Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

  • 573 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chữ “thành” trong từ nào dưới đây có nét nghĩa khác các từ còn lại?

Xem đáp án

“Thành” trong các từ “thành công”, “thành tựu”, “thành tích” mang nghĩa là làm xong, hoàn tất. “Thành” trong từ “thành quách” mang nghĩa tường lớn bao quanh kinh đô hoặc một khu vực.

Chọn B


Câu 2:

Từ nào dùng sai trong câu văn sau: Trước khi chúng tôi rời quê lên thành phố học, bố mẹ đã gọi chúng tôi lại, căn vặn, dạy bảo rất nhiều điều.

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ “căn vặn”. “Căn vặn” nghĩa là hỏi xoáy vào một vấn đề nào đó. Do đó, từ này không phù hợp với văn cảnh của câu. Ta có thể thay từ “căn vặn” thành từ căn dặn”: Trước khi chúng tôi rời quê lên thành phố học, bố mẹ đã gọi chúng tôi lại, căn dặn, dạy bảo rất nhiều điều.

Lưu ý: Đây không phải là trường hợp sai chính tả mà là dùng từ sai do không hiểu đúng nghĩa của từ: căn dặn: dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận (thường với người dưới); căn vặn: hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc, hỏi cho ra lẽ.

Chọn C


Câu 3:

Tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu có thể được xem là bản tổng kết giai đoạn lịch sử nào của dân tộc ta?

Xem đáp án

Học sinh cần nắm vững hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 trong hoàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô.

Bài thơ Việt Bắc đã ghi lại tình cảm lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến miền xuôi. Từ đó, nhà thơ đã tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử gian lao hào hùng của đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Chọn A


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Ai chê đám cưới, ai ... đám ma

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử: chỉ nên tổ chức đám cưới hoặc đám ma dựa trên khả năng của mình, không nên quá lo lắng về đánh giá của người ngoài. Học sinh dựa vào logic của các từ đã cho để tìm đáp án (trong trường hợp học sinh không biết câu tục ngữ này):

- Từ còn thiếu phải tuân thủ nguyên tắc hiệp vần với từ cưới nên ta có thể loại phương án D.

- Từ còn thiếu phải là từ chỉ hoạt động thể hiện sự đánh giá nhận xét đối lập hoặc đối xứng với động từ “chê” để tạo nên hai vế đối nhau. “Chê” có thể đối với “trách” hoặc “cười”. Do đó, ta có thể đi hai phương án A và C.

Chọn C


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Đừng nói cho tôi đề tài, hãy nói cho tôi đôi mắt.” (Rasul Gamzatov)?

Xem đáp án

Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần nắm vững được đặc điểm của các kiểu câu phân theo mục đích nói:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn đã cho yêu cầu người khác không “cho đề tài” mà hãy “cho đội mắt” nên nó thuộc kiểu câu cầu khiến (phương án C).

Chọn C


Câu 6:

Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:

Tre già yêu lấy ........

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

                                                                                     (Tố Hữu, Tiếng ru)

Xem đáp án

Để tìm từ còn thiếu, học sinh dựa vào văn cảnh của đoạn thơ và quy tắc gieo vần của thể thơ lục bát. Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh, so sánh “tre già yêu lấy...” như “mẹ yêu con”. Từ biện pháp tu từ này, ta có thể suy luận rằng “tre già”yêu “con” của mình giống như mẹ yêu con”. Cây tre non, mới mọc được gọi là măng.

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Trong thơ lục bát, chữ thứ 6 của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát phải hiệp vần với nhau. Vì vậy từ còn thiếu phải chứa “on” hoặc vẫn có âm đọc gần với “on”. Từ những suy luận trên, ta có thể tìm ra đáp án của câu hỏi này là → măng non.

Chọn A


Câu 7:

Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

Xem đáp án

Từ đúng chính tả là từ “chỉnh đốn” nghĩa là sửa lại cho đúng, cho tốt hơn.

Từ “chỉnh chu” sai phụ âm cuối của tiếng “chỉnh”, viết đúng là “chỉn chư”, nghĩa là chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được. Từ “chỉnh gạo”, “chỉnh mắm” sai thanh điệu của tiếng “chỉnh”, viết đúng là “chĩnh mắm”, “chĩnh gạo” “chĩnh” trong hai từ này là từ chỉ đồ đựng bằng sành, miệng nhỏ, đáy thon lại, nhỏ hơn chum.

Chọn B


Câu 8:

Xác định lỗi sai của câu văn sau: Trước hết bạn cần xác định người mình muốn trở thành, là bác sĩ, giáo viên, hay người lao động trí thức.

Xem đáp án

Các phương án A, B là các lỗi ngữ pháp về thiếu thành phần câu. Học sinh dùng cách xác định các thành phần chính của câu để kiểm tra câu văn có mắc lỗi ngữ pháp hay không. Câu văn trên có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ là bạn, vị ngữ là cần xác định người mình muốn trở thành, là bác sĩ, giáo viên, hay người lao động trí thức.

Câu sai quy chiếu là dạng câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật/người này trong khi người viết muốn chỉ một vật/người khác. Câu văn trên không mắc lỗi này vì cả người viết và người đọc đều hiểu cùng một nội dung được quy chiếu trong câu là cần xác định người mình muốn trở thành.

Câu sai logic là câu có quan hệ về nghĩa của các bộ phận trong câu không phù hợp với hiện thực khách quan. Trong câu đã cho, bác sĩ, giáo viên đều là người lao động trí thức nên đặt ra sự lựa chọn ở đây là không phù hợp.

Ta có thể sửa câu này như sau: Trước hết, bạn cần xác định người mình muốn trở thành, là bác sĩ, giáo viên hay người lao động chân tay?

Chọn C


Câu 9:

Từ “trơn láng” trong đoạn thơ dưới đây có nghĩa là gì?

                                                         Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm

                                                         Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng

                                                         Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

                                                         Thì chắc gì ta nhận ra ta?

                                                                                     (Nguyễn Quang Hưng, Tự sự)

Xem đáp án

Cần đặt từ trơn láng trong văn cảnh của đoạn thơ: Nếu tất cả đường đời đều trơn láng nghĩa là có cuộc sống dễ dàng, không phải trải qua khó khăn, thử thách. Như vậy, ta có thể tìm được một số từ mang ý nghĩa tương đương là “thuận lợi” hoặc “thuận tiện” (phương án A hoặc B).

“Thuận tiện” là một điều kiện thuận lợi để làm một việc gì đó, mang tính cụ thể cho từng trường hợp, từng công việc, do đó, từ “thuận tiện” không phù hợp để sử dụng cho một quãng thời gian dài như “đường đời”.

Như vậy, phương án A là đáp án đúng của câu hỏi này.


Câu 10:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Chị ta cố làm ra vẻ mặt ......... để ........... lỗi lầm của mình.”

Xem đáp án

Theo quy tắc chính tả của tiếng Việt, phụ âm đầu “ngh” sẽ đi cùng các nguyên âm “i”, “e”, “ể”. Như vậy, từ “ngờ nghệch” là từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống thứ nhất.

Học sinh cũng cần phân biệt phụ âm “gi” và “d”. “Giấu” là động từ, nghĩa là “để vào nơi kín đáo nhằm không để cho người khác tìm ra được”, hoặc là “giữ kín không cho người ta biết”. Còn “dấu” là danh từ mang nghĩa là “cái vết, cái hình còn lại”; “hình hoặc vật để làm hiệu, để ghi nhớ”; “vật nhỏ bằng gỗ, bằng đồng... có khắc chữ hoặc hình để in ra làm tin”. Như vậy, từ “che giấu” là từ viết đúng chính tả cần tìm để điền vào chỗ trống thứ hai.

Chọn C


Câu 11:

Câu tục ngữ Lời chào cao hơn mâm cỗ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án

Học sinh cần phân biệt được các phương châm hội thoại:

- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những gì mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần cung cấp cho người đọc lượng thông tin đúng như mục đích hội thoại, không thiếu, không thừa.

- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị, tôn trọng người khác.

Câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ đề cao vai trò của lời chào, đặc biệt là trong văn hóa của người Việt bởi nó là biểu hiện của thái độ lịch sự, tôn trọng người khác. Như vậy, câu tục ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự (phương án D).

Chọn D


Câu 12:

Tính phi ngã là đặc trưng thi pháp của giai đoạn văn học nào?

Xem đáp án

Phi ngã nghĩa là không có cái tôi. Văn học trung đại có xu hướng không đề cao con người cá nhân, con người có cái tội, cá tính, bản năng.

Chọn B


Câu 13:

Các từ thành thật, cung phụng, hầu hạ thuộc loại từ:

Xem đáp án

Trong tiếng Việt, có hiện tượng một số từ ghép có 2 tiếng có nghĩa giống nhau, nhưng qua thời gian, có 1 tiếng bị mờ nghĩa, thậm chí mất hẳn nghĩa. Bằng cách loại suy, chỉ dựa trên một từ, học sinh có thể chọn được phương án đúng: “thành thật” – “thành” là yếu tố Hán Việt, cũng có nghĩa là “thật”. Các từ còn lại cũng tương tự: “cung phụng” – “cung” là dâng hiến, thờ phụng, “phụng” là dâng lên bề trên; “hầu hạ”: “hầu” là yếu tố thuần Việt nghĩa là phục vụ kẻ bề trên, “hạ” là yếu tố Hán Việt nghĩa là bề dưới, khiêm tốn, tôn kính với bề trên.

