Bài tập cuối tuần Toán 4 - Tuần 6 có đáp án
-
359 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giá trị của chữ số 8 trong số 208 050 là:
Đáp án đúng là D
Giá trị của chữ số 8 trong số 208 050 là: 8 000.
Câu 2:
Trong các số đo dưới đây, số đo lớn nhất là:
Đáp án đúng là D
Đổi 1 kg 50 g = 1050 g
12 hg 50 g = 1 250 g
1 kg 350 g = 1 350 g
Ta có 1 050 g < 1 250 g < 1 350 g.
Hay 1 kg 50 g < 12 hg 50 g < 1 kg 350 g.
Vậy số đo lớn nhất là 1 kg 350 g.
Câu 3:
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 8 tạ 9 kg = …. kg là:
Đáp án đúng là A
8 tạ 9 kg = 800 kg + 9 kg = 809 kg
Câu 4:
Tổng của bốn số là 150. Trung bình cộng của ba số đầu là 40. Số thứ tư là:
Đáp án đúng là A
Tổng của ba số đầu là:
40 × 3 = 120
Số thứ tư là:
150 – 120 = 30
Đáp số: 30.
Câu 5:
Số trung bình cộng của số lớn nhất có bốn chữ số và số lớn nhất có ba chữ số là:
Đáp án đúng là B
Số lớn nhất có bốn chữ số là 9 999.
Số lớn nhất có ba chữ số là 999.
Số trung bình cộng của số lớn nhất có bốn chữ số và số lớn nhất có ba chữ số là
(9 999 + 999) : 2 = 5 499.
Đáp số: 5499.
Câu 6:
Hiệu của số bé nhất có năm chữ số và số lớn nhất có ba chữ số là:
Đáp án đúng là D
Số bé nhất có năm chữ số là 10 000.
Số lớn nhất có ba chữ số là 999.
Hiệu của số bé nhất có năm chữ số và số lớn nhất có ba chữ số là:
10 000 – 999 = 9 001.
Đáp số: 9 001.
Câu 10:
Dưới đây là bảng ghi số cây của một huyện miền núi trồng được trong ba năm:
Năm |
2017 |
2018 |
2019 |
Số cây |
18 350 |
16 400 |
2000 |
a) Năm nào huyện đó trồng được nhiều cây nhất?
a) Ta có: 18 350 > 16 400 > 2 000.
Vậy năm 2017 huyện đó trồng được nhiều cây nhất.
Câu 11:
b) Trong ba năm huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây?
b) Trong ba năm huyện đó trồng được tất cả số cây là:
18 350 + 16 400 + 2 000 = 36 750 (cây)
Đáp số: 36 750 cây
Câu 12:
c) Trung bình mỗi năm huyện đó trồng được bao nhiêu cây?
c) Trung bình mỗi năm huyện đó trồng được số cây là:
36 750 : 3 = 12 250 (cây)
Đáp số: 12 250 cây.
Câu 13:
Tìm x, biết:
a) x + 213 455 = 345 897;
a) x + 213 455 = 345 897
x = 345 897 – 213 455
x = 132 442;
Câu 14:
Tìm x, biết:
b) 412 567 – x = 78 345.
b) 412 567 – x = 78 345
x = 412 567 – 78 345
x = 334 222.
Câu 15:
Lớp 4A quyên góp được 86 quyển vở, lớp 4B quyên góp được 100 quyển vở, lớp 4C quyên góp được ít hơn tổng số vở của hai lớp 4A và 4B là 42 quyển. Hỏi trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
Tổng số vở lớp 4A và lớp 4B quyên góp được là:
86 + 100 = 186 (quyển vở)
Số vở lớp 4C quyên góp được là:
186 – 42 = 144 (quyển vở)
Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là:
(186 + 144) : 3 = 110 (quyển vở)
Đáp số: 110 quyển vở.
Câu 16:
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 425 + 1 268 + 332 + 675;
a) 425 + 1 268 + 332 + 675;
= (425 + 675) + (1 268 + 332)
= 1 100 + 1 600
= 2 700;
Câu 17:
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
b) 3 377 + 1 456 + 6 623 – 456.
b) 3 377 + 1 456 + 6 623 – 456
= (3 377 + 6 623) + (1 456 – 456)
= 10 000 + 1 000
= 11 000.
Câu 18:
Tuổi trung bình cộng hiện nay của hai ông cháu là 39 tuổi. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi, biết rằng năm nay cháu 10 tuổi.
Tổng số tuổi của hai ông cháu hiện nay là:
39 × 2 = 78 (tuổi)
Năm nay tuổi của ông là:
78 – 10 = 68 (tuổi)
Đáp số: 68 tuổi.