Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh Đề luyện thi ngôn ngữ ĐHQG HCM có đáp án

Đề luyện thi ngôn ngữ ĐHQG HCM có đáp án

Đề luyện thi ngôn ngữ có đáp án (Đề 4)

  • 2425 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Đúng như dự đoán, mọi việc đều diễn ra một cách …..”
Xem đáp án
- suôn sẻ (tính từ)
suôn: thẳng liền một đường
suôn sẻ: trôi chảy, liền mạch, không khó khăn, vấp váp.
Chọn A

Câu 2:

Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?
Xem đáp án
Từ dùng sai: Quăn co
Sửa lại: Quanh co
Chọn C

Câu 3:

Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?
Xem đáp án
A. Tựu chung: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Tựu trung
B. Sáng lạng: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Xán lạn
C. Xúc tích: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Súc tích
Chọn D

Câu 4:

Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?
Xem đáp án
Câu sai: Sống không phải là dành dật.
Sửa lại: Sống không phải là giành giật.
Chọn B

Câu 5:

Câu nào dưới đây viết đúng?
Xem đáp án
Ở nước ta, ngày trước mái nhà chủ yếu được lợp bằng cỏ tranh. Để có được những tấm tranh để lợp mái hoặc dựng vách, các thợ lành nghề phải bện tranh thành từng tấm theo kích thước phù hợp với quy mô của nhà. Mỗi khi “đánh” tranh phải dùng một tay nắm đống sợi tranh thành một vắt vì thế khi nói tới một chuyện gì đều đặn giống nhau thì nói “Đều như vắt tranh”.
Chọn C

Câu 6:

Từ nào trong câu sau dùng sai: “Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”?
Xem đáp án
“Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”
=> Mắc lỗi dùng sai quan hệ từ, quan hệ từ “và” không phù hợp trong trường hợp này.
Chữa lại: “Nhà em ở cách xa trường nhưng em lúc nào cũng đi học đúng giờ”
Chọn C

Câu 7:

Câu nào sau đây dùng sai?
Xem đáp án
Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
=> Dùng sai quan hệ từ.
Chữa lại: Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ
Chọn A

Câu 8:

Câu văn sau mắc lỗi gì: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác”
Xem đáp án
- Câu văn trên mắc lỗi thừa quan hệ từ “với”
Chữa lại: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.
Chọn D

Câu 9:

Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một quan hệ từ thích hợp: “Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được”.
Xem đáp án
Câu văn sử dụng quan hệ từ chưa phù hợp.
Chữa lại: Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
Chọn A

Câu 10:

Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?
Xem đáp án
Câu “Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp” có thể bỏ quan hệ từ “của” mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu văn.
Chọn A

Câu 11:

Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?
Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu D là dùng đúng, các câu còn lại dùng sai:
A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.
=> sai từ “bàn bạc”
=> sửa lại: bàng bạc
B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.
=> sai từ “tài sách”
=> sửa lại: tài sắc
C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.
=> sai từ “bàng bạc”
=> sửa lại: bàn bạc
Chọn D

Câu 12:

Xác định từ dùng sai trong câu sau: “Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp”.
Xem đáp án
Trong câu trên từ bị dùng sai là “nhận chức”. Mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Sửa lại là: nhậm chức. Theo nghĩa của từ Hán Việt thì "nhậm" trong từ "nhậm chức" là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó "chức" có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. "Nhậm chức" chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.
Chọn A

Câu 13:

Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:
I. Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng Thạch Sanh không hề sợ hãi, Thạch Sanh lấy búa đánh lại.
II. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian.
III. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.
IV. Mối duyên kì ngộ của những con người tuy khác nhau về địa vị nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp.

Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu A sai. Câu A mắc lỗi lặp từ “Thạch Sanh”
Chữa lại: Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng chàng không hề sợ hãi, chàng lấy búa đánh lại.
Chọn A

Câu 14:

Câu sau mắc lỗi gì: “Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp”.
Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Câu trên mắc lỗi lặp từ: “câu chuyện, nhân vật” khiến cho câu thiếu mạch lạc, không hay.
Chữa lại: Sau khi nghe cô giáo kể chuyện, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Chọn C

Câu 15:

“Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút không đơn giản. Ngoài khả năng viết, câu từ không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng, truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách” xác định từ dùng sai trong đoạn trên.
Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa
Từ bị dùng sai trong đoạn trên là “chắp bút”
Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng “Chấp: cầm, giữ, chịu lấy. Như vậy, “chấp bút” có thể hiểu thuần là “giữ bút”, “chịu nhận bút”. Từ đây ta có thể suy ra nghĩa bóng là “phụ trách viết”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “Chấp bút: viết thành văn bản theo ý kiến thống nhất của tập thể tác giả”. Như vậy từ này không đơn thuần là “viết ra”, mà là “chịu trách nhiệm viết”, đặc biệt dễ hiểu khi có nhiều người cùng lên nội dung cho một quyển sách.
Còn “chắp” chỉ có nghĩa là “làm cho liền lại bằng cách ghép vào nhau” hoàn toàn không phù hợp với ngữ cảnh.
Chọn A

Câu 16:

Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
II. Đôi mắt của mẹ thâm quầng vì thức đêm.
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…
Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu còn lại đều mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
Từ dùng sai: ác nghiệt
Sửa lại: ác liệt
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu còn lại đều mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
Từ dùng sai: ác nghiệt
Sửa lại: ác liệt
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
Từ dùng sai: say mê
Sửa lại: hôn mê
IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…
Từ dùng sai: thủ tục
Sửa lại: hủ tục
=> Các câu này đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm trong quá trình sử dụng.
Chọn B

Câu 17:

“Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?
Xem đáp án
Câu trên mắc lỗi dùng thừa từ. Giữa hai từ mới và khác chỉ chọn một từ.
Chọn C

Câu 18:

Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “………….tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình”
Xem đáp án
“Khinh khỉnh tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình
Chọn A

Câu 19:

Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:
Xem đáp án
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Để làm được bài tập này chúng ta cần phân biệt nghĩa từ “yếu điểm” và “điểm yếu”
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Điểm yếu: điểm hạn chế.
Từ việc hiểu nghĩa của hai từ này, ta có thể xác định được câu dùng từ sai là câu C: Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.
Sửa lại: Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.
Chọn C.

Câu 20:

“Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”. Câu văn trên thừa từ nào?
Xem đáp án
“Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”.
Câu trên sử dụng thừa từ “nhất”. Bởi từ “tối ưu” đã có nghĩa là: tốt nhất, đưa lại hiệu quả tốt nhất. Nên không cần sử dụng thêm từ “nhất” sau từ “tối ưu”.
Chọn C

Bắt đầu thi ngay