Chọn A


Câu 14:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

 Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thêm xứ đàm quân sự

 Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”

                  (Hồ Chí Minh, Nguyên tiêu)

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án

Học sinh cần dựa trên số câu và số chữ trong bài thơ để xác định được thể thơ. Bài thơ có 4 câu (tứ), mỗi câu có 7 chữ (thất). Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (phương án A).


Câu 15:

Trong các câu sau:

I. Bưởi có hoa và có quả khi quả chín nó có màu xanh thẫm và ăn rất ngon còn hoa thơm ngào ngạt.

II. Vì bị đàn áp dữ dội nên nhân dân ta vẫn quyết tâm khởi nghĩa đến cùng.

III. Việc chị gái ba mươi tuổi của tôi đi lấy chồng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những bà hàng xóm thích sân si với người khác.

IV. Mưa, gió, bão, tất cả cứ dồn dập trút xuống miền quê đáng thương của chúng tôi.

Cậu nào sai?

Xem đáp án

Câu I là câu sai vì thiếu dấu câu, do đó không thể xác định chính xác các thành phần nòng cốt câu. (Sửa: Bưởi có hoa thơm ngào ngạt, có vỏ quả màu xanh thẫm. Khi bưởi chín, nó có vị rất ngon.)

Câu II là câu sai về quan hệ từ: Cặp quan hệ từ “vì... nên...” chỉ quan hệ nhân quả trong khi “bị đàn áp dữ dội” không phải là nguyên nhân của “nhân dân ta vẫn quyết tâm khởi nghĩa đến cùng”. (Sửa: Tuy bị đàn áp dữ dội nhưng nhân dân ta vẫn quyết tâm khởi nghĩa đến cùng.)

Hai câu còn lại là đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Chọn A


Câu 17:

Cụm từ nào trong câu thơ “chỗ giấc mơ của người hay mắc nợ niềm vui của phố xá bên ngoài” mang nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Từ “mắc nợ” được dùng để chỉ việc một người vay hoặc được hưởng một điều, một thứ gì đó từ người khác nhưng chưa trả, chưa đền đáp. Từ “mắc nợ” trong đoạn thơ này được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, nhân vật trữ tình được hưởng “niềm vui của phố xá”, cảm thấy cảm ơn, biết ơn, phải đền đáp, mà chưa thể và cũng không thể đền đáp được (phương án B).


Câu 18:

Xác định biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau:

hết buồn bực

hết ngao ngán vì ngày dài 24 tiếng

mình còn trẻ như mọi người

mình còn trẻ hơn mọi người....

Xem đáp án

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là biện pháp điệp ngữ. Các từ ngữ “hết”, “ mình còn trẻ”, “ mọi người” được lặp đi lặp lại tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho đoạn thơ.

Chọn A


Câu 19:

Nội dung nào không được đề cập trong đoạn thơ trên?

Xem đáp án

Những câu thơ: Một chút nắng Sài Gòn sáng nay/ rơi qua ô cửa tái hiện nắng Sài Gòn chiếu rọi vào nơi ở của nhân vật trữ tình. (loại A)

Những câu thơ tiếp theo: bạn bè thỉnh thoảng ghé chơi/ lục tung lên chồng album nhạc tìm cho ra giai điệu mà tuổi hai mươi ưa thích/ nghe và mỉm cười.../ Cứ đi đâu đó rồi về lăn mình vào cảm giác lặng yên trôi... diễn tả những việc làm bé nhỏ, đơn giản nhưng mang lại niềm vui, cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. (loại C)

Và những dòng thơ: hết ngao ngán vì ngày dài 24 tiếng/ mình còn trẻ như mọi người mình còn trẻ hơn mọi người... đã thể hiện những cảm nhận về thời gian, tuổi tác (còn trẻ, không chán nản vì thời gian một ngày dài 24 tiếng). (loại D)

Như vậy, B là phương án đúng của câu hỏi này.


Câu 20:

Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc trong buổi sáng bắt gặp nắng Sài Gòn, chủ thể trữ tình nhận ra được niềm vui đến từ những điều rất nhỏ như được bạn bè tới chơi, được nghe album nhạc yêu thích, được đi đâu đó rồi về. ... Từ đó, những cảm giác ngao ngán, buồn bực biến mất. Phương án A là phương án đúng.


Câu 21:

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

There are thousands of verbs in English and_______ are regular.

Xem đáp án

Với câu này, các em có thể loại ngay đáp án B và D vì chúng có chứa đại từ quan hệ “which”. “Which” (cụ thể ở đây là “many/most of which”) dùng để giới thiệu mệnh đề quan hệ, chức năng của mệnh đề là bổ nghĩa cho (cụm) danh từ trước đó. Mặt khác, câu đề có chứa “and” nên cấu trúc 2 bên của “and” phải tương đồng nhau, trước “and” ta có 1 câu, thì sau “and” cũng thế. Ta chỉ còn lại câu A và C. Ta chọn đáp án A vì có nghĩa phù hợp là “hầu hết trong số chúng”.


Câu 22:

There is much debate among________ about this issue.

Xem đáp án

Câu đề này yêu cầu chọn đáp án theo gốc từ. Trước tiên, ta phải xét vị trí cần điền trong câu có chức năng gì. Rõ ràng là câu đề cần điền từ sau giới từ “among”. Sau giới từ ta có 2 khả năng, hoặc là (cụm) danh từ, hoặc là Gerund (Động từ chức năng như danh từ, cấu trúc V-ing). Ở đây ta có thể loại khả năng V-ing vì trong 4 đáp án không có. Sau chỗ cần điền là giới từ “about”, tức là vị trí cần điền chắc chắn là 1 danh từ, mà phải là danh từ số nhiều vì “among” có nghĩa là “ở giữa những”. Xét trong 4 đáp án, ta có thể loại câu B vì là tính từ, loại câu A và C vì là danh từ số ít. Đáp án là câu D.


Câu 23:

They receive just over three years of schooling, compared_________a national average of 7.3.

Xem đáp án

Câu này yêu cầu chọn giới từ phù hợp. Đây là giới từ thường dùng với động từ“compare” lúc này đang ở dạng bị động “compared”. Trường hợp này các em phải học thuộc giới từ đi cùng “compare” là “with/to”. Suy ra chọn đáp án C.


Câu 24:

"How long have you been married?"

"We________for twenty-three years on our next anniversary."

Xem đáp án

Đây là câu kiểm tra điểm ngữ pháp về thì. Trước tiên, ta xem xét từ câu đề xem thì cần dùng ở đây là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Việc câu hỏi trong đề dùng thì Present Perfect (hiện tại hoàn thành) có thể khiến các bạn cho rằng đáp án cũng phải theo thì tương tự là không phải lúc nào cũng đúng nhé. Người hỏi muốn hỏi cặp vợ chồng này “cho đến nay” (thời điểm hiện tại) đã kết hôn được bao lâu nên dùng Present Perfect. Người trả lời lại dùng mốc thời gian là “next anniversary” (thời điểm trong tương lai) để đáp lại. Thế nên rõ ràng cấu trúc thì được dùng ở đây sẽ là Future Perfect (tương lai hoàn thành) để chỉ việc xảy ra từ trước đó cho đến một mốc thời gian trong tương lai, suy ra đáp án là câu A.


Câu 25:

The kids wanted to do a good science project but too__________ cooks spoilt the broth.

Xem đáp án

[Nếu các em đã từng biết đến câu thành ngữ “Too many cooks spoilt the broth” (Lắm thầy thối ma) thì ắt hẳn đã chọn được ngay đáp án C.

Nếu chưa biết qua thì chúng ta cùng xem xét các đáp án nhé. Ta có thể loại câu A và B vì chúng chứa lượng từ đi cùng danh từ không đếm được, trong khi đó “cooks” có nghĩa là đầu bếp, đang ở dạng số nhiều. Chỉ còn lại câu C và D, phù hợp theo tiêu chí vừa xét. Giờ ta xét nghĩa, với câu này, ta có thể dịch là “Lũ trẻ muốn làm dự án khoa học thật tốt nhưng việc chúng có quá nhiều người muốn lãnh đạo nên không thể làm tốt được việc này (như là có quá nhiều đầu bếp nấu cùng món soup thì sẽ làm hư món ăn).” Thế nên đáp án là C. Vậy nên nếu em biết nhiều thành ngữ cũng có lợi hơn khi các em làm dạng bài này, tiết kiệm thời gian hơn đấy nhỉ?


Câu 26:

Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

It's the best way to getting a sense of what is actually going on here.

Xem đáp án

Đây là cách kết hợp từ (collocation) của danh từ “way”:

- the way to do something

- the way of doing something

Suy ra đáp án B cần sửa. Do phần gạch dưới là “getting”, nên ở đây ta sửa lại là “get”.


Câu 27:

"I see you read a lot," he told, gesturing at the wall of books.

Xem đáp án

Đây là cấu trúc câu tường thuật trực tiếp. Ta dễ nhận ra là động từ tường thuật “told” không thể đứng một mình mà không có tân ngữ.

Suy ra đáp án B cần sửa. Có thể sửa lại thành “said”, hoặc “told me”.

Dành cho các bạn còn thắc mắc về phần câu C: “gesturing at the wall of books” là dạng rút gọn của câu cùng chủ ngữ, để chỉ hành động xảy ra đồng thời nên dùng Present Participle (dạng V-ing) nên không sai.

