Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
5828 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông là:
Chọn: D.
Do nằm trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ nước biển Đông cao.
Câu 2:
Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:
Chọn: C.
Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía đông Việt Nam và tây Phi - líp - pin.
Câu 3:
Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là:
Chọn: B.
Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là thềm lục địa.
Câu 4:
Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là:
Chọn: D.
Bão là một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư không chỉ về của cải mà còn cả người cho các vùng ven biển ở nước ta.
Câu 5:
Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu ?
Chọn: B.
Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.
Câu 6:
Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển?
Chọn: A.
Hệ sinh thái Rừng ngập mặn là đặc trưng của vùng ven biển.
Câu 7:
Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:
Chọn: A.
Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở vùng Biển Đông là biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông nước ta.
Câu 8:
Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?
Chọn: A.
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
Câu 9:
Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành):
Chọn: C.
Cam Ranh vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.
Câu 10:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không được thể hiện rõ ở:
Chọn: D.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông thể hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu và thành phần các loài sinh vật biển.
Câu 11:
Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở:
Chọn: A.
Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa trung bình năm tương đối cao.
Câu 12:
Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
Chọn: A.
Từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian hoạt động của gió mùa hạ ở nước ta.
Câu 13:
Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
Chọn: B.
Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam từ vịnh ben-gan thổi vào nước ta đã gây mưa ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 14:
Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất là:
Chọn: A.
Điểm cực Bắc là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất còn điểm cực Nam là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh lâu nhất ở nước ta.
Câu 15:
Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:
Chọn: C.
Do mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan nên đất feralit thường bị chua.
Câu 16:
Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là:
Chọn: B.
Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là phía đông của Trường Sơn Bắc.
Câu 17:
Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành các mùa là:
Chọn: A.
Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Câu 18:
Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:
Chọn: D.
Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết lạnh, ẩm.
Câu 19:
Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?
Chọn: C.
Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đón gió) nên mùa đông lạnh nhất cả nước.
Câu 20:
Các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta được hình thành do?
Chọn: B.
Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.
Câu 21:
Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ:
Chọn: D.
Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 22:
Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề
Chọn: C.
Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề làm muối phát triển đặc biệt là các tỉnh Trung Bộ.
Câu 23:
Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:
Chọn: D.
Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ đã qui định cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế ở nước ta.
Câu 24:
Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?
Chọn: B.
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
Câu 25:
Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:
Đáp án: D.
Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất.
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:
Đáp án: D.
Tính nhiệt độ trung bình năm=Tổng nhiệt độ năm/12 tháng
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta = 298,3/12 =
Câu 27:
Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Đơn vị: mm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án: A.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).
Câu 28:
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
Đáp án: C.
Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng (đỉnh lũ tháng 11).
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết Biển Đông không giáp với nước nào khu vực Đông Nam Á:
Đáp án: B.
Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta:
Đáp án: B.
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi núi Tây Bắc:
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?
Đáp án: B.
Xác định kí hiệu bão. Tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ Nam ra Bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
Đáp án: D.
Hướng dẫn trả lời: Đi từ nam ra bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Bờ Y (Kon Tum), Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Tây Trang (Điện Biên).
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Cam Pu Chia:
Đáp án: B.
Các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Cam Pu Chia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là: Trên .
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là 200 – 400mm
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là:
Đáp án: D.
tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là: Kiên Giang.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển:
Đáp án: A.
tỉnh vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển là Quảng Ninh.
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây không thuộc sông Hậu:
Đáp án: A.
cửa sông Cung Hầu thuộc sông Tiền.
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ than đá không phải là:
Đáp án: C.
Hồng Ngọc là mỏ dầu khí thuộc thềm lục địa phía Nam.
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Chảy thuộc hệ thống sông nào:
Đáp án: B.
Sông Chảy thuộc hệ thống sông Hồng.