-va và cũng là quyết tâm cao nhất của cả ta và Pháp trong toàn bộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chiến dịch này diễn ra trong 54 ngày và chia làm 3 đợt với thắng lợi nghiêng về quân Việt Nam. Theo các tác giả SGK Lịch sử lớp 12 thì kết thúc chiến dịch chúng ta đã tiêu diệt 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, tịch thu tất cả vũ khí và phương tiện chiến tranh, đập tan kế hoạch Na-va.
Câu 8:
Đâu là kết quả của quân dân Lào Việt sau chiến dịch Thượng Lào?
Đáp án C
Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Việt - Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì. Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần 1 vạn
Câu 9:
Trong đợt hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tấn công địch ở khu vực nào?
Đáp án A
Đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 30 - 3 đến ngày 26 - 4 - 1954, quân ta đồng loạt tiến công các cụm cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, A1, C2, ...Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện bao vây chia cắt, khống chế địch
Câu 10:
Nguyên nhân nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thi hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
Đáp án D
Có thể nói, chưa bao giờ trên đất nước ta lại đông đảo kẻ thù như những năm đầu sau cách mạng tháng Tám. Sự chống phá của các thế lực phản động trong nước và quốc tế đã đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc mà chúng ta vừa giành được đồng thời đặt chúng ta trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới. Để đối phó với nguy cơ của giặc ngoại xâm, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam bằng sách lược đấu tranh ngoại giao vừa mềm dẻo vừa kiên quyết từ đó cô lập, phân hóa kẻ thù, tránh cùng một lúc phải đối đầu với hai thế lực phản động và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Do đó, đáp án đúng của câu hỏi phải là Tránh tình trạng cùng một lúc phải đối đầu với hai kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Câu 11:
Vấn đề nào sau đây không được nêu trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội (ngày 2/3/1946) ?
Đáp án D
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và hiện trạng đất nước, Đảng ta xác định về cơ bản nước ta chưa có độc lập hoàn toàn, cuộc cách mạng vẫn đang tiếp diễn, Chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải kiên quyết đấu tranh để củng cố nền móng của chế độ mới và bảo vệ nền độc lập ấy. Sau cuộc tổng tuyển cử, tình hình chính trị ở nước ta lại có những diễn biến phức tạp mới, tình thế đã đặt ra cho Đảng và chính phủ ta nhiệm vụ phải đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, thực hiện năng lực đối nội đối ngoại, vì vậy, ngày 2/3/1946, gần 300 đại biểu Quốc hội đã họp phiên họp thứ nhất tại Nhà hát lớn, trong đó nêu lên 3 vấn đề: Lập dự thảo hiến pháp đầu tiên của nước ta, xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu
Câu 12:
Ý nào sau đây không phải ý nghĩa thắng lợi của công cuộc chống giặc đói những năm đầu sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8 - 1945?
Đáp án B
Trong điều kiện nền kinh tế, tài chính kiệt quệ, nạn đói vẫn tiếp diễn, Đảng nhận thức rõ chính quyền muốn đứng vững phải nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi nạn đói và những khó khǎn về kinh tế. Trước đó bọn thống trị Pháp cố tình gây ra nạn đói "để ngǎn trở phong trào yêu nước và bắt buộc đông bào chúng ta phải làm việc như nô lệ". Chính quyền cách mạng với những chính sách và biện pháp có hiệu quả sớm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân bằng hàng loạt các biện pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài và sách lược trước mắt. Thắng lợi của công cuộc chống giặc đói những năm đầu sau cách mạng tháng Tám không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc nó thể hiện trách nhiệm "vì dân" của chính quyền mới, làm cho nhân dân ngày càng phấn khởi, tin tưởng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nâng cao uy tín của Đảng đóng góp công sức xây dựng đất nước và chế độ mới. Như vậy, đáp án của câu hỏi là tạo tiền đề cho công cuộc cải cách ruộng đất.
Câu 13:
Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ ta thực hiện sách lược gì?
Đáp án C
Sự chống phá cách mạng của các thế lực phản động ở trong nước là một thách thức lớn đối với nước ta những năm đầu sau cách mạng tháng Tám đồng thời nó cũng chứng tỏ Việt Nam chưa hoàn toàn độc lập, trên thực tế cuộc cách mạng vẫn đang tiếp diễn. Chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải nêu cao khẩu hiệu của cách mạng vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Xem xét âm mưu của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam và Đông Dương cũng như những hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ để có đối sách phù hợp. Trước ngày 6/3/1946, xét thấy Tưởng chưa lộ rõ mặt phản động và ta có thể nhân nhượng Tưởng được và tập trung chống Pháp ở miền Nam nên ta chủ trương hòa với Tưởng để đánh Pháp
Câu 14:
Phản ứng của quân Pháp sau khi Hiệp định sơ bộ được kí kết là gì?
Đáp án D
Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) là Hiệp định thể hiện sự nhân nhượng của ta với Pháp, nhằm mục đích tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù, và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Tuy nhiên, sau khi kí hiệp định, ta nghiêm chỉnh thi hành trong khi đó, Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Câu 15:
Sách lược ngoại giao của chính phủ Việt Nam đối với bọn Việt Quốc, Việt Cách trong giai đoạn này là gì?
Đáp án A
Đối với bọn Trung Hoa Dân quốc, ta thực hiện chính sách ngoại giao nhượng bộ có nguyên tắc. Đối với tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách) chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vách trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.
Câu 16:
Sau khi mất Đông Khê, Pháp thực hiện cuộc "hành quân kép" như thế nào ?