Chọn B


Câu 28:

He hasn't got no hobbies - unless you call watching TV a hobby.

Xem đáp án

Đây là cấu trúc câu điều kiện “unless”. Điểm cần lưu ý của “unless” là mệnh đề theo sau từ này không được có dấu hiệu phủ định, mà trong trường hợp này đã được thỏa (“you call” – khẳng định), nếu “unless” là phần đúng. Tức là ta chưa chắc unless là đúng chưa, nếu chưa xét nghĩa.

Ta xét C và D. Dựa vào kết hợp từ: “call something + noun”, ta biết C và D đúng với "watching TV” = something, "a hobby" = noun.

Xét câu A, từ được gạch dưới là “no”, xét về ngữ pháp, không phù hợp với nghĩa phủ định trong câu “He hasnt got...”, dù lỗi này có thể được xuề xòa cho qua trong văn nói, nhưng vẫn là “sạn to” trong ngữ pháp văn viết. Thế nên ta chọn đáp án A. Sửa lại là “any”.

Chọn A


Câu 29:

His best movies, which won several awards, was about the life of Gandhi.

Xem đáp án

Đây là cấu trúc câu có mệnh đề quan hệ. Ta xét trước câu B, mà ở đây rõ là B không chứa lỗi sai vì dùng “which” thay cho “his best movies” với vị trí chủ ngữ chỉ vật là phù hợp. Câu C không sai vì lượng từ “several” phù hợp với danh từ “awards” số nhiều.

Câu A gạch dưới “movies”, danh từ số nhiều, chính là chủ ngữ của động từ “won” và “was”. Vì “was” (biến thể của động từ “be” ở quá khứ đơn, số ít) không sai nên A sai. Sửa lại là "movie".


Câu 30:

As a rule of thumb, it is almost never permissible to make a U-turn on the middle of an intersection or street.

Xem đáp án

. Xét câu A: “as a rule of thumb” là cụm từ có nghĩa là xét theo luật thực tế, ngầm hiểu là dựa vào kinh nghiệm chung. Câu này không sai.

Xét câu B: “permissible” là tính từ có nghĩa là cho phép. Vị trí của nó trong câu cũng phù hợp, không sai.

Xét cầu C: mạo từ “a” dùng với “U-turn” cũng là hợp lý, vì dù nhìn chữ viết thì U là nguyên âm, nhưng khi phát âm là /ju:/, tức phụ âm, theo lẽ đó, sẽ đi với “a” chứ không phải “an”.

Xét câu D: ta đã loại trừ lỗi sai ở A, B, C và đáp án phải chọn là câu D. Sửa lại thành “in” cho phù hợp với kết hợp từ “in the middle of. ..”, nghĩa là ở giữa chừng...

Chon D


Câu 31:

Which of the following best restates each of the given sentences?

The older he grew, the more forgetful he became.

Xem đáp án

Detect key words (he, grew, older, more forgetful), tense (past simple), structure (comparison)

Xét câu A: có chữ “but” và “not”, thế so sánh đồng tiến bị phá vỡ, sai nghĩa nên không chọn.

Xét câu B: dùng từ “when” để nối 2 ý tăng tiến nhưng vế đặt sau “when” là “forgetful” làm đảo lộn trật tự của cặp đồng tiến nên sai nghĩa, ta không chọn.

Xét câu C: có từ “unforgettable” (không thể quên được) là nét nghĩa khác, ta loại.

Câu D: dùng lối so sánh lũy tiến “more and more forgetful”, nghĩa gần giống nhất với câu đề nên ta chọn D.

Chọn D


Câu 32:

She turned down the radio so that she wouldn't disturb the neighbors.

Xem đáp án

Detect key words (turned down, radio, wouldn't disturb), tense (past simple), structure (so that).

Xét câu A: cấu trúc “in order not to” là phù hợp, nhưng “have disturbed” chỉ ý “trước đó không làm phiền” là có sai nghĩa so với câu đề “wouldn’t” với ý “để sẽ không làm phiền”, ta không chọn.

Xét câu B: cấu trúc “so as not to disturb” là phù hợp.

Xét câu C: câu dùng liên từ “as” để giải thích nhưng vế sau đó thiếu nét nghĩa phủ định, ta loại.

Xét câu D: câu dùng “in order that” = “so that” nhưng vế sau mất nét nghĩa phủ định, ta cũng loại.

Suy ra chọn câu B.


Câu 33:

"You shouldn't have leaked our confidential report to the press, Frank!" said Jane.

Xem đáp án

Detect key words (shouldn’t have leaked (lẽ ra không nên để lộ lọt), confidential report (báo cáo mật), the press), tense (past simple), structure (Direct speech).

Ta loại câu D vì ý “cheated” (gian lận) không tương đồng.

Ta cũng loại câu C vì ý “suspected” (nghi ngờ, không biết chắc) không tương đồng.

Câu B có ý “refusing to leak” (từ chối tiết lộ) đi ngược lại với ý của câu đề cũng bị loại.

Suy ra đáp án là A, “criticize sb for doing/ having done sth”: phê bình/chỉ trích ai vì đã làm gì.


Câu 34:

They can't work and travel because they are old.

Xem đáp án

Detect key words (can't, work and travel, because, old), tense (present simple), structure (Because).

Xét câu A: nét nghĩa không thể làm việc vì tuổi già bị đổi vì “even though”, ta không chọn. Câu C và D theo đó cũng bị loại vì dù dùng cấu trúc “in spite of = despite” đúng ngữ pháp nhưng sai nghĩa theo câu A.

Suy ra đáp án là câu B, với cấu trúc “because of + noun phrase” tương đồng với câu đề “because + clause” và nghĩa không đổi.

Detect key words (can't, work and travel, because, old), tense (present simple), structure (Because).

Xét câu A: nét nghĩa không thể làm việc vì tuổi già bị đổi vì “even though”, ta không chọn. Câu C và D theo đó cũng bị loại vì dù dùng cấu trúc “in spite of = despite” đúng ngữ pháp nhưng sai nghĩa theo câu A.

Suy ra đáp án là câu B, với cấu trúc “because of + noun phrase” tương đồng với câu đề “because + clause” và nghĩa không đổi.

Chọn B


Câu 35:

No one has opened this box for a hundred years.

Xem đáp án

Detect key words (no one, opened, box, a hundred years), tense (present perfect).

Xét câu A: loại vì có dùng từ “locked”, nét nghĩa không được đề cập đến trong câu đề. (Từ câu đề, ta không biết cái hộp có bị khóa không.)

Xét câu B: cấu trúc “keep sth + adjective” ở đây, dù với dạng bị động “kept open” có nghĩa là được giữ mở ra, sai với ý gốc của câu đề, ta loại.

Xét câu C: cấu trúc bị động với ý phủ định của “no one” chuyển vào thể phủ định của câu, hoàn toàn phù hợp.

Xét câu D: cấu trúc “belong to” chỉ ý thuộc về, không phải nét nghĩa trong câu gốc, ta loại. Suy ra đáp án là câu C.


Câu 36:

Read the passage carefully

It is estimated that over 99 percent of all species that ever existed have become extinct. What causes extinction? When a species is no longer adapted to a changed environment, it may perish. The exact causes of a species' death vary from situation to situation. Rapid ecological change may render an environment hostile to a species. For example, temperatures may change and a species may not be able to adapt. Food resources may be affected by environmental changes, which will then cause problems for a species requiring these resources. Other species may become better adapted to an environment, resulting in competition and, eventually, in the death of a species.

The fossil record reveals that extinction has occurred throughout the history of Earth. Recent analyses have also revealed that on some occasions many species became extinct at the same time - a mass extinction. One of the best-known examples of mass extinction occurred 65 million years ago with the death of dinosaurs and many other forms of life. Perhaps the largest mass extinction was the one that occurred 225 million years ago, when approximately 95 percent of all species died. Mass extinctions can be caused by a relatively rapid change in the environment and can be worsened by the close interrelationship of many species. If, for example, something was to happen to destroy much of the plankton in the oceans, then the oxygen content of Earth would drop, affecting even organisms not living in the oceans. Such a change would probably lead to a mass extinction.

One interesting and controversial finding is that extinctions during the past 250 million years have tended to be more intense every 26 million years. This periodic extinction might be due to intersection of the Earth's orbit with a cloud of comets, but this theory is purely speculative. Some researchers have also speculated that extinction may often be random. That is, certain species, may be eliminated and others may survive for no particular reason. A species' survival may have nothing to do with its ability or inability to adapt. If so, some of evolutionary history may reflect a sequence of essentially random events.

The word "it" in paragraph 1 refers to________

Xem đáp án

Câu này hỏi ta tìm xem trong bài từ “it” chỉ ý nào.

Ta cùng đọc lại cả câu có chứa từ “it”:

"When a species is no longer adapted to a changed environment, it may perish."

Trước “it” có 2 danh từ: “a species” và “a changed environment”. Dịch cả câu là: “Khi một loài không còn thích nghi với một môi trường đã thay đổi, nó sẽ chết/biến mất.” Lẽ dĩ nhiên cái biến mất sẽ là một loài chứ không phải môi trường. Ta chọn D. Thêm nữa, nếu các em còn băn khoăn, hoặc giả như chưa biết nghĩa của “perish”, hãy xem câu “The exact causes of a species’ death...” tiếp theo sau cũng nhắc đến sự chết đi của một loài, củng cố cho đáp án D là đúng.


