Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội
-
1297 lượt thi
-
27 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhiệm vụ công nghiệp hóa ở Liên Xô được thực hiện theo đường lối nào?
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ, ….), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đạt nhiều thành tựu về văn hóa – giáo dục, trong đó: thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Trong công cuộc xây dựng CNXH giai đoạn 1925 – 1941, Liên Xô gặp phải những hạn chế gì?
Trong quá trình thực hiện, Liên Xô đã mắc phải một số sai lầm ảnh hưởng sự phát triển của đất nước như không thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện trong tập thế hóa nông nghiệp, chưa chú trong đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân, không tôn trọng đầy đủ quy luật phát triển khách quan về kinh tế…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Những giai cấp, tầng lớp nào còn tồn tại trong xã hội Liên Xô kể từ khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Sau khi thực hiện công cuộc cải cách ở Liên Xô, cùng với sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng trí thức xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Năm 1933 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với lịch sử ngoại giao Liên Xô?
Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Tại sao để xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, kĩ thuật, thiết bị lệ thuộc vào nước ngoài: nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
Việc Mĩ và nhiều nước công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Thành tựu nào sau đây của Liên Xô là lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77.4 % tổng sản phẩm quốc dân. Đây là thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Đâu không phải là ý nghĩa của thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941?
Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941 đã làm thay đổi bộ mặt đất nước Xô Viết, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa; nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân Xô Viết; tạo cơ sở vật chất vững chắc để Liên Xô có thể đánh thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945). Đồng thời làm thất bại chính sách bao vây, cô lập và tiêu diệt Liên Xô của chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Theo anh (chị), nguyên tắc ngoại giao cơ bản của Liên Xô với các nước trên thế giới trong giai đoạn 1921-1941 là gì?
Trong những năm 1921-1941, Liên Xô tồn tại giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản và luôn là kẻ thù hàng đầu cần phải tiêu diệt của các nước đế quốc. Do đó, thời kì này Liên Xô trung thành thực hiện nguyên tắc ngoại giao cùng tồn tại hòa bình để từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập, tiêu diệt của chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) có tác động như thế nào đến chiến thắng của hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945)?
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) đã tạo cơ sở vật chất vững chắc để Liên Xô có thể đánh thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945). Bởi trong chiến tranh nếu không có nguồn nhân lực và vật lực vững chắc thì khó có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô được đề ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là
Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân có toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?
Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Ai là “cha đẻ” của Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?
Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Tại đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xia và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
Nguyên tắc cơ bản nào được Lê – nin xác định trong khi thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
Mặc dù chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về dân số và diện tích giữa các nước cộng hòa, nhưng tư tưởng chủ đạo cơ bản của Lê – nin trong việc thành lập Liên Xô là sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga non trẻ, trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung chiến đấu chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững chính quyền Xô viết. Trong đó, khó khăn về ngoại xâm là khó khăn lớn nhất của nước Nga.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:
Ý nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
Nội dung của chính sách kinh tế mới bao gồm:
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).
- Công nghiệp:
+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân.
+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
- Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
=>Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp không phải là nội dung của Chính sách Kinh tế mới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Trong “Chính sách kinh tế mới”, nhà nước có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh tế đất nước?
Trong Chính sách kinh tế mới, nhà nước giữ vai trò kiểm soát, điều tiết nền kinh tế nhưng vẫn để nó vận hành theo cơ chế thị trường thay vì việc nắm độc quyền về mọi mặt và quản lý theo cơ chế mệnh lệnh như trong chính sách cộng sản thời chiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa Chính sách kinh tế mới đối với Liên Xô và các nước trên thế giới?
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kip thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về moi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Chính sách này đã đưa nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị. Đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
Tại thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Liên Xô là nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
Theo anh (chị), Chính sách kinh tế mới (NEP) mà Liên Xô thực hiện trong những năm 1921-1925 mang bản chất là gì?
Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước ở các vị trị then chốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Vì sao Chính sách kinh tế mới có thể đưa Liên Xô thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế?
Bên cạnh sự tàn phá của chiến tranh, đến đầu năm 1921, Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - chính trị còn là do những hạn chế của chính sách Cộng sản thời chiến đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, điểm mấu chốt mà Chính sách kinh tế mới chú trọng tập trung giải quyết đó là giải phóng và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất với biểu hiện là các chính sách trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu giúp cho Liên Xô nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và phát triển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:
Nội dung nào sau đây thể hiện điểm sáng tạo của Lê - nin khi vận dụng những đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong quá trình khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1921-1925)?
Điểm sáng tạo của Lê-nin khi vận dụng những đặc điểm của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa trong quá trình khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1921-1925) là xây dựng nền kinh tế thị trường (đặc trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với tính linh hoạt, năng động) có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước (đảm bảo tính ổn định, tránh bị khủng hoảng cho nền kinh tế).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Vì sao trong chính sách kinh tế mới, Liên Xô lại chọn nông nghiệp làm điểm xuất phát cho quá trình khôi phục kinh tế trong những năm 1921-1925?
Sở dĩ nước Nga Xô viết quyết định khôi phục kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp do phát triển nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác; cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Chính vì thế, Liên Xô phát triển nông nghiệp xuất phát từ những lợi thế của nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu của thế giới về sản phẩm nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Đáp án cần chọn là: B