Đáp án C
Ngày 16 tháng 9 năm 1950, trung đoàn 174 và trung đoàn 209 của quân Việt Minh chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch biên giới với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4. Đông Khê do hai đại đội lính Lê Dương thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 lê dương trấn giữ. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ, mặc dù đã được không quân yểm trợ. Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc Bộ thực hiện cuộc "hành quân kép": một cánh do trung tá Le Page chỉ huy hành quân từ Thất Khê lên nhằm chiếm lại cứ điểm Đông Khê mở lại đường số 4 và thu hút chủ lực của quân Việt Minh; một cánh do trung tá Charton chỉ huy rút từ Cao Bằng xuống gặp Le Page ở Đông Khê. Như vậy, đáp án của câu hỏi phải là : Hành quân lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về
Câu 17:
Ý nào sau đây không đúng về thắng lợi cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
Đáp án B
Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là những thắng lợi lớn của quân ta đã đập tan kế hoạch Nava của Pháp. Như vậy, đáp án trong câu hỏi này là đập tan hoàn toàn kế hoạch Rơve.
Câu 18:
Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về
Đáp án C
Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ, trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
Câu 19:
Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6 - 1 - 1946), những địa phương nào tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp ?
Đáp án B
Theo SGK Lịch sử 12, Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6 - 1 - 1946), các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 20:
Thắng lợi nào của ta đã khai thông đường liên lạc giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa?
Đáp án B
Về ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông (1950): với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc giữa ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Câu 21:
Đại hội nào của Đảng đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi?
Đáp án C
Đại hội đại biểu lần thứ II đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
Câu 22:
Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào thời gian nào?
Đáp án B
phát động chiến dịch "Tuần lễ vàng" và phong trào "Quỹ độc lập" và thu được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, một đất nước muốn ổn định không chỉ có nền tài chính đầy đủ mà còn cần có một quỹ tiền tệ độc lập, thay thế cho tiền quan kim và quốc tệ đã mất giá của thời chủ nghĩa thực dân cai trị. Vì vậy, ngày 31/1/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 18 B/SL phát hành giấy bạc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. Đồng bạc Việt Nam được nhân dân hoan nghênh và tín nhiệm và đến tháng 11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước.
Câu 23:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước 14/9/1946 với chính phủ Pháp tại đâu?
Đáp án A
Sau Hiệp định sơ bộ, ta đã khéo léo thực hiện hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh tình thế cùng một lúc phải đối đầu với hai kẻ thù cho cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, âm mưu của các nước đế quốc vẫn chưa dừng lại ở đó và chúng lại thi hành hiệp định Hoa- Pháp, theo đó thực dân Pháp có điều kiện pháp lí để ra Bắc Việt Nam giải giáp phát xít Nhật thay Tưởng mà thực chất là quay trở lại xâm lược Việt Nam. Vận nước nguy nan đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho chủ tịch Hồ Chí Minh làm thế nào để giữ độc lập, tránh xung đột ngay lúc này, giảm gánh nặng xương máu cho người Việt, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến mà ta biết không thể nào tránh khỏi và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang Pháp để thực hiện đấu tranh ngoại giao với chính phủ Pháp. Trước khi lên đường về nước, Người đã kí với Mu-tê -đại diện của chính phủ pháp bản Tạm ước 14 - 9- 1946 ở Pa-ri
Câu 24:
Mốc thời gian nào đánh dấu sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang của ta với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quân dân du kích?
Đáp án D
Mặt trận quân sự là mặt trận chính, quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp. Vấn đề xây dựng lực lượng cho kháng chiến được Trung ương Đảng và chính phủ nhất quán thực hiện ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến nhờ đó mà lực lượng vũ trang của ta ngày càng trưởng thành đủ sức đánh bại lại các cuộc phản công của quân Pháp. Từ sau chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950 đến 1951 - 1953, lực lượng vũ trang của ta ngày càng lớn mạnh với đầy đủ ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quân dân du kích nhờ đó mà nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đi tới toàn thắng
Câu 25:
Câu văn nào thể hiện tính toàn dân trong "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Đáp án C
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân
Câu 26:
Kế hoạch quân sự nào đánh dấu việc Mĩ từng bước can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương ?
Đáp án A
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân
Câu 27:
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì
Đáp án C
Theo SGK Lịch sử 12 trang 156, "thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh." Đây là ý nghĩa quốc tế sâu sắc của cuộc kháng chiến chống Pháp mà nhân dân ta đã giành chiến thắng
Câu 28:
Nội dung nào trong bản Hiệp ước Hoa - Pháp gây ra bất lợi thực tế cho ta?
Đáp án B
Sau khi chiếm các độ thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp đã kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 - 2 - 1946. Theo đó, Pháp được quyền ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Như vậy, khi ta chưa hoàn toàn đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi lãnh thổ thì quân Pháp đã kéo quân ra Bắc. Nước ta đứng trước nguy cơ phải cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 29:
Những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ có nguyên nhân chủ yếu là gì?
Đáp án A
Nội dung của Hiệp định Giơnevơ chưa phản ánh đúng những thắng lợi của Việt Nam mặt trận quân sự, đó chính là hạn chế của Hội nghị Giơnevơ. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế, có sự tham gia và chi phối của các nước lớn và xu thế chung. Ngoài ra, những quyết định của hội nghị chịu anh hưởng của cách giải quyết vấn đề Triều Tiên, đó như một tiền lệ gây bất lợi cho Việt Nam trên mặt trận ngoại giao
Câu 30:
Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" thể hiện qua hành động nào dưới đây?
Đáp án C
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp, ánh sáng soi đường của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chiến thắng ấy là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó sự thay đổi phương châm chiến đấu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào phút chót có ý nghĩa quyết định tới cục diện trận đấu. Đó là việc, quân ta được lệnh kéo Pháp vào trận địa rồi lại được lệnh kéo ra.