Câu 37:

Which is NOT mentioned in paragraph 1 as resulting from rapid ecological change?

Xem đáp án

Với câu này, ta tìm nét ý nào không được nhắc đến trong đoạn 1 như là kết quả của biến đổi sinh thái nhanh chóng. Ta hãy gạch dưới những key word trong đề để xác định chỗ cần tìm thật nhanh nhé. Đây là đoạn 1:

It is estimated that over 99 percent of all species that ever existed have become extinct. What causes extinction? When a species is no longer adapted to a changed environment, it may per- ish. The exact causes of a species' death vary from situation to situation. Rapid ecological change may render an environment hostile to a species. For example, temperatures may change and a species may not be able to adapt. Food resources may be affected by environmental changes, which will then cause problems for a species requiring these resources. Other species may become better adapted to an environment, resulting in competition and, eventually, in the death of a species.

Các em có thể thấy những key word đã gạch dưới được nhanh chóng tìm thấy trong đoạn 1. Ngoại trừ ý “introduction of new species”. Suy ra đáp án B.


Câu 38:

Why is "plankton" mentioned in paragraph 2?

Xem đáp án

Với câu này, ta hãy dành chút thời gian gạch dưới key word nhé, vì phần câu trả lời khá dài. Ta không gạch dưới những từ “emphasize, illustrate, point out, demonstrate” vì nghĩa của chúng khá gần nhau và không đối lập (để nhấn mạnh, mô tả, chỉ ra, chứng minh).

Sau đó, ta định vị chữ “plankton” trong đoạn 2 và sẽ thường bắt đầu đọc từ câu chứa “plankton” và đọc lan ra những câu gần câu chứa “plankton” (nếu vẫn chưa rõ ý), để hiểu tại sao “plankton” được nêu ra trong bài.

Mass extinctions can be caused by a relatively rapid change in the environment and can be worsened by the close interrelationship of many species. If, for example, something was to happen to destroy much of the plankton in the oceans, then the oxygen content of Earth would drop, affecting even organisms not living in the oceans. Such a change would probably lead to a mass extinction.

Ta xét câu A: ý “preventing mass extinction” không được nhắc đến. Để chắc hơn, ta có thể lướt qua câu đầu đoạn 2, ta thấy là đoạn 2 nói về sự tuyệt chủng và sự tuyệt chủng hàng loạt với ví dụ cụ thể các loài. Ta có thể loại đáp án A.

Xét câu B: đoạn có nhắc đến “organisms” (sinh vật) là câu chứa “plankton”. Tuy nhiên, đó là ý “khi mà lượng oxy trên Trái đất giảm, sẽ ảnh hưởng cả sinh vật không sống trong đại dương”. Vậy là hoàn toàn không có ý so sánh sinh vật sống trên đất liền và dưới biển. Ta loại câu B.

Xét câu C: ý một số loài “never become extinct” (không bao giờ tuyệt chủng) không hề được nhắc đến trong đoạn. Ta loại C.

Xét câu D: từ “interdependence” có thể hiểu là sự phụ thuộc lẫn nhau có nghĩa tương đồng với “interrelationship” trong đoạn. Ta chọn đáp án D

Để rõ hơn, nếu dịch nghĩa của câu trước và sau câu chứa “plankton” sẽ thấy ý là sự tuyệt chủng hàng loạt gây ra bởi thay đổi nhanh của môi trường và có thể tệ hơn với các loài tồn tại khắng khít với nhau, như “plankton” dưới biển, nếu vì lý do nào đó bị hủy duyệt hàng loạt thì lượng oxy trên Trái đất sẽ sụt giảm, kéo theo các sinh vật bị ảnh hưởng, thậm chí có thể dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.

Chọn D


Câu 39:

According to paragraph 2, evidence from fossils suggests that

Xem đáp án

Với câu này, ta gạch dưới key word trước nhé, vì phần câu trả lời khá dài.

Câu đề yêu cầu làm rõ ý từ đoạn 2, nên ta sẽ tập trung tìm phần nào của đoạn 2 có nhắc đến “evidence”, “fossils”. Đó là những câu đầu đoạn 2:

The fossil record reveals that extinction has occurred throughout the history of Earth. Recent analyses have also revealed that on some occasions many species became extinct at the same time - a mass extinction. One of the best-known examples of mass extinction occurred 65 million years ago with the death of dinosaurs and many other forms of life.

Xét câu A: từ “generally”, “massive” dành cho sự tuyệt chủng trên Trái đất ý chỉ là những sự tuyệt chủng này thường xảy ra trên quy mô lớn là không đúng, như ý cậu 2 đoạn 2 có nói "on some occasions". Ta loại A.

Xét câu B: ý về “dinosaurs”, trong đoạn có nhắc, nhưng chuyện tuyệt chủng sớm hơn các nhà khoa học nhận định không hề được đề cập, thậm chí còn không phải trong điều mà “fossil record” đã cho thấy (reveals).

Xét cậu C: các ý của câu C hoàn toàn trùng khớp với ý câu đầu đoạn 2 rằng việc tuyệt chủng xảy ra xuyên suốt lịch sử Trái đất.

Xét câu D: ý câu này là chỉ có 1 đợt tuyệt chủng hàng loạt trong suốt lịch sử Trái đất là trái ngược với ý câu đầu đoạn 2. Ta loại.

Suy ra đáp án là câu C.


Câu 40:

In paragraph 3, the author makes which of the following statements about a species' survival?

Xem đáp án

Ta cũng bắt đầu bằng cách gạch key word.

Câu hỏi yêu cầu tìm trong đoạn 3 nhận định của tác giả về sự tồn tại của một chủng loài. Ta tìm được câu sau:

A species' survival may have nothing to do with its ability or inability to adapt. If so, some of evolutionary history may reflect a sequence of essentially random events.

Ta sẽ chọn đáp án C vì trùng khớp với ý vừa tìm được. Nhưng để chắc chắn hơn, ta có thể đọc lướt qua đoạn 3, qua đó sẽ thấy rõ là những ý được gạch dưới trong đoạn có vài từ phù hợp với đáp án A, B và D nhưng lại là ý của các “researchers” thay vì tác giả.

...This periodic extinction might be due to intersection of the Earth's orbit with a cloud of comets, but this theory is purely speculative. Some researchers have also speculated that extinction may often be random. That is, certain species may be eliminated and others may survive for no particular reason.

Suy ra đáp án phải là B.


Câu 42:

Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |zi|=|(1+i)z|.


Câu 44:

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho I(1;0;1);A(2;2;3). Mặt cầu (S) tâm I và đi qua điểm A có phương trình là


Câu 45:

Bất phương trình log22(2x)2log24x280 có tập nghiệm là [a; b]. Hỏi a+b bằng?


Câu 46:

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm liên tục trên R và thỏa mãn f(3)=18,03f(x)dx=9.

Tính I=01xf'(3x)dx


Câu 50:

Một thùng khi đầy có thể chứa được 14 kg kẹo loại A hoặc 21 kg kẹo loại B. Nếu bỏ đầy thùng bằng cả 2 loại kẹo A và B, với tổng số tiền bằng nhau của mỗi loại thì thùng sẽ cân nặng 18 kg kẹo và có giá trị tổng cộng bằng một triệu hai trăm ngàn (1.200.000) đồng. Khẳng định nào dưới đây đúng?


Câu 51:

Nếu x8 y3 thì điều kiện nào sau đây chắc chắn đúng?

Xem đáp án
Ta có x8y3x8y3x+(y)8+(3)xy5
Chọn C

Câu 53:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55

Hội đồng kiểm toán nội bộ của một công ty nọ là một nhóm gồm 5 thành viên được chọn từ 3 phòng: 1, 2 và 3. Khi liệt kê các thành viên nhóm, người ta sẽ sắp xếp theo thứ tự thâm niên (thời gian đã làm việc trong hội đồng): đứng đầu nhóm là người có thâm niên cao nhất, sau đó thâm niên giảm dần. Ngoài ra số hiệu phòng sẽ thêm vào đuôi tên người để chỉ rõ thành viên đó là nhân viên của phòng nào. Đầu mỗi tháng nhóm lại thay đổi thành viên, 1 người ra khỏi nhóm, 1 người mới vào nhóm. Việc thay đổi tuân theo các quy tắc sau:

- Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3

- Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1

- Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2

- Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm. 

Nếu danh sách các thành viên của nhóm tháng 7 được liệt kê theo phòng là: “1, 2, 3, 1, 3” thì danh sách của nhóm tháng 10 (liệt kê theo phòng) có thể là

Xem đáp án

Ta có danh sách thành viện tháng 7 là: “1, 2, 3, 1, 3”.

Dựa vào quy tắc thay đổi thành viên của nhóm suy ra:

Tháng 8: “2, 3, 1, 3, (1 hoặc 3)” vì thay người thuộc phòng 1.

Tháng 9: “3, 1, 3, (1 hoặc 3), 1” vì thay người thuộc phòng 2.

Tháng 10: “1, 3, (1 hoặc 3), 1, 2” vì thay người thuộc phòng 3.

Từ các đáp án ta thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn.


Câu 54:

Nếu danh sách tháng 4 là: “Mai2, Lanh, Oanh3, Giang3, Ril” điều nào sau đây sẽ xảy ra vào đầu tháng 7?

Xem đáp án

Danh sách tháng 4 là: “Mai2, Lan1, Oanh3, Giang3, Ril”.

Dựa vào quy tắc thay đổi thành viên của nhóm suy ra:

Tháng 5: “Lanh, Oanh3, Giang3, Ril, người phòng 1” vì thay Mai thuộc phòng 2.

Tháng 6: “Oanh3, Giang3, Ril, người phòng 1, người phòng 1 hoặc 3” vì thay Lan thuộc phòng 1.

Tháng 7: “Giang3, Ril, người phòng 1, người phòng 1 hoặc 3, người phòng 2” vì thay Oanh thuộc phòng 3. Vậy đáp án D đúng.


Câu 55:

Nếu tháng 3 tất cả các thành viên nhóm đều đến từ phòng 2, thời điểm sớm nhất để cả nhóm đều đến từ phòng 1 sẽ là

Xem đáp án

Tháng 3: “2, 2, 2, 2, 2”.

Theo quy tắc thay đổi của nhóm: Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1 và người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.

Suy ra đến khi nhóm gồm 5 người đều đến từ phòng 1 thì 5 người phòng 2 phải rời đi hết.

Như vậy sớm nhất sau 5 tháng thì nhóm đó sẽ gồm 5 người đều đến từ phòng 1.

Vậy tháng 8 là thời điểm sớm nhất để cả nhóm đến từ phòng 1.

Chọn A


Câu 56:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60

Có 3 loại trái cây: táo, cam và mận được đóng gói trong 4 thùng kín. Mỗi loại trái cây được chứa trong đúng 3 thùng. Mỗi thùng đều được dán nhãn ghi các loại trái cây bên trong thùng đó. Tuy nhiên, do nhầm lẫn của người dán nhãn, có 2 nhãn bị đổi chỗ cho nhau, kết quả là chỉ có 2 nhãn được dán đúng, hai nhãn còn lại bị dán sai. Và kết quả là các thùng được dán nhãn như sau:

Thùng 1: Táo và cam.                                  Thùng 2: Táo và mận.

Thùng 3: Cam và mận.                                Thùng 4: Táo, cam và mận.

Nếu thùng 1 và thùng 4 là các thùng bị dán nhãn sai, điều nào sau đây bắt buộc phải đúng?

Xem đáp án

Nếu thùng 1 và thùng 4 bị dán nhãn sai thì thùng 2 và thùng 3 dán nhãn đúng. Vậy thứ tự dán nhãn đúng của 4 thùng sẽ là:

-Thùng 1: Táo, cam và mận                         -Thùng 2: Táo và mận

-Thùng 3: Cam và mận                       -Thùng 4: Táo và cam

Chọn C


Câu 57:

Nếu thùng 1 và thùng 4 được dán nhãn đúng thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

Xem đáp án

Nếu thùng 1 và thùng 4 được dán nhãn đúng thì thùng 2 và thùng 3 dán nhãn sai, Vậy thứ tự dán nhãn đúng của 4 thùng sẽ là:

- Thùng 1: Táo và cam                       - Thùng 2: Cam và mận

- Thùng 3: Táo và mận                       - Thùng 4: Táo, cam và mận

Chọn B


Câu 58:

Nếu thực sự thùng 3 không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

Xem đáp án

Nếu thùng 3 không chứa táo thì thùng 3 sẽ chứa 2 loại trái cây còn lại là cam và mận. Vậy thùng 3 được dán nhãn đúng.

Chọn C


Câu 59:

Nếu thùng 4 thực sự không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

Xem đáp án

Nếu thùng 4 không chứa táo thì thùng 4 sẽ chứa hai loại trái cây còn lại là cam và mận. Vậy hai thùng bị dán nhãn sai là thùng 4 và thùng 3 suy ra thùng 1 và 2 dán nhãn đúng.

Chọn B


Câu 60:

Nếu ta biết rằng chắc chắn thùng 4 có chứa ít nhất là táo và cam thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

Xem đáp án

TH1: Thùng 4 chỉ chứa táo và cam → thùng 4 và 1 dán nhãn sai

Vậy thứ tự dán nhãn đúng của 4 thùng sẽ là:

- Thùng 1: Táo, cam và mận                        - Thùng 2: Táo và mận

- Thùng 3: Cam và mận                      - Thùng 4: Táo và cam

Nên đáp án A đúng.

TH2: Thùng 4 chứa táo, cam và mận→ thùng 4 dán nhãn đúng → các thùng còn lại chỉ có 2 loại trái cây.

- Nếu thùng 1 chỉ chứa táo, cam → nhãn thùng 1 đúng → thùng 2 và 3 nhãn sai → thùng 2 phải chứa cam và mận. Nên A đúng, B sai.

- Nếu thùng 2 chỉ chứa táo và cam → nhãn thùng 2 và thùng 1 sai → thùng 1 phải chứa táo và mận. Nên C sai.

Thùng 4 chứa táo, cam và mận nên nếu thùng 2 chứa ít nhất là cam và mận thì thùng 4 vẫn chứa mận. Nên D sai. Vậy cả hai trường hợp đều chọn A đúng.

Câu 61:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64.

Giá tiêu (13/03/2020) tại vùng Tây Nguyên và miền Nam:

 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

 

Ea H'leo

37500

Gia Lai

 

Chư Sê

36000

Đắk Nông

 

Gia Nghĩa

37500

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Giá trung bình

38500

Bình Phước

 

Giá trung bình

38000

Đồng Nai

 

Giá trung bình

36000

Giá tiêu trung bình (ngày 13/03/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Xem đáp án

Tỉ lệ phần trăm giữa giá tiêu trung bình (ngày 13/03/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu so 38500 với giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là: 3850036000.100%106,9%

Suy ra giá tiêu trung bình (ngày 13/03/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là: 106,9%100%=6,9%

Chọn A


Câu 62:

Giá tiêu (ngày 13/03/2020) tại Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông là

Xem đáp án
Giá tiêu (ngày 13/03/2020) tại Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông là 37500 đồng/kg.
Chọn C

Câu 63:

Tính giá tiêu trung bình mỗi ki-lô-gam của các tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) ở bảng trên.

Xem đáp án

Giá tiêu trung bình mỗi ki-lô-gam của các tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) ở bảng trên như sau: 37500+36000+37500+38500+38000+360006=37250 đồng /kg.

Chọn C


Câu 65:

Năm nào số film Mỹ sản suất chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số film 4 quốc gia đã sản xuất?


Câu 66:

Trong năm 2001, số film Việt Nam sản xuất nhiều hơn số film Thái Lan sản xuất bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Năm 2001, số phim Việt Nam sản xuất nhiều hơn Thái Lan là: 3423=11 (film).

Số film Việt Nam sản xuất nhiều hơn số film Thái Lan sản xuất số phần trăm là: 112310047,8%.

Chọn B


Câu 68:

Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Ta có (39,9+42,5+29,3+30)(37+37,5+28+29)37+37,5+28+297,6%.

Chọn B


Câu 69:

Ở quốc gia nào, số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ cao hơn những quốc gia còn lại?

Xem đáp án

- Tính tổng thời gian làm việc trung bình của lao động nữ toàn thời gian và bán thời gian của cả 4 nước.

Hy Lạp: 39,9+29,3=69,2 (giờ)

Hà Lan: 38+29,2=67,2 (giò)

Anh: 37+28=65 (giö)

Nga: 39,2+34=73,2 (giơ)

Vậy Nga là nước có tổng số giờ lao động trung bình của nữ cao nhất trong 4 quốc gia.

Chọn D


Câu 71:

Các đồng vị của thủy ngân phân bố trong tự nhiên với hàm lượng như hình bên. Giá trị nguyên tử khối trung bình của thủy ngân là

Các đồng vị của thủy ngân phân bố trong tự nhiên với hàm lượng như hình bên. Giá trị nguyên tử khối trung bình của thủy ngân là (ảnh 1)
Xem đáp án

Ag¯=196.0,14+199.16,84+201.13,22+204.6,85+198.10,02+200.23,13+202.29,80100=200,63

Chọn B


Câu 72:

Hình vẽ bên đây mô tả sự hiện diện của các vi hạt trong dung dịch (dung môi là nước) ở 25°C dưới áp suất khí quyển. Mỗi cốc chứa dung dịch của một chất tan. Chất tan chứa trong các cốc X, Y, Z có thể lần lượt là

Hình vẽ bên đây mô tả sự hiện diện của các vi hạt trong dung dịch (dung môi là nước) ở (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát hình ảnh thấy được cốc X chứa chất điện li hoàn toàn tạo ion âm và ion dương. Cốc Y chứa chất điện li không hoàn toàn, tạo được một số ion dương, ion âm và còn một lượng phân tử trung hòa không điện li. Cốc Z chứa chất không có khả năng điện li trong nước. Theo thứ tự đó, xét các phương án lựa chọn đề bài cho chỉ có phương án D là phù hợp: cốc X chứa NaOH là chất điện li mạnh, có khả năng điện li hoàn toàn trong nước, cốc Y chứa HF là chất điện li yếu nên điện li không hoàn toàn và cốc Z chứa glixerol không có khả năng điện li.

Chọn D


Câu 73:

Chất “X” với cấu trúc như hình bên, có mùi thơm của hoa nhài.

Chất “X” với cấu trúc như hình bên, có mùi thơm của hoa nhài. (ảnh 1)

Hãy cho biết tên gọi của chất “X”.

Xem đáp án
“X” là este với tên gọi benzyl axetat.
Chọn D

Câu 74:

Hình vẽ bên mô tả cách xác định định tính nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. Biết trong ống nghiệm chứa nước vôi trong.

Hình vẽ bên mô tả cách xác định định tính nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. Biết trong ống nghiệm chứa nước vôi trong. (ảnh 1)

Hãy xác định muối A và kết tủa B.

Xem đáp án

Muối A và kết tủa B lần lượt là CuSO4 và CaCO3.

Sản phẩm của quá trình oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ trong ống nghiệm là CO2 và H2O. Để định tính sự có mặt của nguyên tố H trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện gián tiếp thông qua sản phẩm cháy là nước, và dùng CuSO4 khan (màu trắng) để nhận biết sự có mặt của nước, do CuSO4+5H2OCuSO4.5H2O (màu xanh dương), nên muối khan A là CuSO4. Đối với nguyên tố C, có thể nhận biết sự có mặt của nguyên tố C thông qua sản phẩm cháy là CO2, người ta dùng nước vôi trong tạo hiện tượng kết tủa trắng theo phương trình: Ca(OH)2+CO2CaCO3+H2O

Chọn C


Câu 75:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 64 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g. Lấy π2=10. Thế năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số là

Xem đáp án

ω=km=640,1=810=8πradω'=2ω=16πrad/s

f'=ω'2π=16π2π=8rad.

Chọn A


Câu 76:

Hạt nhân 86222Rn có chu kì bán rã là 3,8 ngày. Sau bao lâu thì lượng chất phóng xạ của một mẫu 86222Rn chỉ còn 116 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó?

Xem đáp án

N=N02tTN016=N02t3,8t=15,2

Chọn C


Câu 77:

Đặt một điện áp xoay chiều có tần số a vào hai đầu một đoạn mạch điện RLC không phân nhánh. Dòng điện trễ pha hơn điện áp ở hai đầu mạch điện khi

Xem đáp án
i trễ pha hơn u khi ZL>ZCLω>1ωC.
Chọn A

Câu 79:

Hình dưới đây là kết quả xét nghiệm ADN của 6 đối tượng (ĐT):

Hình dưới đây là kết quả xét nghiệm ADN của 6 đối tượng (ĐT): (ảnh 1)

Dựa vào kết quả xét nghiệm này hãy cho biết các thông tin sau thì thông tin nào là chưa chính xác, biết độ tuổi của các đối tượng xoay quanh độ tuổi phù hợp để làm con hai người bố và mẹ.

(1) ĐT 1 là con của bố mà không phải là con của mẹ.

(2) ĐT 2 là con của mẹ và bố.

(3) ĐT 3 không phải là con của mẹ và bố.

(4) ĐT 2 và 4 là con của bố mẹ.

Xem đáp án

Mỗi con người trên thế giới này đều có một hệ gen riêng biệt được thừa hưởng một nửa từ cha và một nửa từ mẹ. Việc phân tích dữ liệu ADN của mỗi người có thể cho chúng ta những bí ẩn về sức khỏe di truyền cũng như cho chúng ta câu trả lời chắc chắn về mối quan hệ huyết thống giữa các cá nhân cần xác định.

Đối tượng 1: Có 2 locut gen với bố; không có locut gen trùng với mẹ → đúng

Đối tượng 2: Có 3 locut gen trùng với mẹ; Có 2 locut gen trùng với bố → đúng

Đối tượng 3: Không có locut gen trùng với cả mẹ và bố → đúng

Đối tượng 4: Có 2 locut gen trùng với mẹ; không có locut gen trùng với bố nên đối tượng 4 là con của mẹ.

→ Ý (4) sai vì đối tượng 4 không phải là con của bố.

Chọn D


Câu 80:

Tại khu rừng của Ấn Độ, người ta quan sát thấy rằng: Các loài động vật ăn cỏ lớn như bò Bison mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài Côn trùng Opodiphthera eucalypti bay khỏi tổ. Lúc này, loài Cò tuyết Egretta thula sẽ bắt các con Opodiphthera eucalypti bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc Opodiphthera eucalypti bay khỏi tổ cũng như việc Cò tuyết Egretta thula bắt Opodiphthera eucalypti không ảnh hưởng gì đến đời sống bò Bison. Một loài Chim Orpecker có thể bắt Rận trên Bò Bison làm thức ăn. Nếu xét các mối quan hệ sau: Bò Bison với loài Côn trùng Opodiphthera eucalypti, Chim Opecker, Cò tuyết Egretta thula, Rận; Cò tuyết Egretta thula với loài Côn trùng Opodiphthera eucalypti; Chim Orpecker với Rận. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về các mối quan hệ trên?

(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt – con mồi.

(3) Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi.

(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi.

(5) Bò Bison đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ.

Xem đáp án

Trong các loài trên có 6 mối quan hệ:

(a) Bò Bison với loài Côn trùng Opodiphthera eucalypti to Ức chế - cảm nhiễm.

(b) Bò Bison với Chim Oxpecker to Hợp tác.

(c) Bò Bison với Cò tuyết Egretta thulato Hội sinh.

(d) Bò Bison với Rậnto Kí sinh.

(e) Cò tuyết Egretta thua với loài Côn trùng Opodiphthera eucalyptito Ăn thịt

(f) Chim Oxpecker với Rậnto Ăn thịt - con mồi.

(1) Đúng.

(2) Đúng vì có 2 mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi.

(3) Sai vì tối đa 4 mối quan hệ (c); (d); (e); (f).

(4) Đúng vì mối quan hệ (b).

(5) Sai vì Bò Bison có hại ở mối quan hệ (a).

con mồi.

Chọn D


Câu 81:

Trong quá trình chọn giống ở cây cà chua Lycopersicum esculentum, các nhà khoa học dự định nuôi các hạt phấn của một số cây cùng loài sau đó gây lưỡng bội hoá nhằm tạo ra các dòng thuần. Nếu em là nhà khoa học trên thì để thu được nhiều dòng thuần nhất nên chọn cây có kiểu gen nào sau đây?

Xem đáp án

Hạt phấn là giao tử đực, khi xử lí coxisin để đa bội hóa thì tạo được các cây lưỡng bội. Nếu cây mang nhiều kiểu gen dị hợp thì sẽ tạo ra nhiều hạt phấn to tạo ra nhiều dòng thuần.

Đáp án A: AaBbDdEe tạo ra ra 24 loại giao tử to 16 dòng thuần.

Đáp án B: tạo aabbddee tạo ra 1 loại giao tử to 1 dòng thuần.

Đáp án C: tạo AaBbDdee tạo ra 23 loại giao tử to 8 dòng thuần.

Đáp án D: tạo AaBbddEe tạo ra 23 loại giao tử to 8 dòng thuần.

Chọn A


Câu 82:

Xét loài Mèo Felis catus có bộ NST 2n =78 như sau: Gen 1 có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của X. Gen 2 có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của X và Y. Gen 3 có 5 alen nằm trên đoạn không tương đồng của Y. Nếu quần thể Mèo ngẫu phối, không có đột biến và giảm phân thụ tinh bình thường thì số kiểu gen tối đa về các gen trên trong quần thể của loài mèo trên là bao nhiêu?

Xem đáp án

Khi xét kiểu gen của 1 loài thì gồm nhiều cá thể, mỗi cá thể có thể có kiểu gen khác nhau. Khi tính kiểu gen trong quần thể thì tính tất cả các kiểu gen đồng hợp và dị hợp khác

nhau.

+ Xét các gen nằm cặp NST XX: 2.4(2.4+1)2=36

+ Xét các gen nằm cặp NST XY: 2.5.42=160

Vậy: tổng kiểu gen về các locut gen đang xét là: 36+360=196

Chọn C


Câu 83:

Tỉnh nào sau đây có chung đường biên giới với cả Lào và Campuchia?

Xem đáp án

- Các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông chỉ có đường biên giới với Campuchia.

- Tỉnh Kon Tum có đường biên giới với cả Lào và Campuchia.

Chọn A


Câu 84:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm địa hình nước ta?

Xem đáp án

- Câu A: Địa hình núi cao chỉ chiếm khoảng 1% diện tích lãnh thổ nước ta.

- Câu B đúng: Đồng bằng chiếm 14 diện tích lãnh thổ.

- Câu C: Địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

- Câu D: Chạy dọc biên giới Việt-Lào là dãy Trường Sơn Bắc.

Chọn B


Câu 85:

Vùng than đá lớn nhất của nước ta nằm ở

Xem đáp án
Quảng Ninh là vùng than đá lớn và chất lượng than tốt bậc nhất nước ta.
Chọn D

Câu 86:

“Mùa nước nổi nâng làng lên chơi với

 Người ở đây sống giữa nước với trời”

  (Trích “Mùa nước nổi”, Diệp Minh Tuyền)

“Mùa nước nổi” được nhắc đến trong đoạn trích là mùa lũ của vùng

 

Xem đáp án

Nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long thường lên chậm do địa hình bằng phẳng và được hồ Tonle Sap (Campuchia) điều tiết, vì vậy mùa lũ ở đây còn được gọi là “mùa nước nổi”. Người dân ở đây thường chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hằng năm đem lại.

Chọn B


Câu 87:

“Lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh là quốc gia nào?

Xem đáp án

SGK lớp 12 – trang 39

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

Chọn B


Câu 88:

Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978) của Trung Quốc do ai khởi xướng?

Xem đáp án

. SGK lớp 12 – trang 23

Tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước....

Chọn D


Câu 89:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực nào nhiều nhất?

Xem đáp án

SGK lớp 12 – trang 76 và 77

Ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Chương trình này được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Trong cuộc khai thác này, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su; diện tích trồng cao su; được mở rộng, nhiều công ti cao su được thành lập.

Chọn C


Câu 90:

Tháng 1–1960, phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên ở huyện nào của tỉnh Bến Tre?

Xem đáp án

SGK lớp 12 – trang 164

Ngày 17 – 1 – 1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Chọn A


Câu 92:

Thông thường một chất ở trạng thái rắn có tỉ trọng cao hơn một chút so với dạng lỏng của chất đó. Nhưng với nước thì ngược lại. Bảng dưới đây so sánh tỉ trọng của nước ở 0°C.

 

Nước đá

Nước lỏng

Tỉ trọng (g/ml)

0,9150

0,9999

Cho một chất không phản ứng với nước và không tan trong nước vào nước, chất này sẽ nổi trên mặt nước nếu có tỉ trọng thấp hơn so với nước lỏng. Khi cho các viên nước đá vào bình nước lỏng thì

Xem đáp án

Ở trạng thái rắn, nước đá sắp xếp thành cấu trúc tứ diện thông qua liên kết hiđro. Cấu trúc tinh thể này rỗng, vì cấu trúc rỗng làm cho thể tích của nước đá lớn hơn thể tích nước lỏng và làm cho tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước ở trạng thái lỏng.

Thông thường một chất ở trạng thái rắn có tỉ trọng cao hơn một chút so với dạng lỏng của chất đó (ảnh 1)
Chọn D

Câu 93:

Máy sắc ký khí (GC) là một thiết bị được dùng để đo nồng độ của các chất khí khác nhau trong một hỗn hợp khí. Trong một loại máy GC, hỗn hợp khí được bơm vào một đầu ống, sau đó được gia nhiệt và di chuyển xuống cột sắc ký được cuộn hình lò xo có chứa chất lỏng không phân cực. Khí nóng được đẩy đi trong cột bằng các khí trơ (gọi là khí mang), thường dùng là khí nitơ. Khi hỗn hợp khí dịch chuyển trong cột sắc ký, các phân tử khí hòa tan vào chất lỏng, sau đó bay hơi rồi lại hòa tan vào chất lỏng, quá trình đó lặp đi lặp lại cho đến khi chất khí được đẩy đến cuối cột. Chất khí càng nặng thì càng tốn nhiều thời gian để bay hơi khỏi chất lỏng và do đó càng tốn thời gian để đi đến cuối cột sắc ký. Đây là cách để các chất khí khác nhau trong hỗn hợp khí được tách rời khỏi nhau. Từ đó, từng chất khí lần lượt theo đường ống dẫn đến đầu dò để đo nồng độ (hình trên). Một hỗn hợp khí chứa C2H6, C3H6 và C2H4 được tiêm vào máy GC. Ba chất khí sẽ ra khỏi ống theo thứ tự nào sau đây?

Máy sắc ký khí (GC) là một thiết bị được dùng để đo nồng độ của các chất khí khác nhau (ảnh 1)
Xem đáp án

Nguyên lý của máy GC là chất nào càng dễ bay hơi thì càng nhanh ra khỏi cột sắc ký. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào phân tử khối của chất, chất càng nhẹ, càng nhỏ gọn, càng có nhiệt độ sôi thấp. Do đó, C2H4 nhẹ nhất nên bay hơi trước rồi đến C2H6 và nặng nhất trong ba chất là C3H6 nên ra khỏi cột sau cùng.

Chọn A


Câu 94:

Sử dụng dữ kiện dưới đây để trả lời cho câu hỏi từ 94 đến 96:

Học sinh X đã tiến hành thí nghiệm đun nước trên ngọn lửa đèn cồn và thu thập được dữ liệu thực nghiệm trong 3 lần thí nghiệm như sau:

Tại sao học sinh X lại thực hiện thí nghiệm đến 3 lần? (ảnh 1)

Kết quả

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Khối lượng nước (g)

100

98

102

Khối lượng ban đầu của đèn cồn và ethanol (g)

165,0

164,5

163,9

Khối lượng lúc sau của đèn cồn và ethanol (g)

164,5

163,9

163,0

Nhiệt độ ban đầu °C

20

20

20

Nhiệt độ lúc sau °C

44

45

55

Khoảng biến đổi nhiệt độ °

24

25

35

Tại sao học sinh X lại thực hiện thí nghiệm đến 3 lần?

Xem đáp án

Câu A không đúng vì kết quả của hai thí nghiệm 1 và 2 là tương đương nhau (thí nghiệm có tính lặp lại) nên kết quả từ hai thí nghiệm trên được bạn X thực hiện đúng.

Câu C không đúng vì nếu muốn tăng độ tin cậy cho thí nghiệm thì bạn X phải lặp lại ba thí nghiệm tương đương nhau, tức là thí nghiệm 3 cũng phải đun nóng nước có khoảng biến đổi nhiệt độ là khoảng 24 – 25°C.

Câu D cũng không chính xác tương tự như câu C, nếu muốn tăng tính hợp lệ thì ba thí nghiệm phải giống nhau hoặc tương tự nhau.

Đáp án B là chính xác, X muốn làm hai thí nghiệm đầu để đối chứng rồi mới tiến hành thay đổi điều kiện ở thí nghiệm 3.

Chọn B


Câu 95:

Nhiệt độ thay đổi ở thí nghiệm 3 đặc biệt hơn thí nghiệm 1 và 2. Lí do hợp lí nhất để giải thích là:

Xem đáp án

Nhiệt độ ban đầu của nước được bạn X cố định là 20°C ở mỗi thí nghiệm nên phát biểu A không đúng.

Phát biểu C không đúng vì lượng nước trong ba thí nghiệm xấp xỉ nhau, ngoài ra, ở thí nghiệm 3, X dùng hơn 100 g nước thì lẽ ra sự thay đổi nhiệt độ phải ít hơn, vì có nhiều phân tử nước cần cung cấp nhiệt độ hơn.

Phát biểu D sai vì ở hai thí nghiệm trước nhiệt kế cho kết quả tương tự nhau.

Phát biểu B đúng vì lượng etanol trong thí nghiệm 1 và 2 xấp xỉ 0,5 g, còn thí nghiệm 3 là 0,9 g, gần gấp đôi hai thí nghiệm còn lại, dẫn đến nhiệt độ của nước bị biến đổi nhiều.

Chọn B


Câu 98:

Biết bề rộng vùng giao thoa trên màn quan sát là 3 cm. Số vân sáng quan sát được trên màn là

Xem đáp án
Số khoảng vân là Li=302,4=12,5 trên màn quan sát được 13 vân sáng.
Chọn C

Câu 99:

Tại điểm M cách vân trung tâm một đoạn 6 mm có vân tối thứ

Xem đáp án

xM=(k+0,5)i6=(k+0,5).2,4k=2tại M có vân tối thứ 3 .

Chọn B


Câu 100:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

Sóng âm là sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất,dao động này khi truyền đến tại sẽ gây ra cảm giác âm. m mà người có thể nghe được là các dao động có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz. Các âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm và lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm,tai người không nghe được các âm thanh này. Tuy nhiên một số loài vật như voi, chim bồ câu ... nghe được hạ âm; dơi, chó, cá heo ... nghe được siêu âm. Trong huấn luyện các chú chó nghiệp vụ người ta thường sử dụng một dụng cụ gọi là “còi câm”,âm phát ra từ còi có tần số thuộc vùng siêu âm nên nằm ngoài ngưỡng nghe của người nhưng vẫn nằm trong ngưỡng nghe của chó (dưới 45000 Hz). Bằng cách huấn luyện các chú chó nghiệp vụ với những tín hiệu “câm” này,các nhà huấn luyện có thể bí mật ra lệnh cho chúng trong các hành động nghiệp vụ chuyên môn cần giữ bí mật hoặc mang tính đột kích. 10. Sóng âm không thể truyền được trong môi trường nào sau đây?

Xem đáp án

Sóng âm là sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất nên sóng âm không thể truyền được trong chân không.

Chọn A


Câu 101:

Biết biểu thức liên hệ giữa bước sóng λ, tần số f và tốc độ truyền âm v là λ=vf.

Trong không khí tại người có thể nghe được những âm nằm khoảng bước sóng nào dưới đây nếu tốc độ truyền âm trong không khí là v = 340 m/s.

Xem đáp án

Âm thanh nghe được 16 Hzf20000 Hz16vλ2000016340λ20000 

0,017 mλ21,25 m.

Chọn B


Câu 102:

Tần số nào sau đây có thể sử dụng để làm “còi câm” theo như mô tả trong đoạn văn trên

Xem đáp án

Âm mà người có thể nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz; ngưỡng nghe của chó dưới 45000 Hz; nên có thể sử dụng các âm có tần số trong khoảng từ 20000 Hz đến 45000 Hz để làm “còi câm”.

Chọn C


Câu 103:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

“Nghiên cứu quá trình tiêu hóa ở người, các nhà khoa học thấy rằng sự điều tiết đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non là do sự đóng mở của vạn môn vị. Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn (tiết ra dịch vị). Sự đóng mở của van này tùy thuộc vào chênh lệch pH ở phía dạ dày (trên van) và phía ruột non (dưới van). Khi trong dạ dày có thức ăn thì thức ăn được dạ dày co bóp và đưa xuống tá tràng, lúc này thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột non”

Dạ dày tiêu hóa theo hình thức nào?

Xem đáp án

Tiêu hóa nội bào là hình thức tiêu hóa trong tế bào, thường xảy ra động vật đơn bào. Ở ĐV bậc cao tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa ngoại bào thì được tiêu hóa bằng hệ thống ống tiêu hóa (Miệng to Thực quản to Dạ dày to Ruột non to Ruột già to Hậu môn) và tuyến tiêu hóa.

Ở Dạ dày tiêu hóa bằng cách co bóp để trộn thức ăn: Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa bằng các tiết ra enzym (pepsin) để tiêu hóa thức ăn.

Chọn D


Câu 104:

Nguyên nhân vì sao pH trong thức ăn trước khi xuống tá tràng thì giảm?

Xem đáp án

Dạ dày tiết ra dịch vị. Dịch vị là một chất lỏng trong suốt không màu, hơi sánh với 2 thành phần chính là acid clohydric (HCl) và enzym pepsin. Acid clohydric tồn tại trong dịch vị dưới 2 dạng (dạng tự do và dạng kết hợp protein) với nồng độ cao (khoảng 150 mmol/ lít, độ pH=1,5-2,5), Khi thức ăn đi đến dạ dày thì nhờ tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học (dịch vị) để giảm pH.

Chọn B


Câu 105:

Nguyên nhân vì sao môn vị mở đưa thức ăn xuống ruột non từng đợt?

Xem đáp án

Ruột non là nơi để nhận thức ăn từ dạ dày để tiêu hóa thức ăn thông qua việc đóng mở môn vị theo từng đợt. Thức ăn tiêu hóa tại dạ dày mang tính axit, sau đó đưa xuống tá tràng (sau môn vị). Lúc này thức ăn mang theo axit làm thay đổi pH ở tá tràng đột ngột nên cơ thắt môn vị đóng lại. Khi môi trường pH ổn định lại do dịch tụy (tính kiềm) trung hòa làm môi trường ổn định trở lại. Lúc này cơ thắt môn vị mở. Quá trình trên được lặp đi lặp lại nên thức ăn tiêu hóa chất từng đợt một cách kĩ càng.

Chọn A


Câu 107:

Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, sau 4 giờ nuôi cấy từ một vi khuẩn Escherichia coli thì sẽ thu được bao nhiêu cá thể?

Xem đáp án

E. Coli được cấu tạo từ tế bào nên quá trình nguyên phân cũng là quá trình sinh sản của cơ thể. Thời gian thế hệ: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

1 tế bào ban đầu qua 4h (240 phút).

Số lần nguyên phân: 24020=12

+ Số cá thể thu được: 1.212=4096

Chọn D


Câu 108:

Trong các nhận định có bao nhiêu nhận định không đúng?

Xem đáp án

Ý (C) sai vì quá trình phiên mã tế bào nhân sơ gen mã hóa liên tục nên tạo ra mARN có khả tham gia dịch mã mà không cần qua quá trình chuyển từ mARN sơ khai to mARN trưởng thành.

Chọn C


Câu 109:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

“Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) cho biết, 8 tháng đầu năm 2020, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 470 USD/tấn lên 480-490 USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối năm 2011.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 35,3% thị phần. Trị giá xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,5 triệu tấn và 688,3 triệu USD, tăng 2,7% về khối lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có trị giá xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất gồm Senegal (gấp 19,8 lần), Indonesia (gấp 3,1 lần) và Trung Quốc (tăng 84%). Trong khi thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 61,2%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 487,2 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin thêm, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn tại châu Á đang có chiều hướng tăng tích cực. Trong đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng cao do ảnh hưởng của lũ lụt và sự lan rộng của dịch COVID-19 khiến hoạt động logistics bị gián đoạn.

Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2020 diện tích gieo trồng lúa là 7.364.000 ha với sản lượng dự kiến đạt 43,5 triệu tấn thóc. Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, để hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 như trên đảm bảo cho các nhu cầu cân đối lớn.

Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14,3 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi là 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng là 1,0 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước là 3,8 triệu tấn thóc.”

(Trích “Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng lên mức cao”, Thanh Dương,

Tạp chí Tài chính của Bộ Tài chính, 07/09/2020)

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 là?

Xem đáp án

- “Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 35, 3% thị phần.” – Theo đoạn này, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 là Philippines.

Chọn B


Câu 110:

Năm 2020, nặng suất lúa của nước ta dự kiến đạt

Xem đáp án

- “Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2020 diện tích gieo trồng lúa là 7.364.000 ha với sản lượng dự kiến đạt 43,5 triệu tấn thóc.”

- Theo đoạn này, ta tính được năng suất lúa theo công thức Năng suất Sản lượng : Diện tích =43.500.000:7.364.000=5,9 tấn/ha.

Chọn C


Câu 111:

Lượng thóc tiêu thụ trong nước chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho

Xem đáp án

- “Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14, 3 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến là 7, 5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi là 3, 4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng là 1, 0 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước là 3, 8 triệu tấn thóc.” – Theo đoạn này, lượng thóc tiêu thụ trong nước chủ yếu được để sử dụng để phục vụ cho tiêu thụ của người dân.

Chọn A


Câu 112:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

“Tổng cục Thống kê công bố lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm gần 99% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.

Tính chung 8 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm gần 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm hơn 73% tổng số khách quốc tế, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong khu vực châu Á, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm hơn 72%; Hàn Quốc giảm 70, 5%; Nhật Bản giảm hơn 67%; Đài Loan (Trung Quốc) giảm gần 68%; Thái Lan giảm hơn 59%; Malaysia giảm gần 70%; riêng khách đến từ Campuchia tăng gần 71%. Khách đến từ châu Âu trong 8 tháng qua ước giảm gần 55% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là theo diện công vụ, ngoại giao.

Ngành du lịch đang nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo đảm nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định, phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch đã có những cuộc tọa đàm trực tuyến với một số thị trường nước ngoài, gần đây nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) để bàn về giải pháp đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng yêu cầu các địa phương sớm có kế hoạch, giải pháp để phát triển du lịch trong tình hình mới, chú trọng vừa phòng dịch, vừa đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch mới, quảng bá, giới thiệu những điểm đến an toàn.

Chính phủ hiện đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngành du lịch như cho phép gia hạn thời gian nộp thuế, hoặc miễn thuế đối với một số dịch vụ; hỗ trợ giảm giá điện, giảm lãi suất cho đối với doanh nghiệp du lịch; thực hiện giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay với các chuyến bay nội địa; giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.”

(Trích “Khách du lịch vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19”,

Nhật Nam, Báo Điện tử Chính phủ, 31/08/2020)

Theo bài đọc, vì sao lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kì năm 2019?

Xem đáp án

- “Tổng cục Thống kê công bố lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm gần 99% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.” -- Theo đoạn này, nguyên nhân là do nước ta chưa mở cửa đón du khách quốc tế.

Chọn B


Câu 113:

Theo bài đọc, trong 8 tháng đầu năm 2020, phần lớn lượng du khách quốc tế đến Việt Nam từ

Xem đáp án

- “Tính chung 8 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3, 8 triệu lượt người, giảm gần 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm hơn 73% tổng số khách quốc tế, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm trước” – Theo đoạn này, khách châu Á là khách quốc tế chủ yếu đến Việt Nam.

Chọn D


Câu 114:

Theo đoạn trích, nội dung nào sau đây không phải là giải pháp Chính phủ đã thực hiện để hỗ trợ ngành du lịch?

Xem đáp án

- “Tổng cục Du lịch đã có những cuộc tọa đàm trực tuyến với một số thị trường nước ngoài, gần đây nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) để bàn về giải pháp đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép.” – Theo đoạn này, đáp án là câu A.

- “Chính phủ hiện đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngành du lịch như cho phép gia hạn thời gian nộp thuế, hoặc miễn thuế đối với một số dịch vụ; hỗ trợ giảm giá điện, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp du lịch; thực hiện giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay với các chuyến bay nội địa; giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ h

Chọn A


Câu 115:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117

Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 – 9 – 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng...

Sự kiện ngày 11 – 9 đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và cả trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia - dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

(Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12, trang 64 và 65)

Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

... Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”,...

Chọn B


Câu 116:

Theo thông tin đoạn trích, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đang đứng trước thách thức lớn nào dưới đây?

Xem đáp án

. ... Những cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 – 9 – 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng. Sự kiện ngày 11 – 9 đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường...

Chọn C


Câu 117:

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào?

Xem đáp án

“.. Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.” Việt Nam là một trong những nước đã điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển kinh tế, thể hiện qua công cuộc đổi mới được đề ra ở Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1986.

Chọn D


Câu 118:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6 – 1 – 1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng..

Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng và tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v.. Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng....

(Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12, trang 87 và 88)

Tham dự Hội nghị thành lập Đảng có những tổ chức cộng sản nào?

Xem đáp án

...Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng...

Chọn A


Câu 119:

Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Năm 1929, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Trước tình hình đó, đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6 – 1 – 1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Chọn D


Câu 120:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp nào nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án
“Cương lĩnh xác định... Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng...” Đảng Cộng sản Việt Nam chính là tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam.
Chọn B

Bắt đầu thi ngay